Tag

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 sẽ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long

Văn học 13/01/2023 10:24
aa
TTTĐ - Sau 3 năm bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19 không thể tổ chức tập trung, vào dịp Tết Nguyên tiêu - rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 sẽ trở lại với nhiều sự kiện, cách làm mới hơn trước và diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long thay vì Văn Miếu - Quốc Tử Giám như trước đây.
Chương trình Tết Việt 2023 “Cung đình ngày xuân” tại Hoàng thành Thăng Long

Không gian mới với "Nhịp điệu mới"

Tên chủ đề Ngày thơ Việt Nam 2023 là "Nhịp điệu mới", với ước vọng, khi đất nước chúng ta đã vượt qua đại dịch thế kỷ, cuộc sống bình thường mới trở lại với nhịp điệu, khí thế và niềm tin mới cùng với sự phục hồi mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, hướng tới một tương lai tràn đầy hy vọng về những điều tốt đẹp.

Dưới sự chủ trì của Hội Nhà văn Việt Nam và đồng tổ chức của Hoàng Thành Thăng Long, toàn bộ hoạt động của Ngày thơ được thiết kế và dàn dựng bởi ê-kíp sáng tạo gồm: Tổng đạo diễn - nhà thơ, đạo diễn Lê Quý Dương; Phụ trách mỹ thuật - họa sĩ Phạm Hà Hải, họa sĩ Lê Đình Nguyên. Sự kiến chính của ngày thơ thay vì diễn ra vào buổi sáng, sẽ tổ chức vào đêm rằm để tăng hiệu quả âm thanh, ánh sáng và tính sân khấu.

Từ trái qua: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều- Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và Nhà thơ Hữu Việt, Đạo diễn Lê Quý Dương
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và nhà thơ Hữu Việt, đạo diễn Lê Quý Dương

Sau 18 năm tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, lần đầu tiên Ngày thơ Việt Nam được diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long - Di tích quốc gia đặc biệt được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa thế giới. Không gian ngày thơ gồm toàn bộ khu vực sân Đoan Môn của Hoàng thành. Người yêu thơ sẽ được chào đón tại cổng thơ - một thiết kế cách điệu của họa sĩ Phạm Hà Hải để bước vào cõi thơ.

Qua cổng thơ, khán giả sẽ dạo bước trên đường thơ để thưởng lãm 100 câu thơ hay của thi ca Việt Nam được viết trên giấy dó tạo hình thành những chiếc quạt - cánh bướm.

Cuối đường thơ, khán giả sẽ đến nhà ký ức, nơi trưng bày các hiện vật đặc biệt của các nhà thơ tên tuổi qua nhiều thời kỳ của văn học Việt Nam do Bảo tàng Văn học Việt Nam cung cấp. Bên cạnh nhà ký ức là quán thơ, nơi các nhà thơ, tao nhân mặc khách nhiều thế hệ sẽ giao lưu với công chúng, đọc thơ và trò chuyện về nền thi ca Việt Nam.

Song song với đường thơ, phía phố Nguyễn Tri Phương, dự kiến sẽ có đường sách, với khoảng 40 ki-ốt dành cho các NXB, công ty văn hóa, phát hành sách; Công chúng tham quan và mua các tác phẩm văn học, các tuyển tập thi ca cổ điển và đương đại.

Tại vị trí trung tâm, trước cửa Đoan Môn là sân khấu diện tích khoảng 350m2, trong đó có 100m2 sàn bằng kính, được gọi là đàn thơ - nơi sẽ diễn ra Đêm thơ Nguyên tiêu. Từ trên tường thành sẽ có hai tấm pano lớn được thả xuống. Trên mỗi tấm pano chép bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt và bài thơ "Nguyên tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên trái sân khấu là hai cây thơ, từ trên cành cao sẽ thả xuống những phong thơ, bên trong có những câu hỏi thú vị, đố vui kiến thức thơ dành cho bạn yêu thơ, người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà thú vị từ Ban Tổ chức.

Quang cảnh buổi họp báo về Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21
Quang cảnh buổi họp báo về Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21

Thời gian tổ chức của Ngày thơ năm nay bao gồm cả ngày rằm tháng Giêng (tức ngày 5/2/2023) thay vì chỉ diễn ra vào buổi sáng ngày rằm như những lần tổ chức trước.

Buổi sáng từ 8 đến 11h30, tại hội trường lớn của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hội Nhà văn Việt Nam sẽ chủ trì tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay”, với sự tham gia các nhà thơ nhiều thế hệ, thảo luận và làm rõ những vấn đề quan trọng của thi ca đương đại do. Song song với tọa đàm trên hệ thống màn hình LED trước cổng Đoan Môn sẽ phần trình chiếu các phim tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà thơ nổi tiếng đã góp phần xây dựng nên nền thi ca Việt Nam.

Buổi trưa từ 11h30 đến 14h sẽ tiếp tục trình chiếu video clip tuyển chọn các ca khúc nổi tiếng được phổ nhạc từ những bài thơ được nhiều người yêu thích trên hệ thống màn hình LED trước cổng Đoan Môn.

Buổi chiều từ 14 đến 17 giờ sẽ diễn các hoạt động đọc thơ, trò chuyện về thơ trong quán thơ; Công chúng tham quan và giao lưu tại nhà ký ức thơ. Song song là hoạt động trình chiếu các phim tư liệu về các hoạt động nổi bật của Hội Nhà văn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển trên hệ thống màn hình LED trước cổng Đoan Môn.

Buổi tối, bắt đầu từ 19 đến 21 giờ là chương trình nghệ thuật chính của ngày thơ, diễn ra tại sân khấu trung tâm trước cổng Đoan Môn. Điểm đặc biệt của năm nay là chỉ có một sân thơ duy nhất (khác với những lần tổ chức trước tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chia ra hai sân thơ) dành cho các nhà thơ mọi thế hệ; Sẽ có 21 bài thơ/tác giả thơ xuất hiện trong chương trình, tương đương với con số Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21.

Công chúng sẽ được gặp lại hình ảnh của các nhà thơ nổi tiếng phong trào Thơ Mới đến thơ kháng chiến chống Pháp như: Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Chính Hữu… qua giọng đọc của các nhà thơ từ kho tư liệu của Bảo tàng Văn học Việt Nam. Tiếp theo là phần đọc, trình diễn, diễn xướng thơ của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ; Thế hệ nhà thơ sau 1975 đến thời kỳ Đổi mới và cuối cùng là của các nhà thơ trẻ. Đan xen với đọc thơ, các nghệ sĩ nổi tiếng sẽ trình diễn những ca khúc được phổ nhạc từ các bài thơ được công chúng yêu thích.

Một lễ hội rất ấn tượng, độc đáo

Tổng đạo diễn, nhà thơ Lê Quý Dương chia sẻ: "Ưu điểm của Hoàng thành Thăng Long là một không gian lý tưởng để xây dựng một cõi thơ ở trong đấy vì vừa có bề dày lịch sử, vừa có truyền thống và đặc biệt về mặt dàn dựng nó có một không gian rất đẹp. Tôi hy vọng rằng lễ hội thơ năm nay sẽ là một lễ hội rất ấn tượng, độc đáo. Đặc biệt có người vừa định hướng, dẫn dắt với tràn đầy khát vọng trong đó. Đấy chính là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Tôi tiếp theo ngọn lửa của anh và tôi đồng hành cùng với anh để có thể có được những ngày thật là ấn tượng và thật là thú vị".

Hoàng Thành Thăng Long sẽ là nơi tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21
Hoàng thành Thăng Long sẽ là nơi tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21

Cũng theo đạo diễn Lê Quý Dương, có một điều đặc biệt nữa là trong ngôn ngữ của toàn bộ chương trình năm nay chính là sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ hiện đại với các nét truyền thống. Cũng bắt đầu lấy từ một ý tưởng của Bác Hồ: “Nay ở trong thơ nên có thép. Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.

Trên toàn bộ không gian, Ban Tổ chức thiết kế những khung thép, khung mạ rất hiện đại. Nó trở thành một bộ xương sống rất khỏe cho toàn bộ cõi thơ và nó đồng bộ trên tất cả các không gian. Trong không gian thép đấy có sự rắn chắc của sự hiện đại đấy, họa sĩ… tạo nên những cánh bướm thơ rất là lãng mạn hay những chiếc đèn lồng, những cụm đèn có bông, có hoa rất là đẹp.

"Các bạn sẽ thấy đó là một không gian rất ấn tượng, rất lạ đối với chúng ta. Vừa toát lên được tinh thần của ngày thơ rất lãng mạn, rất thánh thiện, rất thăng hoa nhưng đồng thời cũng ẩn chứa trong đó những thông điệp. Thơ sẽ không phải chỉ có thầm lặng ở trong cuộc sống, thơ phải trở thành một nguồn năng lượng mới, trở thành một tinh thần mới, với tất cả những khát vọng mới cho xã hội tốt đẹp hơn. Đó chính là chủ đề khai mở thêm ra từ khát khao của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “Nhịp điệu mới”, nhà thơ, đạo diễn Lê Quý Dương nhấn mạnh.

Đọc thêm

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu! Văn học

Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu!

TTTĐ - Vừa đọc bài thơ mới sáng tác của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh đề cập những điều ngang trái trong đời sống thường nhật thời cơ chế thị trường, tôi bỗng liên tưởng đến lời các bậc tiền nhân về vấn đề này.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa Văn học

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa

TTTĐ - Vừa qua, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, SBOOKS đã tổ chức buổi giới thiệu đến độc giả hai cuốn sách “Thời đàm văn hóa văn nghệ” và “Những người cầm tinh hoa” của nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng.
Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách Văn học

Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách

TTTĐ - Sbooks đã mang tới Hội sách Frankfurt 2024 các tác phẩm do chính những tác giả Việt thực hiện với mục tiêu “Lan tỏa trí tuệ”, mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Xem thêm