Ngày hội du lịch "Văn hóa Chợ nổi Cái Răng"
![]() |
Đây là hoạt động thường niên của ngành du lịch thành phố và quận Cái Răng, nhằm hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam - ngày 9/7 hàng năm, đồng thời tạo điểm nhấn cho du lịch Cần Thơ. Dự kiến, Ngày hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7 đến 9/7, tại số 17/2 đường Võ Tánh, Nhà kho Nông trường sông Hậu và một số điểm phụ cận trên địa bàn quận Cái Răng và Ninh Kiều.
Ông Lê Minh Sơn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết trong dịp này ngành du lịch sẽ công bố bộ nhận diện thương hiệu du lịch Cần Thơ: logo, slogan và trao giải cho các tác giả.
![]() |
Ngày hội sẽ có 15 hoạt động diễn ra, trong đó có 4 điểm nhấn: lễ khai mạc, diễu hành ghe, tàu du lịch trên sông, tổ chức hoạt động chợ trên sông và giải đua vỏ Composite. So với năm trước, Ngày hội kéo dài hơn một ngày, có thêm nhiều hoạt động mới: hội thi mô hình Chợ nổi Cái Răng, tổ chức hoạt động chợ trên sông, đua thuyền rồng, trình diễn bánh xèo "kỷ lục Guiness" Việt Nam. Ngoài ra, Ngày hội còn nhiều hoạt động bên lề: hội thi tạo hình trái cây, giao lưu đờn ca tài tử, các gian hàng ẩm thực, bánh dân gian Nam Bộ…
Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ - thủ phủ của Tây Đô cũ). Cũng như những chợ nổi khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, chợ được hình thành để đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa khi đường bộ và các phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển.
Người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng... Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn mang lại tiềm năng về kinh tế lẫn du lịch miền Tây sông nước này.
Không chỉ giữ gìn được nét đẹp văn hóa vùng sông nước, ngày nay chợ nổi như một điểm du lịch hấp dẫn mà du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài rất thích khám phá và như trải nghiệm. Cứ năm chiếc xuồng vào chợ thì có đến bốn chiếc chở người ngoại quốc, họ tỏ ra hiếu kì và thích thú từ khung cảnh đến con người miền sông nước, thậm chí đến cả câu rao hàng ngọt như “ mía lùi” của những cô gái Tây Đô.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nghệ nhân Hồ Thị Thanh Hương và chiếc vương miện Hoa hậu độc đáo

Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK"

Thêm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội chùa Tây Phương

Nhà thiết kế Bích Liên tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ qua áo dài truyền thống

Quảng Nam tái hiện lịch sử qua triển lãm tài liệu lưu trữ

Sẵn sàng cho Lễ hội Tiên La 2025

Lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ giá trị của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Nâng cao chất lượng và vị thế của truyền hình Việt Nam trong thời chuyển đổi số

Độc đáo áo dài cẩn vàng của nhà thiết kế Cao Thị Phương Lan
