Nắng nóng lịch sử tại Siberia
Trẻ em chơi đùa tại một hồ nước ở Verkhoyansk, thị trấn Siberia vừa ghi nhận mức nhiệt độ cao kỷ lục (Ảnh: AP)
Nếu như trước đây vào tháng 6, người dân ở Russkoye Ustye, ngôi làng Siberia bên bờ Bắc Băng Dương còn đi xe trượt tuyết thì vào tuần trước nhiệt độ ở đây đã lên tới 31 độ C.
Mặc dù khí hậu đang ấm lên nhanh chóng ở Bắc Cực trong nhiều năm nhưng đợt nắng nóng kinh hoàng như ở phía Bắc Siberia trong vài tuần qua vẫn là hiện tượng gây sốc.
Thị trấn Verkhoyansk thuộc Siberia của nước Nga, vùng đất nằm ở phía Bắc vòng Bắc Cực cũng đã chạm đỉnh 38 độ C ngày 20/6. Đây được cho là mức nhiệt nóng nhất được ghi nhận ở Siberia, cũng là nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở Vòng Bắc Cực.
Verkhoyansk từng được biết đến là nơi lưu đày dưới thời Nga hoàng. Đây là một trong những nơi lạnh nhất trên thế giới, kỷ lục - 32 độ C vào năm 1892.
"Những điều rất kỳ lạ đang xảy ra ở đây", Giáo sư Roman Desyatkin, một nhà khoa học ở thành phố Yakutsk của Siberia, người nghiên cứu tác động của nhiệt độ nóng lên đối với khu vực cho biết: “Mặt đất đóng băng đang tan. Thực vật, động vật và con người ở đây không quen với sức nóng lớn như vậy”.
Một ngày mùa đông ở Verkhoyansk (Ảnh: visityakutia) |
Từ trước khi đợt nắng nóng này xuất hiện, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi cuộc sống ở miền Bắc nước Nga, gây ra những tác động toàn cầu.
Tại Srednekolymsk, một thị trấn khác ở Siberia, Thị trưởng Nikolai Chukrov phải đóng một tấm chăn vào khung gỗ của một trong các cửa sổ để làm thành hai lớp rèm chắn ánh nắng mặt trời.
Theo ông Chukrov, nhiệt độ cao có thể là điều kiện thuận lợi cho trẻ em chơi trên sông hay người dân được hưởng lợi từ một mùa trồng rau dài hơn, Tuy nhiên, dường như nó cũng kéo theo một đàn muỗi lớn hơn. “Có lúc chúng rất đáng sợ”, ông nói.
Nắng nóng cũng khiến cháy rừng ở Srednekolymsk và các ngôi làng khác của Siberia diễn biến phức tạp hơn. Năm ngoái, khí hậu khô và nóng đã khiến các đám cháy rừng ở Siberia bùng phát dữ dội. Đợt cháy rừng tồi tệ nhất gần đây ở Siberia đã lan ra 100.000 km2.
Năm nay còn tồi tệ hơn đến ngày 25/6, khoảng 20.500km2 lãnh thổ Siberia đã cháy so với 17.610km2 vào cùng kỳ năm ngoái.
"Chỉ có mưa mới có thể dập tắt những đám cháy này. Năm nay, chúng tôi chưa có nổi một giọt mưa nào", ông Chukrov nói.
Lãnh nguyên cũng đang bốc cháy bên ngoài làng Russkoye Ustye ở Siberia. Ông Portnyagin, trưởng làng cho biết những ngôi nhà cũ của làng đã sụp đổ trong 3 thập kỷ qua vì sự xói mòn do tầng đất đóng băng vĩnh cửu gây ra.
Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp, những xe trượt tuyết không thể đi lại vào tháng 6. Hoa Tundra thường nở vào cuối tháng 7 thì nay đã nở hoa.
Các ngư dân gặp khó khăn vì phần lớn cá nơi đây đã lặn sâu dưới nước vì tình trạng nước ấm lên.
"Người dân trong làng không quen với cái nóng. Họ bị đau đầu và gặp các vấn đề về da”, trưởng làng Portnyagin chia sẻ.
Bài liên quan
Nga ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì sự cố tràn dầu
2019 là năm nóng thứ hai trong lịch sử
Matxcơva đón Năm mới 2020 trong tiết trời ấm áp lạ thường
Béo phì làm "cuộc chiến" chống biến đổi khí hậu thêm phức tạp
Nhân loại tiếp tục cuộc chiến chống biến đổi khí hậu