“Mẹo” xử lý khi bị dị ứng với một số loại thực phẩm
Cụ thể, khi thức ăn được đưa vào hệ tiêu hóa, chúng được vận chuyển vào máu, kết hợp với một loại kháng thể có sẵn trên bề mặt của tế bào bạch cầu, làm vỡ tế bào bạch cầu và giải phóng các hóa chất trung gian histamin, gây ra phản ứng dị ứng.
Dị ứng thực phẩm dễ xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng (như viêm da, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...).
Nhiều người bị dị ứng với hải sản |
Trong đó, nhiều yếu tố là nguy cơ gây dị ứng thực phẩm như: Protein và phân tử không thay đổi khi vào hệ tuần hoàn; hệ miễn dịch của ruột và tính miễn dịch trên niêm mạc ruột; một số chất gây có khả năng làm tăng tính thấm của niêm mạc ruột như thuốc aspirin, rượu, virus, nấm, ký sinh trùng.
Sau khi ăn phải thực phẩm gây dị ứng, nếu người bị dị ứng làm việc gắng sức có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ.
Trong hơn 160 loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, 8 nhóm thực phẩm chủ yếu sau có thể tỷ lệ dẫn đến dị ứng thực phẩm lên đến 90%: Sữa, hải sản, đậu tương, trứng, đậu phộng, lúa mì, các loại hạt.
PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hồng, Nguyên Phó Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Khác với dị ứng thời tiết, dị ứng hải sản là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với protein có trong một số loại hải sản, đặc biệt là các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, nghêu, sò…
Dị ứng hải sản thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm và có các bệnh lý do cơ địa như viêm da cơ địa, thường xuyên nổi mề đay, hen suyễn, viêm xoang dị ứng…
Mức độ dị ứng ở mỗi người là khác nhau, một số người bị dị ứng hải sản sẽ có phản ứng với tất cả hải sản, nhưng có những người chỉ phản ứng với một số loại nhất định.
Người bị dị ứng hải sản nếu có các triệu chứng nhẹ có thể chữa tại nhà, thường chỉ ngừng loại thức ăn gây dị ứng vài ba ngày là hết; Có thể kích thích gây nôn để loại bỏ phần thức ăn còn sót lại trong dạ dày.
Nếu tiêu chảy với nôn nhiều có thể dùng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chữa nôn. Nếu nôn và tiêu chảy quá nhiều gây mất nước buộc phải vào viện. Những ban đỏ trên da hay các dị ứng nhẹ có thể hết sau vài ngày. Tuy nhiên những mẩn ngứa ban đỏ để lại những nốt phỏng nước cần phải vào viện để chữa.
Còn những phản ứng quá mẫn của lần thứ 2 như những cơn khó thở co rút cơ liên sườn, co rút hõm ức, khó thở kiểu hen tím tái, mạch nhanh, huyết áp tụt… thì phải nhập viện ngay lập tức.
Đôi khi tình trạng sốc quá mẫn quá nặng có thể không vào viện kịp, do đó những ai có dị ứng rồi phải luôn ghi nhớ để tránh xa các loại thực phẩm đó hoặc luôn chuẩn bị sẵn một ít thuốc chữa phản ứng quá mẫn (phải dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ) đề phòng nếu chẳng may ăn phải đồ ăn dị ứng.