Tag

Mất cân bằng giới tính và những hệ lụy

Nhìn ra thế giới 29/09/2019 14:17
aa
TTTĐ - Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia đang đối mặt với những vấn đề về mất cân bằng giới tính nghiêm trọng. Tại hai quốc gia đông dân nhất thế giới này, sự chênh lệch số lượng nam và nữ ước tính tới khoảng 70 triệu người.

Mất cân bằng giới tính và những hệ lụy

Bài liên quan

Đất nước tỷ dân bùng nổ nghề làm mẫu nhí

Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu gia tăng nhanh chóng

Ác mộng phận đời cô dâu bị bán sang Trung Quốc

Trong hơn 1,4 tỷ dân Trung Quốc, nam giới hơn nữ giới 34 triệu người, tương đương với dân số Malaysia. Kể từ năm 1979, khi chính sách một con có hiệu lực, nhiều cặp vợ chồng tại nước này đã phải đứng trước sự lựa chọn giữa con trai hay gái. Đối với một quốc gia bị ảnh hưởng bởi văn hóa phong kiến, nhiều gia đình đã coi con trai là lựa chọn ưu tiên.

Tại Ấn Độ, quốc gia có tư tưởng cổ hủ, luôn quan niệm con trai mới là người nối dõi, thừa 37 triệu nam giới. Tỷ lệ sinh bé gái tiếp tục giảm kể cả khi kinh tế Ấn Độ phát triển. Giới chức nước này cho biết, tình trạng mất cân bằng giới diễn ra khi công nghệ cho phép lựa chọn giới tính cho con trong 30 năm qua.

Sự mất cân bằng giới tính không những khiến nam giới khó lấy vợ hơn mà nó còn làm thay đổi thị trường lao động, tỷ lệ tiết kiệm tăng vọt trong khi đó mức tiêu thụ giảm. Bên cạnh đó, tình trạng này còn làm gia tăng tệ nạn buôn bán người, tội phạm bạo lực và mại dâm. Những hậu quả đó không chỉ giới hạn trong Trung Quốc hay Ấn Độ mà còn lan rộng tới các nước láng giềng.

Theo các nhà nhân khẩu học, các nước sẽ phải mất nhiều thập kỷ để cải thiện tình trạng mất cân bằng giới tính như hiện nay.

Cuộc sống nhàm chán, cô đơn

Anh Li Weibin (30 tuổi) sống tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) chưa bao giờ có bạn gái. Anh sống chung phòng ký túc xá với năm đàn ông khác.

“Tôi muốn tìm bạn gái nhưng không có tiền hay cơ hội để gặp họ. Phụ nữ có tiêu chuẩn rất cao. Họ muốn có nhà, xe và họ không muốn nói chuyện với tôi”, anh Li chia sẻ.

Tại đây, sự chênh lệch giữa đàn ông và phụ nữ tồn tại cả ở ngôi làng trên núi nơi anh sinh ra; trong nhà máy anh làm việc và cả trên công trường xây dựng, nơi anh kiếm được khoản lương khiêm tốn.

Theo thống kê, tại Đông Quản, tỷ lệ giới là 118 nam/100 nữ. Do vậy, anh Li cho biết gần như đã từ bỏ hy vọng kiếm bạn gái. Anh dành thời gian rảnh chơi điện tử hoặc cùng đồng nghiệp đi hát karaoke và massage.

Nhiều thanh niên Trung Quốc cho biết giá trị tài sản là cách duy nhất để thu hút và giữ chân một cô gái. Do đó, họ không thể ở lại những ngôi làng với mức sống thấp mà buộc phải tham gia vào lực lượng lao động di dân tới các thành phố lớn.

Anh Wang (24 tuổi) rời vùng nông thôn phía Tây Trung Quốc 10 năm trước. Anh tới Đông Quản, công xưởng của thế giới, làm việc 11 - 12 giờ một ngày và chỉ được nghỉ hai ngày mỗi tháng. Anh đã tiết kiệm đủ để xây nhà ở ngôi làng quê hương nhưng vẫn đang chật vật tìm vợ.

Tình trạng nam giới không tìm được vợ còn ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống trong gia đình. Những bà mẹ đang già đi nhưng vẫn chịu gánh nặng nấu ăn dọn dẹp cho những đứa con chưa vợ.

Bà Om Pati, vợ của một nông dân tại làng Bass, bang Haryana (Ấn Độ) có tới 7 con trai. Tất cả đều sống chung dưới một mái nhà.

Mất cân bằng giới tính gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội. Ảnh: SCMP
Mất cân bằng giới tính gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội. Ảnh: SCMP

Người Ấn Độ có một lời chúc phúc trong tiếng Phạn dành cho các bà mẹ là: “Chúc có 100 đứa con trai”. Thực tế, bà Om Pati cũng có cảm giác làm mẹ của 100 đứa con trai. Hàng ngày, bà làm việc từ bình minh tới tối muộn. Bà nhào bột mỗi ngày, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cho chồng và 7 con trai trong độ tuổi từ 22 - 38. Người phụ nữ 60 tuổi luôn tự an ủi bản thân với suy nghĩ một ngày nào đó bà sẽ có con dâu để trò chuyện, chia sẻ công việc nấu nướng cũng như sinh cháu nội.

Tuy nhiên, vào thời điểm con trai cả Sanjay (hiện đã 38 tuổi, làm công việc đầu bếp) bước vào tuổi kết hôn, bà không thể tìm được mối nào cho con. Phần lớn phụ nữ trong làng đã rời đi để tìm cơ hội tốt hơn, số phụ nữ ít ỏi ở lại đều đã kết hôn.

Tệ nạn quấy rối phụ nữ

Tại bang Haryana, miền Bắc Ấn Độ, tỷ lệ tội phạm nhằm vào phụ nữ tăng 127% trong thập kỷ qua. Hiện tại, sự mất cân bằng giới ngày càng lớn tại nước này khiến tệ nạn quấy rối tình dục trở nên trầm trọng.

Theo nhiều nghiên cứu, khu vực lạc hậu phía Bắc Ấn Độ có 7.000 ngôi làng thừa từ 150 - 200 nam giới. Điều này dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng, đó là nam giới thiếu việc làm, thiếu các thú vui cá nhân dẫn đến các hành vi quấy rối,xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Nữ sinh thường bị bao vây, quấy rồi bởi nhóm nam thanh niên đi đường và gọi họ bằng những từ ngữ khiêu khích. Tình trạng này thường diễn ra tại các khu thương mại, trường học và các trạm xe buýt, nơi những kẻ quấy rối hay tụ tập. Cũng chính vì thiếu phụ nữ mà Ấn Độ nằm trong top những quốc gia có tỷ lệ tảo hôn cao nhất thế giới.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng tư tưởng trọng nam khinh nữ và tỷ lệ giới tính quá chênh lệch đã góp phần làm gia tăng các hành động tội phạm, đặc biệt là tội phạm hiếp dâm ở Ấn Độ.

Theo số liệu thống kê của tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International), cứ khoảng 15 phút lại có một phụ nữ bị cưỡng hiếp tại Ấn Độ (chỉ tính riêng các trường hợp được trình báo). Con số thực sự thậm chí còn lớn gấp hàng chục, hàng trăm lần. Đây cũng chính là điều khiến Ấn Độ mất điểm trong mắt du khách quốc tế, khi lượng du khách nữ tới đất nước này đã sụt giảm mạnh trong vòng 5 năm trở lại đây.

Nhiều người Việt Nam vẫn còn quan niệm chỉ con trai mới gánh vác trọng trách thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường, dẫn tới tỷ lệ sinh trai nhiều hơn gái. Theo Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, tỷ lệ chênh lệch giới tính nam nhiều hơn nữ tiếp tục tăng nhanh. Năm 2018, tỷ lệ giới tính khi sinh là 115,1 bé trai/100 bé gái, tăng 3% so với năm 2017.

Mất cân bằng giới tính sẽ ảnh hưởng xấu tới cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn tới tình trạng dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ có từ 2,3 - 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ. Về lâu dài, tình trạng này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như gia tăng áp lực kết hôn sớm đối với trẻ gái, phải bỏ học để lập gia đình; gia tăng các loại tội phạm mại dâm, buôn bán phụ nữ.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm