Nâng cao văn hóa giao thông, an toàn hơn trong dịp diễn ra SEA Games 31
Tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa công sở |
Việc càng gấp thì văn hóa càng đậm
Những ngày diễn ra SEA Games 31, mọi người đều vội vã. Những công việc dồn nén phải hoàn thành, những dự định phải thực hiện cho xong. Cùng với đó là hàng hóa lưu thông nhiều hơn, người người phải ra đường chạy đôn chạy đáo nhiều hơn. Tâm lý cập rập rất dễ khiến tâm trạng bị kích động, dễ nổi cáu nếu chẳng may va chạm trên đường.
Thực tế cuộc sống cho thấy càng luống cuống vội vã thì mọi việc lại càng rối tung lên. Trong tham gia giao thông cũng như thế. Nhiều khi do sức ép phải hoàn thành công việc nhanh, chúng ta đi vội, phóng vội sẽ dẫn đến ẩu, không quan sát kĩ, đụng phải người nọ, đâm phải người kia.
Rồi cùng với sự lo lắng mất thời gian giải quyết va chạm, ảnh hưởng đến tiến độ công việc nên ta lại cáu mù lên, có khi việc bé xé ra to, thành cãi cọ, mắng mỏ, trút tức giận lên đối phương. Từ “hòn bấc ném đi hòn chì ném lại” rất dễ những tai nạn nhỏ mà thành xô xát, mâu thuẫn, ầm ĩ hết cả lên.
Mỗi người nên nâng cao ý thức, xây dựng văn hóa giao thông để giữ gìn sự an toàn cho mình và mọi người (Ảnh minh họa) |
Để xảy ra những việc này, trước hết ảnh hưởng đến người trong cuộc. Bởi lẽ vốn sức khỏe và tâm lý đã phải căng ra đến mấy trăm phần trăm so với ngày thường, giờ lại chịu thêm những điều không thuận tiện từ việc đi đường, lại càng thêm áp lực, căng thẳng, mỏi mệt và quá tải. Trong khi đó, với lượng người đi lại tăng cao so với ngày thường thì một đám cãi nhau có thể sẽ khiến một đoạn phố, một con ngõ ách tắc, dồn ứ lại khiến những người khác đi lại càng vất vả hơn.
Đó là còn chưa kể, có những người hiếu kì còn tò mò dừng xe lại xem, có khi chẳng giải quyết, chẳng giúp đỡ được gì cho những người trong cuộc mà lại càng làm cho tình hình càng phức tạp thêm.
Vì thế, khi tham gia giao thông đấy là sự thượng tôn pháp luật, hiểu biết về luật giao thông đường bộ, tôn trọng pháp luật và có văn hóa khi tham gia giao thông. Bởi lẽ, có hiểu biết thì chúng ta mới phân biệt được phần đường nào được đi, làn đường nào phải tránh để nhường cho người khác.
Khi đi đúng phần đường, làn đường tức là ta đã không gây cản trở đến những người xung quanh. Còn văn hóa giao thông thì ngoài sự hiểu biết, tôn trọng pháp luật ra, chúng ta còn cần có cả tình người, sự thông cảm, lí trí để phân biệt đúng sai, không “cãi chày cãi cối” cố giành phần thắng về mình.
Điều quan trọng nhất với chúng ta đó là tình người. Khi luôn luôn tôn trọng người khác, nghĩ cho người khác thì chúng ta sẽ phân biệt được đúng - sai, điều gì cần thông cảm, điều gì cần bỏ qua. Bằng cách đó, chúng ta tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình.
Nếu tình người đậm đà, ta sẽ biến mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn trong thời điểm cuối năm quá nhiều lo lắng và áp lực này.
Những lưu ý đi đường trong mùa dịch
Cùng với sự bận rộn, tình hình dịch bệnh tại Hà Nội vẫn tiềm ẩn những nguy cơ. Do đó, các chuyên gia cho rằng, cách tốt nhất để tránh gặp phải những việc không may khi đi đường dịp này, chúng ta cần phải chuẩn bị cho mình một tâm lý khá thoải mái, thảnh thơi trước khi ra đường. Cùng với đó, ta nên sắp xếp công việc một cách hợp lý, tránh tình trạng vội vã, phóng rất nhanh để đến nơi cần đến trong khi đầu óc không tập trung điều khiển tay lái và quan sát, mải nghĩ về việc đang làm giở.
Nếu chẳng may có một vụ va chạm, đôi bên dừng lại mà không giữ được bình tĩnh, thế nào cũng sửng cồ, nhảy xổ vào nhau. Cùng với đó là xắn tay áo, nói văng mạng... Đó là những hình ảnh rất xấu trong mắt mọi người nhất là bạn bè quốc tế tới Hà Nội dịp này.
Vì thế, nếu chẳng may xảy ra va chạm, cách tốt nhất là mỗi người hãy bình tĩnh, cùng phân trần, giải thích xem ai đúng sai trên lí trí, hiểu biết về pháp luật, sự tôn trọng, thông cảm với người khác. Chớ nên cố gắng tìm mọi cách đẩy cái sai sang cho người khác. Như vậy thì càng đẩy cuộc mâu thuẫn lên cao mà thôi.
Bên cạnh đó, mỗi người đi trên đường nếu không chứng kiến, không thể khuyên giải giúp cho cuộc va chạm được giải quyết nhanh chóng thì nên di tản, chớ tò mò dừng lại… xem. Điều này vừa làm tăng nguy cơ tắc đường, lại tạo thành đám đông dễ lây lan dịch bệnh và tạo nên những hình ảnh phản cảm.
Sưởi ấm tình cộng đồng trong mùa dịch |
Ứng xử chốn đông người sao cho hài hòa trong mùa dịch |
Văn hóa tiếp tục “soi đường cho quốc dân đi” |