Tag

Một kỷ niệm sâu sắc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Phóng sự 25/08/2021 19:20
aa
TTTĐ - Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Hoàng Kiền (nguyên Tư lệnh Binh chủng công binh) kể về một kỷ niệm sâu sắc với vị anh hùng dân tộc. Báo Tuổi trẻ Thủ Đô xin trích đăng tải chia sẻ của Thiếu tướng Hoàng Kiền.
Ra mắt sách điện tử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp Một chiều trong ngôi nhà Đại tướng

Trăn trở của Đại tướng về hiện trạng hang Cốc Bó

"Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những kỷ niệm với Đại tướng lại bừng lên trong lòng tôi. Nhiều lần được gặp Đại tướng nhưng duy nhất một lần được giao nhiệm vụ tôn tạo hang Cốc Bó, một kỷ niệm sâu sắc nhất trong 45 năm đời quân ngũ của tôi.

Bức ảnh tư liệu quý giá chụp Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1962
Bức ảnh tư liệu quý giá chụp Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1962

Vào một buổi sáng tháng 7/2005, tôi đang trong phòng làm việc, Đại tá Nguyễn Huyên, thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi điện thông báo: Anh Văn giao cho đồng chí Tư lệnh Công binh lên kiểm tra lại hang Cốc Bó về báo cáo. Đại tá Nguyễn Huyên gốc là cán bộ công binh, tôi trao đổi với anh cho rõ thêm sự chỉ đạo của Đại tướng để triển khai nhiệm vụ. Tôi cứ băn khoăn mãi, đã hai lần Bộ Quốc Phòng giao nhiệm vụ, hai đồng chí thủ trưởng Bộ Tư lệnh Công binh (BTLCB) lên kiểm tra về báo cáo với cấp trên là hang Cốc Bó không việc gì. Nay được Đại tướng trực tiếp giao nhiệm vụ đặc biệt này, tôi vừa trầm ngâm suy nghĩ vừa nhớ đến Bác Hồ với lòng kính thương sâu sắc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Hang Cốc Bó là di tích lịch sử số 1, di tích lịch sử hàng đầu của nước ta. Không có hang này thì không có Cách mạng tháng Tám, không có Quốc khánh mồng 2 tháng 9, không có nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời.

Người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc vào mùa hè năm 1911 từ một bến cảng phía Nam - Bến Nhà Rồng để rồi đến năm 1941, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh mới trở về sau 30 năm bôn ba, bắt đầu từ địa đầu núi rừng phía Bắc của Tổ Quốc.

Ngày 28/1/1941 (mồng 2 Tết Tân Tỵ), Nguyễn Ái Quốc về nước. Mảnh đất Pắc Bó (Cao Bằng), nơi có địa thế hiểm trở, núi non hùng vĩ, có hang đá Cốc Bó có khả năng bảo vệ, chống được đánh phá của bom đạn, vị trí gần biên giới Việt - Trung thuận lợi cho việc tiến, lui khi có tình huống xảy ra. Khu vực nơi đây, quần chúng Nhân dân đã được giác ngộ kiên cường đấu tranh, trung thành với Ðảng, với cách mạng; Một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng, vào thắng lợi của cách mạng, được Người chọn làm nơi đặt cơ quan chỉ đạo phong trào cách mạng và tiếp tục tạo ra những nhân tố quan trọng, cần thiết để đưa cách mạng đến thành công.

Thiếu tướng Hoàng Kiền báo cáo với Đại tướng về
Thiếu tướng Hoàng Kiền báo cáo với Đại tướng về khôi phục hang Cốc Bó

Tôi trao đổi với Thiếu tướng Mai Ngọc Linh - Chính ủy Binh chủng, sau đó gọi điện cho Đại tá Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Trung Tâm tư vấn khảo sát thiết kế công trình quốc phòng của Binh chủng công binh vào trao đổi, giao nhiệm vụ. Đồng chí Sơn đưa ngay một tổ mang theo máy quay camera lên đo đạc khảo sát quay phim toàn bộ khu vực Pắc Bó và trọng tâm là hang Cốc Bó. Tôi lên sau. Khi khảo sát về, mấy đồng chí trong Bộ Tư lệnh cùng cơ quan xem lại băng hình, chúng tôi cũng không phát hiện ra điều gì lạ trong hang, đều cho là hang vẫn như cũ.

Tôi điện cho Đại tá Nguyễn Huyên để báo cáo với Đại tướng là chúng tôi đã khảo sát xong. Hôm sau chúng tôi nhận được điện lên báo cáo. Đại tướng dành cả buổi sáng để nghe báo cáo, xem trên màn hình toàn cảnh khu vực Pắc Bó và chi tiết trong hang Cốc Bó. Cùng ngồi dự có phu nhân Đại tướng, Đại tá Nguyễn Huyên thư ký của Đại tướng, anh Võ Hồng Nam con trai Đại tướng. Đại tướng chăm chú theo dõi màn hình, rồi nói: Khối đá to ở giữa hang kia là bị đánh sập từ nóc xuống. Đại tướng trầm ngâm suy nghĩ rồi gõ tay xuống mặt bàn nói: "Tại sao họ lại đánh sập cái hang này? Ba lần như vậy!".

Hang Cốc Bó bị quân địch dùng bộc phá đánh sập nóc trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Sau gần ba chục năm, người tham quan sờ vào nhiều làm nhẵn mòn mặt mảng đá, nếu không có camera quay lại để Đại tướng xem chỉ ra thì cũng không ai biết là hang bị sập.

Đại tướng giảng giải cho chúng tôi: Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Bác Hồ sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, qua Trung Quốc trở về Việt Nam. Tôi đón Bác và Pắc Bó là địa điểm dừng chân đầu tiên. Hai bác cháu nằm trong hang Cốc Bó này tâm sự 7 đêm, Bác nằm trên chiếc phản gỗ còn tôi nằm trên cái chiếu dưới đất bên cạnh. Chính hòn đá họ đánh sập đè lên chỗ Bác và tôi nằm.

Bác nói: Chú Văn ạ, người làm cách mạng trước hết là phải dĩ công vi thượng ( có nghĩa là phải đặt lợi ích cách mạng lên trên hết). Đại tướng nhìn chúng tôi rồi chậm rãi nói tiếp: Suốt đời tôi không bao giờ quên lời căn dặn này. Cả đời tôi luôn cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vì nước, vì dân theo lời dặn của Bác....

Đại tướng khẳng định: Hang Cốc Bó là di tích lịch sử số 1, di tích lịch sử hàng đầu của nước ta. Không có cái hang này thì không có Cách mạng tháng Tám, không có Quốc khánh mồng 2 tháng 9, không có nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Cần phải khôi phục lại nguyên trạng hang này. Tôi đã có ý kiến nhiều lần với Thủ tướng Chính phủ mà chưa ai làm.

Bộ đội công binh rất giỏi, là binh chủng kỹ thuật các đồng chí đã làm rất nhiều công trình quan trọng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, và trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu đất nước, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, các đồng chí đã xây dựng hệ thống công trình bảo đảm an toàn tuyệt đối cho Bác Hồ và Trung ương Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Giao cho đồng chí Tư lệnh Công binh thực hiện, cố gắng làm cho nhanh khôi phục lại hang như hiện trạng ban đầu. Về kinh phí tôi sẽ viết thư gửi Thủ tướng Phan Văn Khải giải quyết".

Chiến công của Binh chủng Công binh

"Tôi thưa với Đại tướng: Binh chủng công binh luôn luôn nhớ, quán triệt sâu sắc lời chỉ đạo của Đại tướng khi về thăm binh chủng trong những năm chiến tranh ác liệt nhất. Đại tướng đã nói: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã đưa cả mặt trận xuống lòng đất để đánh Pháp và thắng Pháp, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chúng ta phải đưa cả dân tộc xuống lòng đất để đánh Mỹ và thắng Mỹ. Bộ đội Công binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Đại tướng, được tuyên dương danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và vinh dự này, BTLCB xin chấp hành nghiêm chỉ thị của Đại tướng.

Phu nhân Đại tướng nói: Các chú làm được nhưng kinh phí không phải dễ đâu! Bây giờ kinh tế thị trường rồi, thủ tục phức tạp lắm, không như Ba nghĩ đâu.

Đại tướng không nói gì, giao ngay cho con trai là anh Võ Hồng Nam thảo thư tay, rồi ông ký đề nghị Thủ tướng bố trí kinh phí. Anh Nam đã cầm thư đi gặp các Bộ có liên quan, Văn phòng Chính phủ rồi trực tiếp gặp Thủ tướng Phan Văn Khải xin kinh phí và đã được giải quyết.

Lễ khởi công tôn tạo hang Cốc Bó
Lễ khởi công tôn tạo hang Cốc Bó

Công tác khảo sát thiết kế, BTLCB giao cho Trung tâm tư vấn khảo sát thiết kế Công trình quốc phòng triển khai ngay. Khó nhất là thiết kế trần hang giống như cũ mà không có tư liệu hình ảnh để tham khảo. Đại tá Nguyễn Thanh Sơn cùng Đại úy - Thạc sĩ Nguyễn Thanh Quang lên Pắc Bó tìm được hai người dân đã nấu cơm cho Bác Hồ năm 1941, 1944 để tìm hiểu về trần hang. Anh em phải nghiên cứu, tìm hiểu thu thập qua đồng bào trong khu vực.

May mắn, đã gặp được cụ Hoàng Văn Lục, người trực tiếp nấu cơm tại hang và bà cụ Nông Thị Khìn, kết hợp nấu cơm từ bản mang lên cho Bác Hồ trong thời gian Bác ở đây. Hai cụ vẫn còn nhớ rất kỹ hình dáng của vòm hang khi xưa, anh em tôi ghi chép lại. Từ đó thiết kế theo phương pháp 3D, lắp lại tảng đá ngược lên trần hang hoàn thiện cơ bản kiến trúc. Sau đó tổ chức cuộc hội thảo tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, có các nhà khoa học về kiến trúc, lịch sử, văn hoá dự để tham gia ý kiến.

Bản vẽ kiến trúc hang đã được thông qua, tiếp theo là thiết kế kỹ thuật, thi công. Đại tá kỹ sư Nguyễn Thanh Sơn - Chủ nhiệm Đồ án và Đại úy, Thạc sỹ Nguyễn Thanh Quang, trực tiếp thiết kế. Đại tá, Tiến sỹ Lê Đình Tân - Trưởng phòng Công trình quốc phòng và Đại tá, kỹ sư Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Công ty xây dựng Lũng Lô và một số cán bộ, kỹ sư của binh chủng công binh cùng tham gia lập phương án, thiết kế chi tiết. Tư lệnh binh chủng công binh, Hoàng Kiền trực tiếp chỉ đạo, đi lên hang nhiều lần, làm việc với lãnh đạo các cấp của địa phương và Sở VHTT và DL tỉnh Cao Bằng, để cùng trao đổi thống nhất các vấn đề có liên quan. Do nguồn vốn của Nhà nước nên thủ tục đầu tư cũng kéo dài, mãi tháng 11/2006 mới khởi công được.

BTLCB đã họp bàn thống nhất giao nhiệm vụ cho Lữ đoàn Công binh 229. Tư lệnh Hoàng Kiền và Chính ủy Mai Ngọc Linh cùng lên họp giao nhiệm vụ cho đơn vị. Sau đó, chỉ huy lữ đoàn có công văn đề nghị BTLCB giao cho đơn vị khác do yêu cầu kỹ thuật cao, lữ đoàn không có bộ đội có tay nghề kỹ thuật cao.

BTLCB giao nhiệm vụ cho Công ty xây dựng Lũng Lô, binh chủng công binh đảm nhiệm thi công. Không được đánh bộc phá, phải dùng máy khoan đá ép hơi chẻ nhỏ mảng đá sập, đưa ra ngoài. Dựng khung thép ghép chống lên rồi bơm vữa bê tông bù lại tảng đá đã sập, các trang thiết bị, lực lượng được chuẩn bị chu đáo.

BTLCB do Tư lệnh Hoàng Kiền chủ trì, phối hợp với Sở VHTT - DL tỉnh Cao Bằng do anh Đàm Quang Gióng - Phó Giám đốc Sở, Giám đốc khu di tích Pắc Bó phụ trách làm lễ khởi công vào ngày 12/11/2006. Đông đảo đại biểu các cơ quan của tỉnh, huyện, xã, bản và đồng bào trong khu vực đến dự. Bộ đội công binh đã tích cực lao đông suốt ngày đêm để sớm hoàn thành công trình theo sự chỉ đạo, mong đợi của Đại tướng và cũng là lòng mong đợi, tự hào của các cán bộ chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ và của Binh chủng Công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chúng tôi đều dành một tình cảm đặc biệt thiêng liêng với Bác Hồ, với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Còn lại phần việc phun nhũ đỉnh hang, do tầm quan trọng và ý nghĩa của công trình, nên BTLCB và Sở VHTT- DL tỉnh Cao Bằng thống nhất chọn một Công ty Mỹ thuật hàng đầu của nước ta thực hiện. BTLCB cử cán bộ đi làm việc với một Công ty Mỹ thuật của Trung ương. Cuộc đàm phán kéo dài, họ đòi giá quá cao so với dự toán, sau rất nhiều khâu mới giải quyết được.

Mãi năm 2009, công trình mới được hoàn thành. Trung tướng Huỳnh Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Quốc Hội lên thăm kiểm tra, phê bình BTLCB làm chậm! BTLCB nhận khuyết điểm là lập dự toán phần mỹ thuật thấp quá so với yêu cầu của những nhà mỹ thuật.

Sau khi hoàn thành, Đại tá Nguyễn Thanh Sơn đã lên báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp (lúc Đại tướng gọi lên Tư lệnh Hoàng Kiền đi vắng) và chiếu hình ảnh trong hang sau khôi phục cho Đại tướng xem. Ông rất hài lòng khen bộ đội công binh làm rất giỏi, hang giống như ban đầu. Bôi đội Công binh Việt Nam thật tự hào đã góp phần tôn tạo di tích lịch sử hàng đầu của nước Việt Nam...".

Ngày 25 tháng 8 năm 2021

Thiếu tướng Hoàng Kiền

Nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh

Phó Chủ tịch Hội Trường Sơn Việt Nam

(* Tiêu đề phụ do báo Tuổi trẻ Thủ đô đặt)

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm