Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì? |
Theo thông cáo của Tổng Thư ký Quốc hội, sáng 7/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).
![]() |
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV |
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Trước đó, ngày 6/5, trong phiên làm việc buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Phó Thủ tướng Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đồng thời, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Cũng trong sáng 6/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo.
Tại phiên thảo luận có 25 đại biểu Quốc hội phát biểu, 3 ý kiến đại biểu tranh luận; trong đó, đa số ý kiến đại biểu đánh giá cao và thống nhất với nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu tập trung thảo luận về bố cục; giải thích từ ngữ; phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; những việc không được làm; chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo; nguyên tắc quản lý và phát triển nhà giáo; hoạt động nghề nghiệp, đạo đức, vị trí, vai trò, chức danh, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo.
Đặc biệt là chế độ tuyển dụng nhà giáo; tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập; chính sách ưu đãi, thu hút, hỗ trợ, trọng dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bảo vệ nhà giáo; chế độ làm việc, nghỉ hưu, tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo; tiêu chuẩn chức danh và chuẩn nghề nghiệp nhà giáo.
Cùng với đó là vấn đề khen thưởng, tôn vinh, kỷ luật nhà giáo; phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự, giáo sư danh dự đối với nhà giáo; vấn đề dạy thêm, học thêm; những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo; xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của nhà giáo; sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều khoản của một số luật liên quan…
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Tin liên quan
Đọc thêm

Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập?

Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ

Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân

Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn

Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm
