Tag

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Nông thôn mới 16/11/2024 15:13
aa
Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống Hàng trăm sản phẩm đặc trưng tại Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 Khai mạc hội chợ sản phẩm làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

Phát huy thế mạnh “đất tram nghề”

Hà Nội là “đất trăm nghề”, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 334 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được UBND thành phố công nhận.

Thành phố Hà Nội cũng có 1.090 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động; 1.695 trang trại; 149 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; hơn 160 mô hình ứng dụng công nghệ cao, hơn 13.000 sản phẩm nông, lâm, thủy sản đã được cấp mã truy xuất nguồn gốc (QRCode).

Đặc biệt, Hà Nội và 43 tỉnh, thành phố trên cả nước đã chủ động, tích cực duy trì và hỗ trợ phát triển 977 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho thành phố Hà Nội.

Lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, chứng nhận 3.021 sản phẩm OCOP; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 16 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.538 sản phẩm 4 sao và 1.461 sản phẩm 3 sao.

Năm 2024, thành phố tiếp tục đánh giá, phân hạng khoảng 500 sản phẩm, nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP phát triển, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề
Hà Nội là “đất trăm nghề”, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 334 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được UBND thành phố công nhận

Để giới thiệu các sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới người tiêu dùng Thủ đô, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Ba Vì, các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức tuần hàng, góp phần kết nối giao thương, giúp người dân tiếp cận với sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn, chất lượng.

Tuần hàng được tổ chức trong thời gian 5 ngày, từ ngày 15 – 19/11 với 50 gian hàng và hơn 500 sản phẩm OCOP là đặc sản vùng miền của thành phố Hà Nội và 9 tỉnh thành trong cả nước: Cần Thơ, Cao Bằng, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Tuyên Quang.

Đây là cơ hội giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực chủ thể OCOP, đặc biệt là người tiêu dùng hiểu biết hơn về sản phẩm để quan tâm sử dụng.

Gắn kết phát triển làng nghề với du lịch văn hóa

Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết: Thành phố Hà Nội có không gian phát triển nông nghiệp rộng lớn, quy mô sản phẩm nông nghiệp đứng đầu cả nước, diện tích lúa hơn 155.000 ha, rau 35.000ha, thủy sản 24.000ha, chăn nuôi 1,5 triệu con lợn, 47 triệu gia cầm.

Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2024 chỉ là một trong rất nhiều sự kiện được thành phố Hà Nội tổ chức trong những năm qua nhằm giới thiệu các sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề
Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2024 là một trong rất nhiều sự kiện được thành phố Hà Nội tổ chức

Để phát triển làng nghề, trong thời gian qua, thành phố đã triển khai nhiều cơ chế và chính sách, trong đó có thí điểm phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch và xây dựng 9 điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề. Đặc biệt, Thành phố tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.

Một hướng đi mới đầy tiềm năng là việc gắn kết phát triển làng nghề với du lịch văn hóa. Việc tổ chức các tour du lịch trải nghiệm làng nghề không chỉ giúp quảng bá sản phẩm mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân địa phương.

Các làng nghề như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, hay tranh Đông Hồ đã và đang thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước nhờ vào những trải nghiệm độc đáo, mang đậm giá trị truyền thống, cùng hơi thở thời đại.

Tựu trung lại, để phát huy vị thế của “đất trăm nghề”, Hà Nội đang tích cực triển khai những chiến lược phát triển tổng thể, với sự đầu tư đúng hướng, nhằm giúp các làng nghề tăng trưởng bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, mang lại lợi ích cao cho người dân.

Cũng theo ông Ngọ Văn Ngôn, hiện tại, thành phố Hà Nội có 100% huyện, xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 188 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 76 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Mới đây, huyện Thanh Trì được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Năm 2024, Hà Nội phấn đấu có thêm ít nhất 3 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.

Đọc thêm

Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn Nông thôn mới

Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Nông thôn mới

Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Sau 4 năm thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025", nhiều chỉ tiêu của chương trình đã hoàn thành và vượt kế hoạch, đưa nông thôn Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, đóng góp vào thành tựu chung của Thủ đô và đất nước.
"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư Nông thôn mới

"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư

TTTĐ - Ở Bình Phước, những ngôi nhà không chỉ là nơi che mưa che nắng mà còn là "bệ phóng" cho những ước mơ. Những mái nhà dột nát, bức tường xiêu vẹo giờ đây đã nhường chỗ cho các căn nhà khang trang, vững chãi. Đó không chỉ là sự thay đổi về vật chất, mà còn là sự "lột xác" về tinh thần, là "liều thuốc" tiếp thêm sức mạnh cho những hộ gia đình còn khó khăn.
Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số Nông thôn mới

Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số

TTTĐ - Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Những nghề thủ công tinh xảo, từ làm gốm, dệt lụa, đan lát, đến sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ... đã gắn bó với đời sống của người dân hàng trăm năm qua. Bằng những sản phẩm độc đáo, các làng nghề Hà Nội đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước.
Nông dân Thủ đô thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường Nông thôn mới

Nông dân Thủ đô thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sáng nay (25/3), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo tổng kết tuyên truyền viên giỏi Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”.
Bình Định: Cấm biển đối với tàu cá "3 không" Nông thôn mới

Bình Định: Cấm biển đối với tàu cá "3 không"

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đưa ra “tối hậu thư” cấm biển đối với những tàu cá “3 không” và tàu cá “lưu vong” nguy cơ vượt biên đánh bắt hải sản trái phép ở các tỉnh miền Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành dự án đập dâng Phú Phong Kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành dự án đập dâng Phú Phong

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định khai thác hiệu quả, bền vững đập và hồ chứa Phú Phong; phát huy tối đa các công năng của công trình, hoàn thành dứt điểm việc thanh quyết toán, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số nông nghiệp và môi trường Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Ngọn lửa thiêng - Niềm tự hào dân tộc được tiếp nối qua các thế hệ, góp sức dựng xây đất nước Nông thôn mới

Ngọn lửa thiêng - Niềm tự hào dân tộc được tiếp nối qua các thế hệ, góp sức dựng xây đất nước

TTTĐ - Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang và thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Thành lập Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp và môi trường Hà Nội Nông thôn mới

Thành lập Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp và môi trường Hà Nội

TTTĐ - Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp và Môi trường Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Xem thêm