Ngân hàng – “cánh tay nối dài” của doanh nghiệp nông nghiệp
Trong những FTAs thế hệ mới, Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA) đã mở ra nhiều cơ hội song cũng tạo không ít thách thức đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, đòi hỏi có sự hỗ trợ trực tiếp của ngân hàng.
Nông nghiệp Công nghệ cao - xu thế tất yếu
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Quốc Doanh, nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được coi là một xu hướng tất yếu và là một trong những giải pháp then chốt trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất NN, hướng tới sự phát triển NN bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Xác định nông nghiệp công nghệ cao là vấn đề cốt yếu của một nền nông nghiệp không chỉ sạch mà còn năng suất cao, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Các chính sách của Chính phủ đã thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn đầu tư, nâng cao trình độ sản xuất, hình thành các tập đoàn nông sản mạnh theo chuỗi, giúp nông sản Việt Nam tăng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, ổn định thị trường trong nước, vươn tầm cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nhiều doanh nghiệp đã được chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Tại các địa phương đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn và nhiều vùng sản xuất hàng hóa nông lâm thủy sản quy mô tập trung, nông dân liên kết sản xuất, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến khép kín, an toàn môi trường, đạt năng suất, chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn VietGap, hình thành các loại hình kinh tế tập thể hợp tác sản xuất, trang trại, gia trại hiệu quả kinh tế cao.
Đến hết tháng 5.2020, cả nước có 1.292 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng số 15.592 hợp tác xã nông nghiệp.
Trên địa bàn cả nước đã triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi với 1.484 chuỗi an toàn thực phẩm. Ngoài ra, Nhà nước cũng đã hỗ trợ thành lập 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo hạt nhân về công nghệ cho một số vùng sinh thái nông nghiệp (tại Phú Yên, Bạc Liêu và Hậu Giang).
Bên cạnh đó, một số địa phương như TP HCM, Bình Dương, Quảng Ninh... đã chủ động thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thu hút đầu tư, hình thành nên hạt nhân về công nghệ chuyển giao công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp cho tỉnh, vùng hình thành các chuỗi liên kết sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản.
Thực thi EVFTA: Ngân hàng – “cánh tay nối dài” của doanh nghiệp nông nghiệp |
EU - Thị trường cao cấp, tiềm năng
Tham gia các FTAs thế hệ mới, EVFTA được coi như “đường cao tốc” để DN NN Việt gia nhập sân chơi quốc tế. Thị trường Châu Âu có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới, chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu. Song thực tế, chúng ta mới chiếm lĩnh được khoảng 2% thị phần tại đây, với dư địa khai thác còn rất lớn như vậy, nếu không có những bước đi nhanh và chính xác, nhiều cơ hội có thể bị bỏ lỡ đáng tiếc. Đặc biệt, với thế mạnh của Việt Nam ở mảng sản phẩm nông thủy sản, tiềm năng được dự báo là rất lớn khi các mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu chiếm tới 8,4% tỉ trọng tổng nhập khẩu của EU. Đánh giá về tiềm năng và trợ lực để bước vào thị trường này, ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Vina T&T, một trong những đơn vị có lô hàng được hưởng ưu đãi thuế đầu tiên sau khi EVFTA chính thức có hiệu lực, nhận định:
Sau khi EVFTA có hiệu lực các mặt hàng xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào EU sẽ được hưởng nhiều lợi thế, đặc biệt là thuế quan sẽ giảm rất đáng kể so với trước. Chính điều này đã tạo động lực cho Vina T&T nói riêng và các DN xuất khẩu rau quả nói chung của Việt Nam tập trung khai thác mạnh hơn thị trường này trong thời gian tới.
“Với việc hiệp định EVFTA mang lại những thuận lợi lớn cho ngành rau quả như đã nói trên thì mục tiêu đề ra của chúng tôi cho thị trường này trong năm tới là tăng khoảng 20% giá trị” – CEO Vina T&T Group Nguyễn Đình Tùng khẳng định.
Giải bài toán nguồn vốn
Cũng theo CEO Vina T&T Group Nguyễn Đình Tùng, trong chuỗi liên kết, ngoài mối liên hệ giữa nông dân - doanh nghiệp, còn một yếu tố rất quan trọng, đó là nguồn vốn. Các hộ nông dân cần vốn để đầu tư, phát triển cho vùng trồng của họ, tuy nhiên để tiếp cận được nguồn vốn không phải là điều dễ dàng. Nhờ việc ngân hàng tham gia vào chuỗi liên kết, nông dân sẽ được tạo điều kiện thuận tiện hơn.
“Chỉ cần phương án kinh doanh của doanh nghiệp tốt, ngân hàng sẽ cho nông dân ở vùng trồng đó vay vốn. Ngân hàng sẽ bám vườn, bằng cách nào đó họ sẽ khiến toàn bộ hàng của nông dân bán cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả tiền cho nông dân và nông dân trả lại cho ngân hàng. Muốn sản lượng được đảm bảo về lâu về dài, giữa nông dân - doanh nghiệp - ngân hàng cần duy trì được mối liên kết. Như vậy, vai trò của ngân hàng trong việc tận dụng các cơ hội của thị trường EU khi thực thi EVFTA là rất quan trọng” - ông Nguyễn Đình Tùng nói.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng đồng hành cùng người nông dân, các doanh nghiệp phát triển, tháo gỡ khó khăn về vốn để người nông dân đầu tư sản xuất nông nghiệp theo mô hình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cải tiến dây chuyền, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp hàng hoá Việt Nam có thể tiến sâu vào thị trường EU, mở rộng thị phần và xuất khẩu bền vững. Riêng với Agribank, trong thời gian qua, Agribank luôn giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển “Tam nông”, với tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong các năm luôn ở mức khoảng 70% tổng dư nợ cho vay của Agribank. Vốn tín dụng Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Nhằm tạo thêm nhiều động lực hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân dễ dàng đi sâu và nhanh hơn trên “tuyến cao tốc” EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU), ngày 20/11/2020, Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức chương trình hội thảo “Hiệp định EVFTA - Vai trò của ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU”. Đảm bảo mối liên kết nông dân - doanh nghiệp - ngân hàng, Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Vụ Tín dụng và các ngành kinh tế (NHNN), Cục Xúc tiến Thương mại, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trong thời gian qua, Agribank luôn giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển “Tam nông”, với tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong các năm qua luôn ở mức khoảng 70% tổng dư nợ cho vay của Agribank, vốn tín dụng Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.) đồng hành cùng chương trình và các chuyên gia nông nghiệp, ngân hàng… nhằm hướng tới việc xây dựng và đề xuất đưa ra các chính sách hiệu quả hơn nữa, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cùng người nông dân tiến nhanh, bền vững vào thị trường Châu Âu. |
Thủ tướng mong muốn Bỉ và Hà Lan hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực thực thi hiệu quả EVFTA TTTĐ - Chiều 16/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi tiếp Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman, Đại sứ ... |
EVFTA và động lực lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam TTTĐ - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) được đánh giá là một hiệp định thương mại toàn diện, chất lượng ... |
Hà Nội triển khai 5 nội dung để EVFTA đạt hiệu quả cao Sáng 6/8, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, từ khi Việt Nam và EU ký kết EVFTA và đặc ... |
Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA TTTĐ - Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa CHXHCN Việt Nam và Liên ... |