Luật Thanh niên 2020 - đòn bẩy cho người trẻ góp phần xây dựng đất nước hùng cường
Khơi dậy sức trẻ từ Luật Thanh niên 2020 Hà Nội tăng cường phổ biến, tuyên truyền, triển khai Luật Thanh niên Góp ý dự thảo kiện toàn chức năng, nhiệm vụ UBQG về thanh niên Việt Nam |
Anh Tạ Duy Cường, Bí thư Đoàn phường Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội):
Tạo động lực cho người trẻ cống hiến nhiều hơn
Từ ngày 1/1/2021, Luật Thanh niên 2020 (Luật Thanh niên sửa đổi) chính thức có hiệu lực thi hành với 7 chương, 41 điều nhằm đáp ứng tình hình mới, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Anh Tạ Duy Cường, Bí thư Đoàn phường Đồng Mai |
Tôi rất tự hào khi Luật Thanh niên sửa đổi dành một điều riêng quy định Tháng Thanh niên. Theo đó, tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên. Việc Luật hóa Tháng Thanh niên sẽ tạo động lực cho người trẻ cống hiến nhiều hơn nữa cho xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Đặc biệt, trong luật quy định rõ: “Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, nguồn lực để hỗ trợ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp tổ chức hoạt động Tháng Thanh niên. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ cho thanh niên tham gia hoạt động Tháng Thanh niên”.
Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để tổ chức Đoàn các cấp thực hiện hiệu quả Tháng Thanh niên, góp sức trẻ xây dựng quê hương, đất nước.
Anh Triệu Sinh Viễn (dân tộc Dao), Bí thư Đoàn xã Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội):
Thanh niên dân tộc thiểu số có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển
Bản thân là người dân tộc thiểu số, tôi đánh giá cao khi Luật Thanh niên 2020 đã dành Điều 25 để xây dựng chính sách về thanh niên dân tộc thiểu số.
Anh Triệu Sinh Viễn, Bí thư Đoàn xã Ba Vì |
Điều 25 của Luật quy định rõ: “Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số gồm: Ưu tiên cho thanh niên là người dân tộc thiểu số về học tập, lao động, việc làm, khởi nghiệp, chăm sóc sức khỏe, thể dục, thể thao; Hỗ trợ thanh niên là người dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu.
Ưu tiên lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng và đưa vào quy hoạch để tạo nguồn lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức là thanh niên người dân tộc thiểu số trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức ưu tiên tuyển dụng thanh niên là người dân tộc thiểu số”.
Với những quy định cụ thể, chi tiết như vậy thanh niên dân tộc thiểu số sẽ thực sự yên tâm trong lao động sản xuất, khởi nghiệp đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng người dân tộc cũng như đất nước Việt Nam.
Bạn Nguyễn Phương Hoa, sinh viên tình nguyện trường Đại học Kinh tế Quốc dân:
Dấn thân, sáng tạo trong hoạt động tình nguyện
Thanh niên tình nguyện Thủ đô mang những suất ăn nghĩa tình đến người người dân có hoàn cảnh khó khăn |
Tôi thực sự rất vui và tự hào khi Điều 23, Luật Thanh niên 2020 có quy định chi tiết về thanh niên tình nguyện. Những năm qua, với tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, biết bao thế hệ sinh viên, thanh niên đã không ngần ngại đến vùng sâu, vùng xa, địa phương còn khó khăn để cống hiến sức trẻ. Khi có Luật quy định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm, thanh niên, sinh yên sẽ tâm dấn thân, sáng tạo nhiều hơn khi tham hoạt động tình nguyện.
Điều 23 Luật Thanh niên năm 2020 quy định, Nhà nước ban hành chính sách đối với thanh niên tình nguyện như: Tạo lập các kênh thông tin để thanh niên được tiếp cận và tham gia hoạt động tình nguyện; Xây dựng chương trình, dự án đưa thanh niên tình nguyện về làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Với những quy định rõ ràng, mình tin phong trào tình nguyện sẽ phát triển hơn nữa, với nhiều hoạt động thiết thực đóng góp cho cộng đồng, hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn, góp phần xây dựng đất nước hùng cường.