Tag

Nghịch lý thiếu xăng dầu tại Venezuela

Nhìn ra thế giới 07/06/2019 20:20
aa
TTTĐ - Dầu mỏ vốn là đặc quyền đối với người dân ở đất nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới Venezuela. Bất chấp tình trạng siêu lạm phát, Chính phủ Venezuela chưa bao giờ tăng giá xăng dầu. Ngày nay, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế trầm trọng thì việc đổ đầy một bình xăng ở quốc gia dầu mỏ này về cơ bản vẫn là miễn phí. Tuy nhiên, người dân có đủ kiên nhẫn để xếp hàng chờ đợi trong nhiều ngày hay không mà thôi.

Nghịch lý thiếu xăng dầu tại Venezuela

Một trạm xăng đóng cửa ở vùng ngoại ô Venezuela. Ảnh CNN

Người dân sôi sục vì khủng hoảng nhiên liệu

Trong nhiều tuần qua, người dân Venezuela đang phải đối mặt với tình trạng thiếu xăng dầu trầm trọng. Đây không phải là lần đầu tiên quốc gia dầu mỏ phải gánh chịu tình trạng thiếu xăng nhưng các cuộc khủng hoảng trước kia nguyên nhân là do hoạt động phân phối và quản lý không hiệu quả. Tuy nhiên, lần này, khi mà người dân phải xếp hàng suốt nhiều ngày mới được đổ xăng, họ mới bắt đầu cảm thấy thực sự lo lắng về tình trạng thiếu xăng dầu.

Khu vực Thủ đô Caracas của nước này vẫn nhận được nguồn cung xăng dầu thường xuyên. Việc duy trì nguồn cung ứng xăng dầu cho Thủ đô được xem là yếu tố quan trọng nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình chống Chính phủ, sau nhiều tháng biểu tình bạo động diễn ra.

Tại các khu vực khác tình hình lại trái ngược hoàn toàn. Cô Lorena Amaya, (42 tuổi, ở San Cristobal del Tachira, miền Tây Venezuela) đã phải ngủ ba ngày trong xe của mình cùng em gái để xếp hàng chờ đổ xăng. Hai chị em đỗ xe nối tiếp nhau và đặt đệm trong xe để làm giường ngủ.

Hàng dài các phương tiện xếp hàng chờ đến lượt mua xăng tại Maracaibo, Venezuela. Ảnh: Reuters
Hàng dài các phương tiện xếp hàng chờ đến lượt mua xăng tại Maracaibo, Venezuela. Ảnh: Reuters

“Hôm nay là sinh nhật con trai tôi. Tôi đang ở đâu thế này!”, cô Lorena thảng thốt. Cô ấy chỉ rời khỏi hàng trong chốc lát để về với đứa con trai 10 tuổi của mình. Trong khi đó, em gái của Lorena vẫn xếp hàng giữ chỗ cho chị. Nhiều người đứng xếp hàng mô tả đây là “loại xăng đắt nhất mà họ từng mua” bởi phải mất ba ngày làm việc và ăn ở tại chỗ để xếp hàng chờ tới lượt.

“Tôi thật sự tức giận. Không thể tin nổi cảnh xếp hàng mua xăng tại một đất nước sản xuất dầu mỏ và chúng tôi đang phải trải qua điều này”, anh Mario Garcia, đã chờ nhiều giờ mà không thể đổ đầy xăng cho xe của mình ở Puerto Cabello (thành phố bên bờ biển phía Bắc Venezuela), bức xúc nói.

Chuyện này đã xảy ra như thế nào

Năm 1989, các cuộc bạo loạn lớn đã xảy ra ở Thủ đô Caracas sau khi Chính phủ của Tổng thống khi đó là Carlos Andres Perez tuyên bố chấm dứt trợ cấp xăng dầu đã được duy trì ở dưới mức giá thị trường. Kể từ đó, việc tăng giá xăng dầu đã trở thành điều cấm kỵ đối với các chính trị gia Venezuela.

Ba mươi năm sau và sau 5 năm khủng hoảng kinh tế sâu sắc dưới thời của Maduro, xăng dầu vẫn rẻ nhưng sản lượng đã giảm xuống tới mức chưa từng thấy kể từ những năm 1940. Chính phủ của Tổng thống đương nhiệm Nicolás Maduro đã đổ lỗi cuộc khủng hoảng sản xuất là do tham nhũng của các nhà quản lý trước đây và các lệnh trừng phạt ngày càng hà khắc của Mỹ.

Kể từ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng lệnh trừng phạt tài chính vào tháng 8/2017, sản lượng dầu thô tại Venezuela giảm mạnh 30%, từ mức trung bình 1,911 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2017 xuống còn 1,354 triệu vào năm 2018.

Sản lượng tiếp tục sụp đổ vào năm 2019 do lệnh cấm vận dầu mỏ của Mỹ áp đặt vào cuối tháng 1 khiến các công ty tại Venezuela khó tiếp cận thị trường dầu quốc tế - nơi mà họ mua các thành phần cần thiết để tinh chế dầu thô thành xăng. Kể từ tháng 3 năm nay, hàng loạt vụ cắt điện đột ngột xảy ra ở nước này càng khiến tình hình thêm tồi tệ. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tháng 4/2019, Venezuela chỉ sản xuất 830.000 thùng mỗi ngày.

Công ty Dầu mỏ quốc gia Venezuela (PDVSA) đang phải vật lộn để giữ cho sản xuất hoạt động. Hầu hết các máy móc của họ đã lỗi thời và các cơ sở sản xuất có nguồn lực hạn chế. PDVSA không công bố các số liệu, do đó khó có thể nắm được chính xác lượng dầu mà đất nước này sản xuất ra. Tuy nhiên, các chuyến hàng của đồng minh quốc tế quan trọng như Nga đã tăng lên trong năm nay. Điều đó, cho thấy công ty dầu mỏ đang bổ sung sản lượng ngày càng suy giảm bằng nguồn cung từ nước ngoài.

Phía chính quyền Venezuela từng tuyên bố rằng, họ có ý định coi các lệnh trừng phạt của Mỹ là hành động vi phạm nhân quyền; tất cả những viện phép đe dọa đơn phương mà Mỹ áp đặt với Venezuela đang gây ra vấn đề sức khỏe thực sự đối với người dân.

Tuy nhiên, phe đối lập ở nước này lại cho rằng, việc thiếu nguồn cung dầu là bằng chứng cho thấy chính quyền Maduro không đủ sức vận hành đất nước một cách bền vững.

Sự thiếu hụt xăng dầu càng làm tăng sự mất an ninh lương thực, vốn đã tàn khốc ở Venezuela. Quốc gia dầu mỏ này không có hệ thống đường sắt và hầu hết các thành phố lớn nhất đều cách xa bờ biển. Vì vậy, nếu như không có xăng dầu, các nguồn cung cấp thực phẩm không thể vận chuyển từ thành phố này sang thành phố khác.

Bài liên quan

Campuchia chỉ trích phát biểu của Thủ tướng Singapore về Việt Nam

Ngày Môi trường thế giới năm 2019: Chung tay đẩy lùi ô nhiễm không khí

Pháp: Hành khách hoảng loạn vì mắc kẹt nhiều giờ trong tàu cao tốc

Những hình ảnh thế giới trong tuần

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm