Tag

Nghệ sĩ Thanh Tâm truyền tải phẩm chất "người mẹ Hà Nội" vào "Lửa từ Đất"

Nghệ thuật 06/03/2025 11:16
aa
TTTĐ - Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, yêu Hà Nội như hơi thở của mình, khi được vào vai bà Đàm Thị Lan- mẹ đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội, một người mẹ tiêu biểu cho phụ nữ Hà thành, nghệ sĩ Thanh Tâm rất hạnh phúc và sống trọn vẹn với vai diễn của mình để truyền tải hết khí phách, phẩm chất nhân hậu, dám hi sinh vì nghĩa lớn của nhân vật.
Ngọn lửa cách mạng trường tồn qua tấm gương người thanh niên xuất sắc Nguyễn Ngọc Vũ Vinh dự, tự hào khi được vào vai đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ NSƯT Cao Ngọc Ánh và những "ngọn lửa" từ tình yêu Hà Nội

Biến lòng biến ơn thành vở diễn xúc động

Thanh Tâm cho biết chị rất hạnh phúc khi được NSƯT Cao Ngọc Ánh chọn thể hiện hình tượng người mẹ rất Hà Nội. Đó là vai Đàm Thị Lan - mẹ của người thanh niên xuất sắc Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội trong vở nhạc kịch "Lửa từ Đất".

Nghệ sĩ Thanh Tâm truyền tải phẩm chất
Nghệ sĩ Thanh Tâm vào vai bà Đàm Thị Lan - mẹ đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ trong vở nhạc kịch "Lửa từ Đất"

Trước đó, trong vở "Người cầm lái", nghệ sĩ Thanh Tâm đã vinh dự được đóng vai mẹ Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là sự nối tiếp trong dòng chảy của quá trình hoạt động nghệ thuật của chị.

Có lẽ, vẻ đẹp hiền hậu, giọng nói trầm ấm cùng diễn xuất hết sức tinh tế của chị đã toát lên phẩm chất chung của người mẹ Việt Nam, đó chính là lòng nhân ái bao la, sự vị tha, nhân hậu, là cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nên tâm hồn và ý chí của những vị lãnh đạo kiệt xuất.

Lần này cũng vậy, trong vở nhạc kịch "Lửa từ Đất", với mong muốn lý giải truyền thống gia đình, sự tiến bộ của những bậc làm cha, làm mẹ, động viên con cái đi theo lý tưởng thế hệ thanh niên thời đại, dù có phải chiến đấu và hi sinh nhưng vẫn quyết đạt đến mục tiêu cuối cùng là giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, lầm than, Tổng đạo diễn Cao Ngọc Ánh đã xây dựng nên những nhân vật tiêu biểu cho các tầng lớp của người Hà Nội bắt đầu từ năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời.

Gia đình đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ
Gia đình đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ

NSƯT Cao Ngọc Ánh đã kể những chi tiết hết sức xúc động về người mẹ đã góp phần làm nên một người thanh niên xuất sắc, Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội khi mới 22 tuổi ấy.

Đó là những khi con trai và các đồng chí của mình họp bàn triển khai các nhiệm vụ tuyên truyền và đấu tranh cách mạng, để tránh sự nghi ngờ, dòm ngó của mật thám, bà Đàm Thị Lan đã nhờ bà hàng xóm mang thớt ra băm thật mạnh để tạo tiếng động lớn, át đi tiếng bàn luận bên trong.

Lấy cớ nhà có giỗ, bà hàng xóm làm cỗ giúp cứ mang chiếc thớt không ra băm chặt liên tục, còn mẹ Lan thì canh gác, đảm bảo cho cuộc họp được an toàn, thành công.

Không một người mẹ nào mà không muốn che chở, bao bọc con trong vòng tay của mình, để con được sống một cuộc đời an yên. Với gia cảnh có điều kiện, các con được học hành đầy đủ, Nguyễn Ngọc Vũ hoàn toàn có thể chọn một nếp sống an nhàn nhưng trước nỗi đau vì dân tộc bị đô hộ, Nhân dân rên xiết dưới cảnh bị đàn áp, người thanh niên ấy đã chiến đấu hết mình và được sự ủng hộ của cả gia đình, những người cùng giác ngộ và cùng có tình yêu nước, thương nòi.

Những người phụ nữ Hà Nội
Những người phụ nữ Hà Nội

Khi đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ bị địch bắt giam, tù đày tại Hỏa Lò, chúng tra tấn hết sức dã man, tàn độc. Trong những ngày tháng ấy, mẹ Lan luôn tìm mọi cách lo lót cai ngục để được tiếp cận, chăm sóc con mình. Dùng rất nhiều hình thức tàn khốc nhưng đồng chí nhất quyết không khai đồng đội, chúng dùng đến thủ đoạn hết sức vô nhân tính.

Chúng đặt đồng chí lên một chiếc ghế có khoét lỗ, mỗi khi hỏi đồng chí có khai không, nhận được cái lắc đầu không thể lay chuyển được, chúng lại vặn cho ngọn lửa từ chiếc đèn dầu bên dưới bốc lên, thiêu đốt hậu môn đồng chí. Nhiều lần như thế, người thanh niên Nguyễn Ngọc Vũ yếu đến mức chỉ còn da bọc xương.

Căm phẫn kẻ thù bao nhiêu, xót xa con bấy nhiêu, mẹ Đàm Thị Lan lại chạy vạy cố mua chuộc cai ngục để đưa được súp vào cho con bởi lẽ lúc này đồng chí chỉ có thể ăn được chút thức ăn lỏng, giúp cho quá trình bài tiết bớt đi những đau đớn thấu xương.

Những người phụ nữ Hà Nội

Cho đến khi đồng chí quá yếu, mẹ Lan vừa lo cho con được vào điều trị tại bệnh viện Bạch Mai vừa bằng tình thương của người mẹ đã lay động, cảm hóa được nữ bác sĩ người Pháp - đất nước đi đô hộ Việt Nam. Cuối cùng, người thanh niên xuất sắc ấy của Hà Nội đã anh dũng hy sinh ở tuổi 24.

Tấm gương sáng chói của đồng chí và người mẹ, người cha, những đồng đội, những người được đồng chí cảm hóa đã thắp lên những ngọn lửa rực cháy khắp Hà thành, biến thành ngọn lửa của Nhân dân, ngọn lửa của quyết tâm xây dựng Đảng bộ Hà Nội ngày càng lớn mạnh, hòa vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ta khỏi ách thực dân, nô lệ.

Cuộc đời và sự hi sinh của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ đã khiến toàn thể ekip thực hiện vở nhạc kịch cũng như Thanh Tâm xúc động mạnh mẽ. Dù được nghe nhiều lần, được đọc trong kịch bản, được hóa thân vào nhân vật trong từng cảnh trên sân khấu nhưng mỗi khi NSƯT Cao Ngọc Ánh kể lại, nghệ sĩ Thanh Tâm vẫn không thể kìm nổi nước mắt.

Nghệ sĩ Thanh Tâm không kìm nổi những giọt nước mắt khi nghe NSƯT Cao Ngọc Ánh kể về cuộc đời và sự hi sinh của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ
Nghệ sĩ Thanh Tâm không kìm nổi những giọt nước mắt khi nghe NSƯT Cao Ngọc Ánh kể về cuộc đời và sự hi sinh của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ

Cha ông ta đã đổ máu xương, tuổi trẻ, thanh xuân của mình để đổi lấy hòa bình, hạnh phúc cho người Hà Nội cũng như đất nước mình. Mảnh đất Hà Nội, nơi các nghệ sĩ đang sinh sống và gắn bó đẹp tươi là vậy, phát triển là vậy và mang trong mình truyền thống vô cùng anh hùng, hào hoa.

Được thể hiện những nhân vật lịch sử ấy, họ cùng biến lòng biết ơn, sự xúc động ấy thành quyết tâm tập luyện để cho ra đời một vở nhạc kịch thành công vang dội, góp phần thay lời tri ân của thế hệ sau gửi thế hệ trước trong dịp kỉ niệm 95 thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Thể hiện tình yêu Hà Nội trọn vẹn

Ngay từ khi nhận được kịch bản và nghiên cứu câu chuyện để tìm cách diễn sao cho truyền cảm nhất, Thanh Tâm luôn tâm niệm trong lòng: Mình sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, đã hát rất nhiều ca khúc về Hà Nội. Được vào vai mẹ của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ thì đây thực sự là nhân duyên, được làm một việc hết sức ý nghĩa với mảnh đất này.

Nghệ sĩ Thanh Tâm chia sẻ cảm xúc khi được vào vai người mẹ đậm chất Hà Nội của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ
Nghệ sĩ Thanh Tâm chia sẻ cảm xúc khi được vào vai người mẹ đậm chất Hà Nội của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ

Cùng là những người mẹ, người phụ nữ Hà thành, dù cách nhau cả trăm năm nhưng nghệ sĩ Thanh Tâm cảm nhận được mình có nét giống với mẹ Đàm Thị Lan ngày trước. Đó là sự nhanh nhẹn, tháo vát đồng thời rất quyết liệt trong việc theo đuổi những công việc mà mình cho là đúng và nên làm.

Không chỉ là người giáo dưỡng, góp phần hình thành nên tính cách, tâm hồn chàng trai Nguyễn Ngọc Vũ từ lúc nhỏ mà mẹ Đàm Thị Lan còn định hướng, đồng hành cùng với con và các đồng chí của mình trong hoạt động tuyên truyền, đấu tranh, bảo vệ Nhân dân, phát triển phong trào trong những ngày đầu thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Thanh Tâm cho biết, khi đọc kịch bản chị đã rất xúc động rất. Câu chuyện trong kịch bản chiếm lĩnh toàn bộ tâm hồn và cuộc sống của chị. "Nhập vai" đến nỗi chị dành rất nhiều thời gian và tâm sức cho việc học thuộc lời.

Ngoài việc tập luyện với các nghệ sĩ, mỗi ngày Thanh Tâm còn giành khoảng hai giờ đồng hồ để ngồi ở một góc phố quen thuộc bên hồ Gươm, ngắm nhìn dòng người và nhịp sống yên ả trôi qua, trong tình yêu vô bờ với thành phố của mình, chị lắng nghe lại những bản nhạc, đọc lại kịch bản để nuôi dưỡng cảm xúc.

Có khi cả ngày chị chỉ hát và hát, làm sao cho đảm bảo yếu tố truyền cảm nhưng đồng thời cũng toát lên tinh thần của người mẹ Hà Nội ấy.

Nghệ sĩ Thanh Tâm truyền tải phẩm chất
Hình ảnh trong vở nhạc kịch "Lửa từ Đất"

Đó là yêu thương, bao dung, thương xót con mình, những người đồng chí, đồng đội của con mình, những thanh niên Hà Nội lúc bấy giờ sục sôi lý tưởng nhưng cũng gặp nhiều hiểm nguy, những người dân lầm than nô lệ nhưng đồng thời cũng rất mưu trí, quả cảm và đanh thép trước kẻ thù.

Đây lại là một vở nhạc kịch đòi hỏi về yếu tố nghệ thuật rất cao, diễn biến tâm lý nhân vật chuyển biến liên tục nên Thanh Tâm phải tập trung cao độ. Đến nỗi, nhiều khi cả chồng và con chị cũng phải tham gia vào việc học lời cùng với chị.

Trong khi đó, nhạc kịch là một thể loại khó, đòi hỏi sự tương tác với các bạn diễn rất nhiều. Mẹ Đàm Thị Lan không chỉ giúp con mình hoạt động, che chở cho con và các đồng chí mà còn chiến đấu với mật thám, với lính Pháp... nên các động tác rất mạnh mẽ và liên tục. Chưa kể còn vừa chiến đấu vừa hát vừa thực hiện vũ đạo, đòi hỏi người nghệ sĩ vừa làm chủ sân khấu vừa cân đối các hoạt động sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

Sự lầm than của người dân dưới ách đô hộ khiến những người Hà Nội giác ngộ vùng lên dưới sự lãnh đạo của Đảng để giải phóng dân tộc
Sự lầm than của người dân dưới ách đô hộ khiến những người Hà Nội giác ngộ vùng lên dưới sự lãnh đạo của Đảng để đấu tranh, góp phần giải phóng dân tộc

Được "đo ni đóng giày" với những bài Aria thể hiện cảm xúc và cao trào, truyền tải đến người xem hiệu quả cao nhất nội tâm của người mẹ, Thanh Tâm phải rèn luyện thể lực cũng như thanh nhạc rất kĩ lưỡng. Bên cạnh đó, bản lĩnh sân khấu qua nhiều năm biểu diễn khiến chị cũng điều chỉnh, tiết chế cảm xúc sao cho khóc đấy mà vẫn hát được đúng nốt, đúng lời, đúng yêu cầu của đạo diễn.

Được biểu diễn, được hát cùng các bạn trẻ trong một vở nhạc kịch ý nghĩa như thế này, đó là nguồn cảm hứng trào sôi để Thanh Tâm thể hiện trọn vẹn tình yêu Hà Nội, lòng biết ơn của mình với thế hệ đi trước và đồng thời khắc sâu truyền thống vẻ vang của Đảng bộ Hà Nội, truyền đi tình yêu quê hương đất nước, khơi gợi lý tưởng cống hiến cho Thủ đô, cho Tổ quốc trong mỗi khán giả hôm nay.

Đọc thêm

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước Văn hóa

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật “Yên Bái - Bản hùng ca hòa cùng non sông thống nhất” đã diễn ra vào tối 27/4 tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Sự kiện góp phần bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, từ đó, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục vững bước trên chặng đường tương lai phía trước.
Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới Nghệ thuật

Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới

TTTĐ - Tối 27/4, cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” đã diễn ra tại 3 điểm cầu Hà Nội, Quảng Trị, TP Hồ Chí Minh. Với sự đầu tư công phu, hoành tráng, chương trình là bản hùng ca vang mãi về ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ đó tiếp thêm sức niềm tin, sức mạnh cho Nhân dân bước vào kỷ nguyên mới.
Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính" Nghệ thuật

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính"

TTTĐ - Chương trình "Thời gian ơi, kể chuyện" tập 10 (phát sóng lúc 21h15 Chủ nhật 27/4 trên kênh VTV3) có sự tham gia của khách mời đến từ nhiều lĩnh vực, ở các độ tuổi khác nhau. Những ký ức, câu chuyện về hình ảnh người lính ở các thời kỳ khác nhau được kể lại xoay quanh chủ đề “Trái tim người lính”.
Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn" Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa diễn ra lễ kỷ niệm, chương trình nghệ thuật chủ đề "50 năm vang khúc khải hoàn" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 - 27/4/2025).
TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm

TTTĐ - 50 công trình, tác phẩm, sự kiện, hoạt động được giới thiệu trong hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhằm tôn vinh những dấu ấn nổi bật của TP Hồ Chí Minh trong hành trình phát triển suốt nửa thế kỷ qua.
Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc Nghệ thuật

Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật mang tên "Bài ca thống nhất" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Quân chủng Hải quân (7/5/1955 - 7/5/2025) vừa khai mạc tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích Văn hóa

Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích

TTTĐ - Ngày 25/4, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo” nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập Trung tâm (1988 - 2025).
Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển Nghệ thuật

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

TTTĐ - "Bằng tác phẩm và thông qua tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người ươm trồng hạt giống về cái đẹp, lòng nhân ái và sự tử tế; gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa của truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Nghệ thuật

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước giới thiệu 50 bức tranh, tượng của nhiều thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ gạo cội có nhiều cống hiến cho sự phát triển mỹ thuật Việt Nam và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật

TTTĐ - Qua thời gian bình chọn, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận hơn 55.000 lượt bình chọn từ công chúng, thể hiện sự quan tâm và đồng hành của xã hội đối với hoạt động nghệ thuật.
Xem thêm