Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vị trí, vai trò chiến lược của biển, đảo
![]() |
Dự hội nghị có gần 200 cán bộ thông tin cơ sở thuộc Sở Thông tin & Truyền thông, phòng văn hóa - thông tin cấp huyện, đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện và cán bộ phụ trách đài truyền thanh cấp xã của tỉnh Quảng Ninh.
![]() |
Bà Lê Hương Giang, Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông, phát hiểu tại Hội nghị
Phát biểu khai mạc tại hội nghị tập huấn, bà Lê Hương Giang, Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: “Việt Nam là một Quốc gia biển, với tỉ lệ một phần đất hơn 3 phần biển, bờ biển dài trên 3260km, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia có biển, các quốc đảo và vùng lãnh thổ trên thế giới có biển. Trong 63 tỉnh thành phố của cả nước thì có 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số nước ta sinh sống tại các tỉnh, thành phố có biển. Vùng biển nước ta có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vì thế, vươn ra biển, làm giàu từ biển là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa quản lý, làm chủ, vươn ra biển để làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển; tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với an ninh, quốc phòng, giữ vững môi trường hoà bình ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển và để ngư dân an tâm làm ăn, sinh sống trên các vùng biển đảo của Tổ quốc".
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày những nội dung về chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, căn cứ vào các Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về các vùng biển (1977), về Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải (1982); Luật biên giới Quốc gia (2003), Luật Biển Việt Nam (2012) và phù hợp với Công ước Luật Biển 1982 có thể xác định: Biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông (chiếm khoảng 29% diện tích toàn Biển Đông), rộng gấp hơn 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền, bao gồm: các vùng biển trong phạm vi 200 hải lý, thềm lục địa và hai quần đảo ngoài khơi Hoàng Sa và Trường Sa.
![]() |
Các đại biểu lắng nghe thông tin từ PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi
Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, anh Nguyễn Đại Hiền (công chức Văn hoá thông tin phường Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) cho biết: "Tham gia chương trình tập huấn về biển đảo mình được tiếp thu thêm kiến thức và hơn nữa cũng là một công dân của đất nước mình thấy tự hào hơn nữa về truyền thống của ông cha. Sau hội nghị này, mình sẽ tập trung tuyên truyền cho người dân về giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương".
Thời gian gần đây, hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về biển, đảo đã được triển khai trên diện rộng trong bối cảnh khu vực Biển Đông diễn biến phức tạp, tranh chấp về chủ quyền biển, đảo và tài nguyên biển có chiều hướng gia tăng, gây hậu quả khó lường và có tính lâu dài. Công tác tuyên truyền biển, đảo đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò chiến lược của biển, đảo trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về tài nguyên môi trường và vấn đề chủ quyền biển, đảo thời gian qua vẫn bộc lộ hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Đặc biệt, vẫn còn nhiều cấp, ngành, người dân chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc và chú trọng đúng mức đến công tác giáo dục về phát triển bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo gắn với nâng cao nhận thức về rủi ro thiên tai và vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trong Biển Đông. Hình thức tuyên truyền còn nghèo nàn, chưa phù hợp với từng đối tượng và trong từng giai đoạn cụ thể, đặc biệt, đối với cấp cơ sở.
Được biết, để khắc phục hạn chế trong công tác tuyên truyền ở cấp cơ sở về chủ quyền biển, đảo, Bộ Thông tin & Truyền thông đã giao Cục Thông tin cơ sở biên soạn tài liệu tuyên truyền “Biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc”.
Mục đích tổng thể của tài liệu tập huấn này gồm: Cung cấp thông tin về chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam; Cung cấp thông tin về tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo trong phát triển kinh tế - xã hội, hướng sự quan tâm của xã hội vào công việc xây dựng và phát triển khu vực biển, đảo; Cung cấp thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu, nước biển dâng; các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân ven biển, đảo, và các giải pháp để người dân cùng tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, đảo.
Sau một loạt các hoạt động tuyên truyền biển, đảo tổ chức trong năm 2016, ngày 31/3/2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông đã ban hành Quyết định số 470/QĐ-BTTTT về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về biển, đảo, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa trong năm 2017.
Theo đó, Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức 6 hội nghị tập huấn tuyên truyền về biển, đảo, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ở 6 tỉnh ven biển là Quảng Ninh, Thái Bình, Quảng Bình, Bình Định, Tiền Giang và Bến Tre.
* Đây là bài viết tuyên truyền về biển, đảo, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2017
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - nhìn từ câu chuyện đào tạo của Samsung

Thêm nhiều cơ chế đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

HĐND thành phố thông qua Nghị quyết quy định chi tiết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

HDBank nhận hai giải thưởng lớn từ Asian Banking & Finance

Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn trong quý II/2025

Thị trường tuyển dụng lao động tại TP Hồ Chí Minh phân hóa cao

Lập Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp

Generali Việt Nam xuất sắc giành cú đúp giải thưởng

PGBank ưu đãi lớn về phí chuyển và tỷ giá mua ngoại tệ dành cho khách hàng cá nhân
