Tag

Lễ hội đình Yên Phụ - nét văn hoá truyển thống của người Hà Nội

Người Hà Nội 01/03/2023 20:00
aa
TTTĐ - Diễn ra trong 3 ngày, từ 27/2 (tức ngày 8/2 âm lịch) đến ngày 1/3 (tức ngày 10/2 âm lịch), Lễ hội đình Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham gia.
Ấn tượng lễ hội Ngày hóa của Đức Thánh Linh Lang Đại Vương tại đền Voi Phục Ấn tượng lễ hội Ngày hóa của Đức Thánh Linh Lang Đại Vương tại đền Voi Phục
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng “tái xuất” sau 3 năm Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng “tái xuất” sau 3 năm

Đây là lễ hội truyền thống tưởng nhớ công lao dẹp giặc Nguyên Mông xâm lược của Uy Đô Linh Lang Đại vương. Lễ hội truyền thống đình Yên Phụ và những nơi thờ ngài đều diễn ra vào ngày 10/2 âm lịch hàng năm. Đình Yên Phụ đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 1986.

Các vị đại biểu quận Tây Hồ, lãnh đạo phường Yên Phụ tham dự lễ hội
Các vị đại biểu quận Tây Hồ, lãnh đạo phường Yên Phụ tham dự lễ hội

Lễ hội đình Yên Phụ đã ghi dấu bao niềm vui, cảm xúc và là dịp để Nhân dân trong toàn phường Yên Phụ thắt chặt tình đoàn kết, mở rộng tấm lòng nhân ái, bao dung, làm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp; Là dịp để thế hệ trẻ tự hào về truyền thống của cha ông, phấn đấu rèn đức, luyện tài xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

Lễ hội đình Yên Phụ năm nay đã diễn ra với nhiều hoạt động: Dâng hương lễ Thánh; Lễ tế Mộc Dục; cuộc thi “Tiếng hót chim vành khuyên”; Lễ cầu an tại Nhà bia liệt sỹ; Liên hoàn văn nghệ chào mừng lễ hội.

Người dân địa phương tham gia liên hpan văn nghệ
Người dân địa phương tham gia liên hpan văn nghệ

Hội đình còn diễn ra với các hoạt động như: Vinh danh giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong năm học 2022- 2023; Chương trình nghệ thuật dân ca: Hát chèo, dân ca quan họ, ca trù, chầu văn.

Ngày chính hội (10/2 âm lịch) khai mạc Lễ hội truyền thống Đình Yên Phụ, với nhiều hoạt động đặc sắc: Lễ rước kiệu ra chùa Trấn Quốc, rước nước về đình; Lễ tế Thành Hoàng tại nội đình… Với ước vọng cầu cho “quốc thái, dân an”, lễ hội đình Yên Phụ đã trở thành nét văn hóa truyền thống đẹp của người Hà Nội.

Lễ rước kiệu
Lễ rước kiệu

Đình Yên Phụ là một danh lam thắng tích nổi tiếng, được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ, độc đáo của Hà Nội với lối nhà dọc. Cổng đình được xây theo kiểu tứ trụ. Qua cổng là sân đình khá rộng, hai bên hai dãy nhà dải vũ, tiếp đến là đại đình được xây theo kiểu chữ đinh. Đình có năm gian đại đình và năm gian hậu cung.

Lễ rước nước
Lễ rước nước

Không chỉ là di tích lịch sử văn hoá lâu đời, nơi đây còn là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ người dân. Đình Yên Phụ không chỉ là một di tích quý giá của địa phương mà còn của Thủ đô và đất nước, niềm tự hào của dân tộc về truyền thống yêu nước của Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm