Tag

Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghệ thuật 15/03/2025 15:01
aa
TTTĐ - Sáng 15/3, tại Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng gốm cổ Kim Lan (xã Kim Đức), UBND huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và công nhận điểm du lịch Kim Lan.
Công nhận Tết rừng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đình Nhật Tân được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Đây là chuỗi những hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025); hưởng ứng Chương trình du lịch Hà Nội chào năm 2025 và tôn vinh giá trị của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch theo tinh thần chỉ đạo của trung ương và thành phố.

Dự buổi lễ có Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nông Quốc Thành; bà Noshino Noriko, Phó Chủ tịch Quỹ Bảo vệ di sản dưới lòng đất Đông Nam Á (phu nhân của Tiến sĩ Nishimura Masanari - nhà khảo cổ học Nhật Bản, người có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu, khai quật di tích và xây dựng Bảo tàng gốm sứ lịch sử Kim Lan)...

Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, huyện Gia Lâm tham quan các gian trưng bày sản phẩm gốm, sản phẩm OCOP của xã Kim Đức. Ảnh: Ánh Dương

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết, toàn huyện có 5 làng nghề truyền thống và 2 làng nghề Hà Nội. Huyện xác định du lịch văn hóa, làng nghề là một trong những loại hình du lịch trọng điểm của địa phương, đưa Gia Lâm trở thành điểm đến “An toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn”. Năm 2023 và 2024, mỗi năm có khoảng 650.000 lượt khách tới tham quan, trải nghiệm tại Gia Lâm.

Xã Kim Lan nằm ở phía tây nam huyện Gia Lâm, trước đây là một trong 22 xã, thị trấn thuộc huyện Gia Lâm. Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 1286 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, từ ngày 1/1/2025 xã Văn Đức và xã Kim Lan sáp nhập, thành lập xã Kim Đức.

Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Huyện Gia Lâm xác định du lịch văn hóa, làng nghề là một trong những loại hình du lịch trọng điểm của địa phương

Là vùng đất nằm phía đông nam kinh thành Thăng Long xưa, ven bờ sông Hồng, có nhiều đất sét trắng - một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm, nên nghề gốm ở Kim Lan xuất hiện từ rất sớm. Qua khai quật các hiện vật quý tại di chỉ bãi Hàm Rồng vào các năm 2001 và 2003, Viện Sử học, Viện Khảo cổ học, Viện Bảo tàng Lịch sử đã kết luận nghề sản xuất gốm ở Kim Lan có từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 18.

Từ thế kỷ thứ 8, gốm Kim Lan đã được xếp vào hàng những sản vật quý cùng với lụa, gấm, châu, ngọc. Không chỉ có những sản phẩm có giá trị, Kim Lan còn có gốm mộc, gốm thô mộc mạc, giản dị... Đến những năm 1990, Kim Lan có khoảng 750 lò sản xuất gốm sứ, chủ yếu làm bát đĩa...

Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề gốm Kim Lan cho lãnh đạo xã Kim Đức

Hiện tại, làng nghề gốm sứ Kim Lan, xã Kim Đức có hơn 350 lò gốm hoạt động, thu hút hàng nghìn lao động tham gia, mang lại doanh thu khoảng 500 tỷ đồng/năm cho địa phương. Sản phẩm gốm Kim Lan không đơn giản, hài hòa, tạo sự tiện dụng và phong phú, đa dạng, phục vụ nhu cầu trong nước và vươn ra thị trường lớn trên thế giới, như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Xã có 17 nghệ nhân, trong đó có 1 nghệ nhân ưu tú và 7 nghệ nhân Hà Nội; 3 sản phẩm được Tổ chức kỷ lục Guinness Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục Guinness cho sản phẩm gốm sứ thủ công lớn nhất; 3 sản phẩm được Viện Sáng tạo độc bản Việt Nam công nhận sản phẩm độc đáo; 25 sản phẩm đạt OCOP 4 sao.

Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bạch Liên Hương trao Quyết định của UBND thành phố Hà Nội công nhận "Điểm du lịch Kim Lan" cho lãnh đạo xã Kim Đức

Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, sự quan tâm của các cấp từ trung ương, thành phố, huyện Gia Lâm, xã Kim Lan (nay là xã Kim Đức) và sự chung sức của cộng đồng, ngày 23/1/2025, nghề gốm Kim Lan đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phương, huyện Gia Lâm xác định phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, đặc biệt là các di sản văn hóa, làng nghề truyền thống; biến đây thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hoá, hướng tới kinh tế xanh, phát triển du lịch bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Ngày 2/8/2024, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định công nhận “Điểm du lịch Kim Lan”.

Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, huyện Gia Lâm tặng hoa, chúc mừng xã Kim Đức

Đây là niềm vinh dự và tự hào của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân xã Kim Đức nói riêng và huyện Gia Lâm nói chung, đồng thời là tiền đề để xã Kim Đức xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu và trở thành phường trong thời gian tới.

Đến với làng gốm cổ truyền - Điểm du lịch Kim Lan, du khách có dịp tham quan các điểm đến ý nghĩa, như: Bảo tàng gốm sứ Kim Lan, Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Kim Lan gắn với du lịch (mô hình 4 sao); chiêm bái các di tích lịch sử văn hoá đã được UBND thành phố xếp hạng, như: Miếu Bản, đình, chùa Kim Lan; thưởng ngoạn cảnh quan thơ mộng, lãng mạn bên sông Hồng…

Đọc thêm

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính" Nghệ thuật

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính"

TTTĐ - Chương trình "Thời gian ơi, kể chuyện" tập 10 (phát sóng lúc 21h15 Chủ nhật 27/4 trên kênh VTV3) có sự tham gia của khách mời đến từ nhiều lĩnh vực, ở các độ tuổi khác nhau. Những ký ức, câu chuyện về hình ảnh người lính ở các thời kỳ khác nhau được kể lại xoay quanh chủ đề “Trái tim người lính”.
Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn" Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa diễn ra lễ kỷ niệm, chương trình nghệ thuật chủ đề "50 năm vang khúc khải hoàn" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 - 27/4/2025).
TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm

TTTĐ - 50 công trình, tác phẩm, sự kiện, hoạt động được giới thiệu trong hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhằm tôn vinh những dấu ấn nổi bật của TP Hồ Chí Minh trong hành trình phát triển suốt nửa thế kỷ qua.
Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc Nghệ thuật

Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật mang tên "Bài ca thống nhất" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Quân chủng Hải quân (7/5/1955 - 7/5/2025) vừa khai mạc tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích Văn hóa

Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích

TTTĐ - Ngày 25/4, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo” nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập Trung tâm (1988 - 2025).
Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển Nghệ thuật

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

TTTĐ - "Bằng tác phẩm và thông qua tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người ươm trồng hạt giống về cái đẹp, lòng nhân ái và sự tử tế; gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa của truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Nghệ thuật

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước giới thiệu 50 bức tranh, tượng của nhiều thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ gạo cội có nhiều cống hiến cho sự phát triển mỹ thuật Việt Nam và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật

TTTĐ - Qua thời gian bình chọn, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận hơn 55.000 lượt bình chọn từ công chúng, thể hiện sự quan tâm và đồng hành của xã hội đối với hoạt động nghệ thuật.
Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam Nghệ thuật

Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam

TTTĐ - Buổi diễn đọc nhạc kịch "Giấc mơ của em" là kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru dàn dựng kéo dài trong hai năm 2025 - 2026. Hoạt động được thực hiện bài bản theo quy chuẩn nhạc kịch chuyên nghiệp qua các khâu chuyển ngữ - chuyển thể kịch bản, sáng tác âm nhạc, tổ chức diễn đọc tại Hàn Quốc (do các nghệ sỹ Hàn Quốc trình diễn) và tại Việt Nam (do các nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn). Vở diễn chính thức sẽ được hoàn thành tại Nhà hát Tuổi trẻ và ra mắt khán giả trong năm 2026.
Hơn 1.000 ca sĩ, diễn viên mở màn nghệ thuật Lễ kỷ niệm 30/4 Nghệ thuật

Hơn 1.000 ca sĩ, diễn viên mở màn nghệ thuật Lễ kỷ niệm 30/4

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Rạng rỡ non sông Việt Nam” sẽ diễn ra vào sáng 30/4, quy tụ hơn 1.000 ca sĩ và diễn viên tham gia.
Xem thêm