Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp |
Theo thông cáo của Văn phòng Quốc hội, sáng 6/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo; sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo.
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án luật trên.
Trước đó, ngày 5/5, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội và bước vào ngày làm việc đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Trong phiên làm việc buổi sáng, Quốc hội đã nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2025.
Tiếp theo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày báo cáo thẩm tra về báo cáo của Chính phủ.
![]() |
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV |
Sau đó, Quốc hội cũng nghe Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Đồng thời, Quốc hội cũng nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tờ trình về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Cũng trong phiên làm việc buổi sáng 5/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Chiều cùng ngày, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật này.
Sau đó, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cũng đã thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra.
Cũng trong buổi chiều 5/5, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Tại phiên thảo luận có 4 đại biểu Quốc hội phát biểu; trong đó, đa số ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhằm tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Các ý kiến đại biểu cũng tán thành với phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này chỉ tập trung vào một số điều quy định về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó tập trung vào tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, việc phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương; nhất trí hình thức văn bản để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này là Nghị quyết của Quốc hội (tương tự như đã thực hiện tại các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1988, 1989 và 2001).
Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung thảo luận về: mục đích, yêu cầu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; định hướng nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; công tác tổ chức thực hiện; kỹ thuật lập hiến; việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sau đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết và đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

"Ý Đảng hợp với lòng dân" về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
