Tag

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô 03/01/2018 16:42
aa
TTTĐ- Lấy Sài Gòn-Gia Định làm “Khu trọng điểm” thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng, gồm đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn và phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền là một trong những điểm mới và độc đáo của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam năm 1968 của Đảng ta.

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng về một quyết định táo bạo để giành thắng lợi quyết định, ngày 25/10/1967, Trung ương Cục miền Nam ra "Nghị quyết Quang Trung", tổ chức lại chiến trường, lấy miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn-Gia Định làm khu trọng điểm, thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng, bao gồm đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn và phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Khu trọng điểm gồm Sài Gòn-Gia Định và một phần đất của các tỉnh Đông Nam Bộ tiếp giáp với Sài Gòn như Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Biên Hoà, Tây Ninh, chia thành 6 phân khu, trong đó có 5 phân khu hình thành 5 hướng tấn công và 1 phân khu đảm nhiệm nội đô.

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Trung tướng Hoàng Văn Thái (Phó Bí thư Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân ủy Miền, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam) cùng với lãnh đạo Trung ương Cục và Quân ủy Miền tổ chức chỉ huy các hoạt động chuẩn bị và thực hiện tổng công kích-tổng khởi nghĩa.

Khu trọng điểm tổ chức Đảng ủy tiền phương (gồm Phó Bí thư Trung ương Cục Nguyễn Văn Linh - Bí thư Khu ủy, Phó Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt phụ trách nổi dậy, Phó Tư lệnh Miền Trần Văn Trà phụ trách quân sự), đồng thời tổ chức hai Bộ chỉ huy tiền phương: Bộ chỉ huy tiền phương Bắc (Tiền phương 1 gồm các đồng chí Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh, phụ trách các mũi phía đông, phía bắc và lực lượng chủ lực), Bộ chỉ huy tiền phương Nam (Tiền phương 2 gồm các đồng chí Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, phụ trách các mũi phía tây, phía nam và các lực lượng nội thành).

Khối chủ lực Miền có nhiệm vụ chặn đánh lực lượng quân Mỹ và quân Sài Gòn không cho địch về ứng cứu cho nội thành.

Sách “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975”, tập V (Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968) cho biết: Sư đoàn 9 đánh chiếm Chi khu Thủ Đức, Liên trường võ khoa Thủ Đức, Trung tâm huấn luyện Quang Trung. Sư đoàn 5 (thiếu) đánh chiếm sân bay Biên Hòa, kho Long Bình, Bộ Tư lệnh Quân đoàn III ngụy, Bộ Tư lệnh dã chiến 2 Mỹ.

Sư đoàn 7 (thiếu) diệt một bộ phận Sư đoàn 1 Mỹ và Sư đoàn 5 ngụy ở Bến Cát-Phú Giáo, ngăn chặn không cho Trung đoàn kỵ binh thiết giáp 11 Mỹ về Sài Gòn.

Trung đoàn 88 đứng chân ở Trung An, Bình Mỹ giữ địa bàn phía sau cho Phân khu 1 và Phân khu 5. Trung đoàn 96 pháo ĐKB kiềm chế Lai Khê, Phú Lợi.

Trung đoàn 208 (thiếu) pháo ĐKB cơ động kiềm chế Đồng Dù. Đặc khu Rừng Sác xây dựng Đoàn đặc công cấp trung đoàn (Đoàn 10) làm nhiệm vụ chủ yếu là chặn sông Lòng Tàu, đánh phá quân cảng, kho tàng, diệt đồn bót địch, hỗ trợ cho nhân dân phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng.

Ngoài các lực lượng nói trên, còn có các đội vũ trang của Thành đoàn, Hoa vận, phụ vận, công vận, an ninh, tuyên huấn…

Riêng lực lượng Thành đoàn chia làm ba bộ phận, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự phân khu 6 (bộ phận 1 làm chức năng quân sự như biệt động; bộ phận 2 làm chức năng vũ trang tuyên truyền; bộ phận 3 làm chức năng vận động, tổ chức và hướng dẫn quần chúng nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền).

Lực lượng vũ trang các cánh đều được giao nhiệm vụ chiến đấu, đánh chiếm mục tiêu cấp quận (hành chính, cảnh sát), đồng thời làm trinh sát, vận động binh lính địch làm binh biến, phát động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền, phối hợp với các mũi tiến công quân sự làm chủ Thành phố…

Mạng lưới hậu cần Miền được tổ chức thành 5 đoàn, mỗi đoàn phụ trách một hướng, bám trụ trên từng khu vực, kết hợp với các cơ sở hậu cần của phân khu, đơn vị và hậu cần nhân dân bảo đảm cho các đơn vị đứng chân và hoạt động trong khu vực đó.

Ngoài ra hậu cần Miền còn tổ chức các phân đội hậu cần cơ động (điều trị, đội phẫu thuật, trạm sửa chữa, các tiểu đoàn, đại đội vận tải…) sẵn sàng tăng cường và ứng phó cho các đoàn hậu cần khu vực để bảo đảm tác chiến thắng lợi.

Ở các huyện vùng trung tuyến như Đức Hòa, Trảng Bàng, đều thành lập đội cung cấp lo lương thực thực phẩm phục vụ tổng công kích. Ở mỗi xã có các chuyên ban: Quân lương, cứu thương… đủ sức sơ cứu hoặc nuôi dưỡng hàng trăm thương binh.

Lực lượng dân công được huy động lớn, xã vùng trung tuyến như An Tịnh (Trảng Bàng, Tây Ninh) có 5.000 dân công lên đường. Tỉnh Long An, ngoài lực lượng du kích và các đơn vị địa phương bổ sung lên trên, còn có 5.000 thanh niên tòng quân và được bổ sung ngay cho các phân khu.

Chỉ trong khoảng 3 tháng (từ cuối tháng 10/1967 đến cuối tháng 1/1968), chiến trường khu trọng điểm Sài Gòn-Gia Định được tổ chức đầy đủ thực lực, đan cài vào thế trận chiến tranh nhân dân ngay trong lòng đô thành sào huyệt của Mỹ và chế độ Sài Gòn.

Thành công đó góp phần trực tiếp vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam, trong đó có loạt pháo lệnh mở màn từ Sài Gòn sau Giao thừa Tết Mậu Thân 1968.

Tin liên quan

Đọc thêm

Bà Tôn Ngọc Hạnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nhân sự

Bà Tôn Ngọc Hạnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước

TTTĐ - Chiều 22/11, tại tỉnh Bình Phước, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị công bố, trao quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công, điều động, chỉ định đồng chí Tôn Ngọc Hạnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước.
Tỉnh ủy Bình Dương trao các quyết định nhân sự quan trọng Nhân sự

Tỉnh ủy Bình Dương trao các quyết định nhân sự quan trọng

Ngày 22/11, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức hội nghị trao quyết định bổ nhiệm nhiều cán bộ cấp huyện và sở, ngành. Ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Việt Phương làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ Tin tức

Đồng chí Nguyễn Việt Phương làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở Tin tức

Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở

TTTĐ - Sáng 22/11, Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí Tin tức

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sâu hơn nữa, thậm chí là nên miễn thuế để các cơ quan báo chí vượt qua khó khăn cũng như phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia Tiêu điểm

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp Tin tức

Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp

TTTĐ - Ngày 21/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Xem thêm