Tag

Mỹ phụ thuộc dược phẩm vào thị trường nước ngoài

Quốc tế 19/05/2020 14:44
aa
TTTĐ - Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã phơi bày sự phụ thuộc của Mỹ vào Ấn Độ đối với chuỗi cung ứng thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, Ấn Độ nhập 68% nguyên liệu thô, được gọi là hoạt chất dược phẩm (API) từ Trung Quốc.

Mỹ phụ thuộc dược phẩm vào thị trường nước ngoài

Covid-19 làm bộc lộ lỗ hổng trong ngành dược phẩm của Mỹ (Ảnh: CNBC)

Bài liên quan

Vụ bê bối dược phẩm lớn nhất lịch sử Pháp

Uống nhầm thuốc, 17 em bé ở Tây Ban Nha bị mắc hội chứng người sói

Một người đàn ông tử vong vì tự ý dùng chloroquine phosphate phòng dịch Covid-19

Mỹ: Xuất hiện các trạm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 giả

Cô Sarah Thebarge (41 tuổi) là trợ lý bác sĩ, sống ở San Francisco (Mỹ), phải uống thuốc mỗi ngày để điều trị bệnh lupus của mình. Đây là một bệnh mãn tính gây ra chứng đau khớp, mệt mỏi và đôi khi có thể ngất xỉu. Thuốc mà cô đang dùng là hydrocycholoroquine (HCQ).

Tuy nhiên từ hồi tháng 3, thuốc HCQ vốn cũng được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét, đột nhiên trở nên khan hiếm hơn sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng nó có thể trị cả Covid-19.

Khi mọi người bắt đầu tích trữ thuốc, Ấn Độ, nơi tạo ra 70% nguồn cung HCQ của thế giới đã nhanh chóng tạm dừng xuất khẩu để đảm bảo nhu cầu trong nước.

Một quầy bán thuốc tại Mỹ (Ảnh: NYT)
Một quầy bán thuốc tại Mỹ (Ảnh: NYT)

Mặc dù cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chưa phê chuẩn HCQ là một phương pháp điều trị Covid-19 nhưng qua đây đã thấy mức độ phụ thuộc về dược phẩm của Mỹ vào Ấn Độ mà cụ thể là các thuốc generic. Đây là bản sao của những thuốc có thương hiệu, có tác dụng tương tự nhưng có giá rẻ hơn rất nhiều so với biệt dược gốc.

Theo một nghiên cứu tháng 4/2020 của Liên minh Công nghiệp Ấn Độ (CII) và Công ty Kiểm toán KPMG, tại Mỹ có đến 90% đơn thuốc được kê là generic. Trong đó cứ 3 viên lại có một viên được sản xuất tại Ấn Độ.

Trong khi Mỹ dường như giữ vững quan điểm với đồng minh Ấn Độ trong việc nhập khẩu thuốc, thì có một vấn đề lớn đã nảy sinh trong chuỗi cung ứng. Ấn Độ nhập 68% nguyên liệu thô - được gọi là hoạt chất dược phẩm (API) từ Trung Quốc. Do đó, bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng đó có thể tạo ra một vấn đề lớn, đặc biệt là trong đại dịch.

Khi các nhà khoa học và các công ty dược phẩm đua nhau tìm ra một loại thuốc điều trị và vắc-xin hiệu quả ngừa Covid-19 thì có những lo ngại rằng các lỗ hổng hiện tại trong chuỗi cung ứng có thể khiến Mỹ và các quốc gia khác bị thiếu thuốc, ngay khi họ cần nhất.

Sự trỗi dậy của dược phẩm Ấn Độ

Sự trỗi dậy của Ấn Độ với tư cách là nhà sản xuất dược phẩm giá rẻ toàn cầu bắt đầu khi chính quyền của cựu Thủ tướng Indira Gandhi thông qua Đạo luật Bằng sáng chế năm 1970. Đạo luật này chỉ cấp quyền bảo vệ pháp lý cho các quy trình sản xuất thuốc chứ không phải thành phần của thuốc.

Karan Singh, Giám đốc điều hành công ty dược phẩm Ấn Độ - ACG Worldwide - cho biết, Chính phủ nước này nhận ra rằng dân số khổng lồ của họ sẽ không bao giờ có thể mua được các loại thuốc nhập khẩu có bằng sáng chế. Do đó, họ cần phải tìm ra giải pháp.

Các công ty Ấn Độ đã xuất sắc trong việc cho ra đời các phiên bản sao chép của những hãng dược phẩm lớn với hiệu quả tương đương. Tuy nhiên, không riêng Ấn Độ mới quan tâm đến thuốc giá rẻ. Vào giữa những năm 1980, nhiều thay đổi pháp lý đã cho phép thị trường Mỹ đón nhận nguồn cung mới này.

Người dân chen nhau mua thuốc tại một cửa hiệu ở Mumbai sau khi Chính phủ Ấn Độ thông báo lệnh phong tỏa toàn quốc do dịch Covid-19 hôm 24/3 (Ảnh: CNN)
Người dân chen nhau mua thuốc tại một cửa hiệu ở Mumbai sau khi Chính phủ Ấn Độ thông báo lệnh phong tỏa toàn quốc do dịch Covid-19 hôm 24/3 (Ảnh: CNN)

Đương nhiên, các tập đoàn dược phẩm lớn đã đầu tư hàng triệu USD để nghiên cứu và phát minh các loại thuốc mới không đồng tình với điều đó. Năm 1995, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ban hành một văn bản để bảo hộ pháp lý thuốc chữa bệnh trong 20 năm và các doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của WTO trong 10 năm.

Tuy nhiên, khi đại dịch HIV/AIDS bùng phát, mọi người thấy rõ các nước nghèo cần thuốc rẻ để chống dịch. Năm 1999, HIV/AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở vùng phụ cận sa mạc Sahara ở Châu Phi vì phần lớn người dân không có khả năng mua thuốc chống HIV.

WTO buộc phải quy định các nước thành viên có thể cấp giấy phép cho một số hãng dược để họ sản xuất phiên bản thuốc gốc của những thuốc được bảo hộ nhằm bảo vệ sức khỏe người dân.

Năm 2001, một công ty dược phẩm Ấn Độ đã chế tạo một số loại thuốc kháng HIV có giá 1 USD, giảm hơn 96% giá thành so với các loại thuốc có thương hiệu. Bây giờ công ty đó đang nghiên cứu thuốc chống Covid-19 từ Remdesivir, Favipiravir và Baloxavir. Tuy nhiên, thách thức từ quyền sở hữu trí tuệ chỉ là một nửa câu chuyện.

Thiếu nguồn cung nguyên liệu

Khi số các ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc tăng vọt hồi tháng 1, Chính phủ nước này áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc. Các nhà máy sản xuất thành phần dược phẩm buộc phải đóng cửa. Điều này khiến các công ty dược phẩm Ấn Độ chật vật để có được nguồn nguyên liệu thô.

Vinay Pinto, Giám đốc điều hành Wallace Pharma, một trong những nhà sản xuất HCQ lớn nhất tại Ấn Độ cho biết: “Khi Trung Quốc thực hiện phong tỏa, chúng tôi đã tuyệt vọng. Chúng tôi lập tức phải lao vào tranh giành với các nhóm mua hàng khác để đảm bảo nhà máy có đủ nguyên liệu thô. Mặt khác chúng tôi cũng nỗ lực tìm nguồn hàng từ các doanh nghiệp địa phương, mặc dù số lượng ít và giá thành đắt”.

Một số công ty khác thậm chí còn thuê các máy bay tư nhân để vận chuyển nguyên liệu thô từ Trung Quốc về nước.

Đến giữa tháng 3, Trung Quốc nới lỏng phong tỏa nhưng việc đóng cửa biên giới toàn cầu do đại dịch đã gây ra nhiều vấn đề về hậu cần với các lô hàng xuất khẩu.

Khi các hạn chế nhập khẩu được dỡ bỏ vào đầu những năm 1990, các nhà sản xuất thuốc generic tại Ấn Độ bắt đầu nhận nguyên liệu từ Trung Quốc, nơi một số API có thể có giá thấp hơn tới 30%.

Theo báo cáo của CII-KPMG, nguyên liệu thô Trung Quốc có thể giúp giảm 30% chi phí sản xuất thuốc. Hiện Trung Quốc có hơn 7.000 nhà sản xuất API trong khi Ấn Độ chỉ có khoảng 1.500 nhà máy.

Đây không phải là lần đầu tiên lĩnh vực dược phẩm Ấn Độ lao đao vì nguồn cung từ Trung Quốc. Trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008, Trung Quốc đóng cửa phần lớn các nhà máy sản xuất thành phần dược phẩm trong 3 tuần để giảm thiểu mức độ ô nhiễm, khiến giá thành thuốc đội lên cao.

Mỹ cũng nhận ra cần trở nên tự chủ hơn. Peter Navarro, cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump phát biểu trong cuộc họp báo tháng trước: “Chúng ta không bao giờ nên phụ thuộc vào các nước khác liên quan đến lĩnh vực dược phẩm”. Ông cho rằng sau đại dịch, Chính phủ Mỹ sẽ chỉ khai thác các loại thuốc thiết yếu, vật tư y tế và thiết bị do công ty Mỹ sản xuất.

Theo FDA Mỹ, tính đến tháng 8/2019, chỉ 28% cơ sở sản xuất hóa chất dược có trụ sở tại Mỹ. Phần còn lại là ở Liên minh Châu Âu (26%), Ấn Độ (18%), Trung Quốc (13%) và các nơi khác (15%).

Đọc thêm

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Phát huy tinh thần cộng đồng doanh nhân Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản Thế giới 24h

Phát huy tinh thần cộng đồng doanh nhân Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản

TTTĐ - Ngày 17/5, trong khuôn khổ sự kiện “Ngày TP Hồ Chí Minh tại Osaka, Nhật Bản”, UBND TP Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức chương trình “Gặp gỡ, giao lưu với cộng đồng doanh nhân Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Osaka, Nhật Bản”.
Nhà báo Thụy Sĩ ấn tượng với vị thế nổi bật của Việt Nam Thế giới 24h

Nhà báo Thụy Sĩ ấn tượng với vị thế nổi bật của Việt Nam

TTTĐ - Nhà báo Thụy Sĩ Alain Jourdan cho rằng Việt Nam đang trên đà trở thành một quốc gia then chốt ở trung tâm của khu vực mà thế giới đang hướng tới.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Việt Nam, Cuba hợp tác chặt chẽ trong các tiến trình quan trọng của LHQ Thế giới 24h

Việt Nam, Cuba hợp tác chặt chẽ trong các tiến trình quan trọng của LHQ

TTTĐ - Ngày 9/4, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Cuba tại Liên hợp quốc (LHQ) mới được bổ nhiệm, ông Ernesto Soberon Guzman, đã tới chào xã giao Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Tình đoàn kết Cuba - Việt Nam là biểu tượng của thời đại Thế giới 24h

Tình đoàn kết Cuba - Việt Nam là biểu tượng của thời đại

“Mối quan hệ thân thiết gắn kết Cuba và Việt Nam, tình anh em lịch sử không gì có thể phá vỡ do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng tư lệnh Fidel Castro hun đúc và được các thế hệ lãnh đạo và Nhân dân hai nước xây dựng là mối quan hệ mẫu mực, biểu tượng của thời đại, của tình đoàn kết”. Đây là khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández tại buổi tiếp Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long đến chào xã giao nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Xem thêm