Tag

Ngành Nông nghiệp vững vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế

Nông thôn mới 01/02/2022 08:09
aa
TTTĐ - Năm 2021, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 song ngành Nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả khả quan. Không chỉ đạt và vượt các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra mà ngành Nông nghiệp còn tiếp tục giữ vững vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, góp phần quan trọng ổn định kinh tế, xã hội trong lúc đất nước gặp khó khăn do dịch bệnh.
Thanh niên Việt được chuyên gia Nhật trao "chìa khóa" phát triển kinh doanh nông nghiệp Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần Hà Nội chủ trương xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao điển hình của cả nước Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã truy xuất nguồn gốc nông sản

Nỗ lực vượt khó để phát triển

Có thể nói rằng, năm 2021 vừa qua là một năm cực kỳ khó khăn đối với mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng. Xác định rõ vai trò của ngành, ngay từ đầu năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh để bảo đảm thích ứng tốt với những diễn biến phức tạp của thời tiết cũng như thị trường trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19 vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Báo cáo tổng kết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tính đến hết tháng 12/2021, sản lượng lúa gạo cả nước vẫn đạt 43,86 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021. Như vậy, riêng lĩnh vực lúa gạo không những đạt mà còn vượt chỉ tiêu đặt ra.

Đối với sản lượng rau, củ, dự kiến năm 2021 đạt 18,6 triệu tấn, tăng 325,5 nghìn tấn so với năm 2020. Lượng thịt các loại đạt 6,69 triệu tấn, tăng 3,25% so với năm 2020; Sữa tươi đạt trên 1,2 triệu tấn, tăng 10,5%; Trứng đạt 17,5 tỷ quả, tăng 5,9%. Đồng thời, các ban, ngành địa phương cũng đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Ngành Nông nghiệp vững vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm vùng chuyên canh vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang)

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng những tháng cuối năm, đàn bò trên cả nước vẫn tăng 1,2%, đàn gia cầm tăng 1,6%, đàn lợn tăng 0,6%. Về thủy sản, cả năm ước đạt 8,6 triệu tấn, xuất khẩu 8,6 tỷ USD.

Về lĩnh vực lâm nghiệp, đến nay, diện tích rừng trồng mới tập trung của nước ta đạt 236,8 nghìn héc ta, tăng 15,6% so cùng kỳ năm trước. Sản lượng gỗ khai thác đạt 16,15 triệu m3, tăng 4,58%. Lâm nghiệp xuất khẩu vượt đích 14,5 tỷ USD...

Công tác xây dựng Nông thôn mới trên cả nước cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kế, diện mạo vùng quê có nhiều khởi sắc; Hạ tầng cơ sở được đầu tư khang trang, hiện đại, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Những số liệu kể trên cho thấy, tái cơ cấu nông nghiệp đang chuyển biến rất tích cực và đi vào chiều sâu, trên tất cả các lĩnh vực, kể cả sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất khẩu.

Chuyển đổi số mang lại những giá trị tích cực

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, việc ứng dụng khoa học công nghệ kết hợp với chuyển đổi số được xem là xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp thông minh. Chuyển đổi số cũng chính là giải pháp tích cực, có thể khắc phục những tồn tại về sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và hình thành chuỗi giá trị, liên kết sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai các chương trình: Nông nghiệp số, Kinh tế nông nghiệp và Nông dân số.

Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, việc chuyển đổi số thành công không chỉ giúp cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, giúp nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận và hiệu quả sản xuất mà còn góp phần quan trọng vào thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.

Ngành Nông nghiệp vững vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế
Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra điểm tiêu thụ nông sản trong chương trình "Kết nối tiêu thụ nông sản - san sẻ yêu thương vượt qua đại dịch COVID-19" tại số 489, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

Thực tiễn cho thấy những thành công của nông nghiệp gần đây cũng có nhiều đóng góp từ việc triển khai hệ thống giải pháp phát triển khoa học công nghệ tận dụng thành tựu của nền công nghiệp 4.0. Chuyển đổi số trong nông nghiệp là một giải pháp tổng thể góp phần nâng cao hiệu quả toàn ngành, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả.

Đánh giá khách quan của ngành Nông nghiệp cho thấy, tiềm năng của chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay là rất lớn vì được sự ủng hộ cao từ các cơ quan, Bộ, ngành cho đến các doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp nông nghiệp. Chuyển đổi số đã mang lại những kết quả tích cực không chỉ trong chất lượng, năng suất mà còn cải thiện đáng kể về cách thức quản lý, phương thức kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng; Hình thành các mạng lưới đổi mới, sáng tạo trong nước và xuyên biên giới; Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, dự báo và xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro về thiên tai, dịch bệnh; Quản lý bền vững các nguồn tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học và rừng; Quản lý nguồn nước xuyên biên giới, tài nguyên biển...

Hướng tới nền nông nghiệp “đa giá trị”

Theo dự báo của các chuyên gia, sau đại dịch sẽ xuất hiện việc gia tăng sự quan tâm dành cho an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng, đây là cơ hội tốt cho một quốc gia có tiềm năng phát triển nông nghiệp như Việt Nam.

Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: Nghị quyết Đại hội XIII xác định tầm nhìn: "Đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có nền công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030 là nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao".

Với tầm nhìn như vậy, chúng ta cần tiếp cận khái niệm an ninh lương thực theo hướng "An ninh lương thực, thực phẩm và cân bằng dinh dưỡng". Đây là vấn đề đã được Bộ Chính trị khẳng định trong Kết luận 81-KL/TƯ, phù hợp với quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và giữ gìn hệ sinh thái bền vững. Trong đó, ngành cần bảo đảm khả năng và quyền tiếp cận của người dân đối với lương thực, thực phẩm an toàn, chất lượng, bảo đảm dinh dưỡng.

Ngành Nông nghiệp vững vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Gợi mở từ "Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050" vừa được Chính phủ ban hành, ngành Nông nghiệp xác định yêu cầu chuyển đổi từ "tư duy sản xuất" sang "tư duy kinh tế", hướng tới những "giá trị xanh" được tạo nên từ "chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh". Song song với mục tiêu duy trì, cải thiện năng suất, sản lượng, nền nông nghiệp cần phát triển tích hợp "đa giá trị".

Để đạt được những mục tiêu đề ra, bên cạnh sự vào cuộc tích cực, chủ động của toàn ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn cần đến sự định hướng, lãnh đạo của Đảng, của Chính phủ, sự đồng hành, ủng hộ của các Bộ, ban ngành, địa phương. Để không chỉ là "trụ đỡ" của nền kinh tế khi đất nước ở vào thời điểm khó khăn, ngành Nông nghiệp quyết hướng đến khát vọng vươn tầm, đủ sức trở thành "thước đo mức độ bền vững của quốc gia".

Đặc biệt, theo dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030 đang được dự thảo và lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, ngành Nông nghiệp sẽ hiện thực hóa các quan điểm chỉ đạo và định hướng của Đại hội XIII của Đảng. Cụ thể, chiến lược nhấn mạnh đến đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp dựa trên động lực "Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số". Chiến lược cũng hướng đến mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng Nông thôn mới. Đặc biệt, chiến lược sẽ xoay quanh ba trụ cột, gồm: Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân thông minh.

Dự báo kinh tế toàn cầu tiếp tục xu hướng tăng trưởng chậm. Các nền kinh tế chủ chốt đối mặt với nhiều khó khăn. Sự bùng phát của dịch COVID-19 diễn biến nghiêm trọng, phức tạp, chưa dự báo được thời điểm kết thúc gây ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thế giới. Do đó, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chú trọng thị trường trong nước và tái cấu trúc lại thị trường xuất khẩu; Trong đó đặc biệt chú trọng năm thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Đồng thời, ngành đẩy mạnh các giải pháp khống chế dịch bệnh trong chăn nuôi và giảm tối thiểu thiệt hại; Ứng phó tốt với thiên tai, hạn mặn; Tái cấu trúc lại nền nông nghiệp, tổ chức lại nền sản xuất bằng nhiều giải pháp khác nhau: Tuyên truyền cho người dân về sản phẩm Việt Nam an toàn...

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Xem thêm