Tag

Ngành học “hot” hiện tại có thể thất nghiệp trong tương lai?

Nhịp sống trẻ 07/04/2023 13:58
aa
TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học 2023 chỉ còn khoảng ba tháng nữa sẽ được chính thức diễn ra. Bên cạnh việc ôn luyện kỹ càng cho kỳ thi, nhiều học sinh vẫn đang loay hoay trước lựa chọn trường học, ngành nghề. Có thể thấy, những ngành cực “hot” như truyền thông, marketing, công nghệ thông tin… vẫn thu hút đông đảo thí sinh. Câu hỏi đặt ra là, liệu học những ngành “hot” hiện tại có thất nghiệp trong tương lai?
Khoa Quốc tế - ĐHQGHN xét tuyển học bạ các ngành học “hot” Khoa Quốc tế - ĐHQGHN xét tuyển học bạ các ngành học “hot”

TTTĐ - Xét điểm thi THPT không phải cách duy nhất để các em học sinh vào được trường đại học uy tín và chất ...

Những ngành học "nóng bỏng tay"

Trong khoảng vài năm đổ lại đây, có một số ngành học cực kỳ nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn học sinh, sinh viên như truyền thông, marketing, công nghệ thông tin, bác sĩ, kinh doanh, kỹ sư phần mềm,kinh tế, tài chính ngân hàng, khoa học máy tính, ngoại ngữ, du lịch,…

Trước mong muốn của thí sinh vào được môi trường tốt để học tập và phát triển, dẫn tới các ngành học luôn nhận được lượng đơn đăng ký cực lớn từ phía học sinh THPT, điều này dẫn tới điểm chuẩn của các ngành này tăng dần đều theo từng năm.

Ví dụ, ngành Truyền thông đa phương tiện và Truyền thông đại chúng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm vừa rồi có điểm chuẩn là 27,25/30 và 26,55/30, điều này tương đương, mỗi môn thi phải được trên 9 điểm thì các em mới có thể đỗ ngành này.

Nhiều ngành học thu hút đông đảo thí sinh đăng ký dù điểm đầu vào rất cao
Nhiều ngành học thu hút đông đảo thí sinh đăng ký dù điểm đầu vào rất cao

Ngoài ra, với ngành Công nghệ thông tin (Việt- Nhật) tại trường Đại học Bách Khoa, thí sinh cũng phải đạt được 27,25/30 mới đỗ, hay ngành kỹ thuật ô tô với 26,41/30 điểm.

Cao hơn nữa, có thể kể tới sự cạch tranh khốc liệt với điểm chuẩn cao ngất tại Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngoại giao, với các số điểm dao động từ 27-29,30 điểm. Không chỉ cạnh tranh qua các kỳ thi đầu vào, kỳ thi THPT Quốc Gia, các trường đại học, học viện còn có những suất xét học bạ, bằng tiếng Anh, vì thế, các thi sinh cũng phải “trầy da tróc vảy” mới có thể đạt nguyệt vọng theo học ngành “hot”.

Ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung, Hàn, hay Nhật cũng là một trong những ngành nghề cực thu hút, thời buổi công nghệ phát triển, bởi cơ hội công việc mở rộng đa dạng như dạy học, phiên, biên dịch, du lịch,… Chính những điều này đã khiến những ngành học đã hot ngày càng khó, cạnh tranh cao.

Bên cạnh đó, các ngành khoa học như chính trị học, nông, lâm, ngư nghiệp, lịch sử, triết học,… mặc dù thiếu trầm trọng nguồn nhân lực nhưng vẫn không thu hút các thí sinh đăng ký. Điều này đã gây nên sự mất cân bằng tại chính các trường học cũng như như cầu nhân sự trong các doanh nghiệp.

Chỉ cần giỏi nghề, ngành nào cũng “hot”

Nhiều thí sinh băn khoăn không biết lựa chọn ngành học nào để đăng ký
Nhiều thí sinh băn khoăn không biết lựa chọn ngành học nào để đăng ký

Nguyễn Bảo Linh ở huyện Đông Anh, Hà Nội chia sẻ băn khoăn: “ Em rất muốn tham gia học ngành Y, với số điểm cao khủng khiếp qua các năm, em luôn tự nhủ mình phải phấn đấu, tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, nhiều câu chuyện xung quanh nghề y khiến em cũng lo lắng, khi có rất nhiều y bác sĩ thất nghiệp, lương thấp, rồi phải làm nghề tay trái,…

Nguyễn Quốc Cường (Cầu Giấy, Hà Nội) lại đang được bố mẹ định hướng theo ngành Công nghệ thông tin, trong khi đó nguyện vọng cá nhân của nam sinh lại là các ngành thuộc nhóm kỹ thuật, cơ khí.

“Em được gia đình định hướng theo ngành Công nghệ thông tin vì đây là ngành khá "hot", có mức lương “khủng” và dễ tìm việc, thậm chí nếu thực sự giỏi có thể tự làm các phần mềm riêng để start up. Tuy nhiên em không thực sự hứng thú với công việc này, em thích những công việc liên quan đến cơ khí nhiều hơn. Bên cạnh đó, em cũng lo ngại rằng, nếu không thực sự giỏi, thì ngành Công nghệ thông tin sẽ rất khó khăn vì tính cạnh tranh cao, hay nếu yếu quá, ra còn không có việc làm. Em đang rất băn khoăn không biết nên lựa chọn ngành nào”, Cường cho biết.

Giải đáp những thắc mắc của phụ huynh, học sinh, ông Ngô Minh Tuấn - Người sáng lập Trường CEO Việt Nam Global cho rằng “Hiện nay đang thiếu những dự báo sâu, khiến thí sinh quen nhìn xung quanh thấy ai làm lĩnh vực nào kiếm được nhiều tiền là chọn ngành đó và những ngành học này được coi là ngành "hot". Ví dụ, như ngành sale bất động sản năm ngoái rất "hot" nhưng đến năm nay lại chững lại”.

Theo ông Ngô Minh Tuấn, không có ngành nào được coi là ngành "hot", chỉ cần giỏi nghề và mang lại giá trị tốt cho khách hàng, cho xã hội, khi đó mỗi cá nhân sẽ trở thành “người hot".

Thí sinh cần nghe tư vấn của các trường về ngành học và cơ hội làm việc au khi ra trường (ảnh minh hoạ)
Thí sinh cần nghe tư vấn của các trường về ngành học và cơ hội làm việc sau khi ra trường (ảnh minh hoạ)

Chuyên gia cũng lưu ý rằng, thí sinh khi chọn ngành, chọn nghề cần tập trung vào năng lực sở trường của bản thân, từ đó nghiên cứu tìm ra ngành nghề, lĩnh vực mà mình có thể đáp ứng tốt nhất.

Trước lo ngại một số ngành "hot" có thể giảm nhiệt, thậm chí là biến mất trong tương lai khi công nghệ ngày càng phát triển, ông Ngô Minh Tuấn cho rằng, tư duy con người vốn có các nấc thang. Trong đó, nấc số 1 là kiến tạo, nấc thứ 2 là vận hành, ở bước thứ 2 này, công việc hoàn toàn có thể được thực hiện bởi robot. Với bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, chỉ khoảng 30 năm nữa, những ngành nghề mang tính vận hành sẽ biến mất, chỉ còn lại những công việc yêu cầu sự tư duy, kiến tạo của con người.

Khi chọn ngành nghề, thí sinh có thể tham khảo các bài trắc nghiệm tâm lý để biết rõ hơn về sở trường, sở đoản của bản thân, lắng nghe ý kiến của những sinh viên đã và đang theo học tại trường, nghe tư vấn trực tiếp từ các trường về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm. Ngoài ra, mỗi ngành đào tạo của các trường đại học đều công bố các môn học rất chi tiết với nội dung học cụ thể, dựa theo những nội dung này, thí sinh có thể tự tìm hiểu bản thân mình có phù hợp với ngành đó hay không.

Đọc thêm

Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức Nhịp sống trẻ

Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức

TTTĐ - Nguyễn Thị Hà Trang, sinh viên Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng với GPA gần tuyệt đối và 7 học kỳ liên tiếp đạt học bổng xuất sắc, mà còn là một cán bộ Đoàn, Hội năng nổ, nhiệt huyết. Hành trình của Trang là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng, niềm đam mê khám phá tri thức và tinh thần cống hiến vì cộng đồng.
“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát Nhịp sống trẻ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Với tinh thần “có của góp của, có công góp công”, tuổi trẻ Thủ đô tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử Camera 360 trẻ

Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử

TTTĐ - Khi tiếng trống, tiếng nhạc lắng xuống, làn sóng tự hào vẫn tiếp tục lan tỏa. Nhiều bạn trẻ bịn rịn chia tay Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đồng thời cũng hướng ánh nhìn về Thủ đô Hà Nội, nơi sẽ diễn ra những hoạt động đặc biệt nhân dịp Đại lễ mừng Quốc khánh 2/9 tới.
Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

TTTĐ - Tình yêu Tổ quốc - một khái niệm thiêng liêng, không chỉ gắn liền với những hành động hay những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà với thế hệ trẻ hôm nay, lòng yêu nước được ươm mầm và thể hiện một cách dung dị, chân thành từ những hành động nhỏ bé trong cuộc sống, đặc biệt trong những ngày tháng Tư lịch sử vừa diễn ra.
Chàng trai “tô màu kí ức” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai “tô màu kí ức”

TTTĐ - “Khi thấy người thân liệt sĩ ngắm thật lâu những bức ảnh được phục chế, ôm vào ngực rồi khóc, tôi thấy việc mình làm thật sự ý nghĩa”, anh Lê Văn Phúc, Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 chia sẻ. Đó cũng là động lực để chàng trai người Phú Xuyên (Hà Nội) bền bỉ phục dựng ảnh liệt sĩ miễn phí và trao tặng đến nhiều gia đình suốt hơn 5 năm qua. Nhiều người gọi anh Phúc với cái tên chàng trai “tô màu ký ức”.
Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng Nhịp sống trẻ

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng

TTTĐ - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cục diện của thị trường lao động toàn cầu. Với sự bùng nổ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hóa…, thế hệ trẻ đang là lực lượng xung kích trong tiến trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Song song với những cơ hội vàng là muôn vàn áp lực vô hình, khiến nhiều người trẻ không khỏi trăn trở, lo âu giữa vòng xoáy cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline" Nhịp sống trẻ

Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline"

TTTĐ - Khi nhiều người chọn kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 để thư giãn, du lịch hoặc đơn giản là tạm dừng công việc để nghỉ ngơi thì một bộ phận không nhỏ Gen Z lại chọn cách ở lại "cày" deadline – với tư cách là những freelancer (người làm nghề tự do) đang tận dụng dịp lễ để tăng thu nhập, mở rộng kết nối và phát triển bản thân.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế số bùng nổ và chuyển đổi số trở thành dòng chảy chính của thời đại, khởi nghiệp, lập nghiệp không còn là hành trình đơn thuần của cá nhân. Với thế hệ trẻ, đó là câu chuyện của bản lĩnh, sáng tạo, đặc biệt là sự “giải phóng tư duy” - điều kiện tiên quyết để dấn thân và bứt phá.
Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

TTTĐ - Với công nghệ thực tế ảo (VR) và 3D, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan. Đây là điểm nổi bật của dự án sử dụng công nghệ 3D và VR360 tái hiện các chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một nhóm bạn trẻ Thủ đô thực hiện.
Xem thêm