Nghề báo đầy nguy hiểm ở Mexico
Chần chừ tiêm vắc-xin, tỷ lệ người trẻ ở Mexico nhập viện tăng cao Mexico vươn lên vị trí thứ ba thế giới về thu hút khách du lịch Phát hiện mộ tập thể ở Mexico |
Ở Mexico, báo chí nghề đầy nguy hiểm (Ảnh: AFP) |
Kể từ đầu năm 2022, số vụ sát hại những người làm việc trong ngành báo chí ở Mexico đã vượt con số của cả năm ngoái.
Các công tố viên cho biết, nạn nhân mới nhất là Armando Linares, giám đốc một hãng tin ở bang miền Tây Michoacan, người bị sát hại hôm thứ Ba vừa qua.
Cái chết của Linares đến chỉ vài tuần sau khi một trong những đồng nghiệp của anh tại Monitor Michoacan, Roberto Toledo, bị giết.
Trước khi bị sát hại, Linares cho biết ông đã nhận được những lời đe dọa liên quan đến những tin bài điều tra vạch trần tham nhũng của báo, nơi ông làm việc.
Một phóng viên đang chụp ảnh bức tường đầy vết đạn ở bang Guerrero, miền Nam Mexico sau một cuộc tấn công cho là của một nhóm tội phạm (Ảnh: AFP) |
“Chúng tôi không trang bị vũ khí, không mang theo vũ khí. Biện pháp phòng vệ duy nhất của chúng tôi là một cây bút”, Linares từng nói.
Martinez, người đang điều hành một trang web tin tức, cho biết, cô cũng đã nhận được những lời đe dọa do các cuộc điều tra về tham nhũng và những kẻ buôn ma túy.
Martinez hiện có tên trong danh sách hàng trăm phóng viên nhận được chương trình bảo vệ của Chính phủ.
Martinez yêu cầu lực lượng chức năng liên lạc với cô 2 tiếng một lần thông qua thiết bị điện tử theo dõi. Nó đóng vai trò như một nút báo động. Ngoài ra, cô cũng thuê hai người trước đây làm việc cho đội đặc nhiệm trở thành vệ sĩ riêng. Họ theo dõi bất kỳ phương tiện hoặc người nào đang đến gần Martinez luôn theo sát khi cô bước ra ngoài.
Một phóng viên đang tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy xe ở phía Tây thành phố Guadalajara, Mexico (Ảnh: AFP) |
“Gia đình muốn tôi bỏ nghề báo nhưng tôi là một người phụ nữ có niềm tin, giá trị... Tôi có trách nhiệm với xã hội”, Martinez chia sẻ.
Mexico là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các phóng viên.
Khoảng 150 nhà báo đã bị sát hại ở Mexico kể từ năm 2000 nhưng chỉ một phần nhỏ trong số các vụ phạm tội tìm ra hung thủ và bị kết án theo cơ quan giám sát truyền thông Phóng viên không biên giới (RSF).
Các nhà báo ở Mexico thường thiếu trang bị an toàn khi đi tác nghiệp. Do lương thấp, họ cũng phải cộng tác với nhiều hãng truyền thông khác nhau.
Jan-Albert Hootsen, đại diện của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, cho biết: “Phần lớn các phóng viên điều tra phụ thuộc vào số lượng câu chuyện hoặc ảnh họ bán để kiếm thu nhập. Vì vậy, họ ưu tiên sản xuất tin bài hơn là sự an toàn của chính bản thân”.
Ở thành phố phía Nam Chilpancingo, phóng viên ảnh Lenin Ocampo thường đụng độ các thành viên băng đảng khi làm việc.
“Họ ngăn cản chúng tôi. Họ kiểm tra chúng tôi. Mối đe dọa luôn rình rập”, người đàn ông 40 tuổi nói.