Tag

Người Việt tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần

Chung tay vì an toàn thực phẩm 05/04/2024 17:23
aa
TTTĐ - Ngày 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng HealthBridge Việt Nam đã tổ chức hội thảo truyền thông chính sách về vấn đề tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.
Sử dụng quá nhiều đồ uống có đường làm tăng 73% nguy cơ mắc ung thư gan Sử dụng đồ uống có đường ở mức độ nào để bảo vệ sức khỏe? Kiểm soát đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm Ma túy mới “núp bóng” thực phẩm, đồ uống xâm nhập giới trẻ

Tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe

Thông tin tại hội thảo cho thấy, để hạn chế sử dụng đồ uống có đường, hơn 100 quốc gia hiện đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm này.

Hội hội thảo truyền thông chính sách về vấn đề tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe
Hội thảo truyền thông chính sách về vấn đề tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe

TS Angela Pratt, Trưởng đại điện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho hay đồ uống có đường là đồ uống có chứa đường tự do - chúng có thể là nước ngọt có ga hoặc không ga, nước ép rau quả hoặc dạng cô đặc hay dạng bột, nước có hương vị, nước tăng lực và thể thao, trà uống liền, cà phê uống liền và sữa có thêm đường.

Trưởng đại diện WHO dẫn chứng bằng chứng toàn cầu cho thấy tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và sâu răng. Chúng cũng góp phần khiến mọi người thừa cân và béo phì.

Tất cả những điều này là những vấn đề sức khỏe quan trọng, cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các tình trạng khác bao gồm ung thư.

Nó cũng gây ra gánh nặng cho cá nhân và xã hội do tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm năng suất lao động do bệnh tật, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa đồ uống có đường và bệnh tim, nhất là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

"Ở Việt Nam, trong 10 năm qua, người dân đã uống nhiều đồ uống có đường hơn. Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, chúng ta đã thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh , đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.

Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì. Chúng ta cần có hành động quyết liệt để đảo ngược xu hướng tiêu cực này", TS Angela Pratt nói.

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), tại Việt Nam, tình trạng thừa cân, béo phì cũng tăng lên rất nhanh chóng ở trẻ em, tại các thành phố lớn Hà Nội, TP HCM tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ có thể lên tới 40%. Con số này ở người trưởng thành là 20%, có địa phương lên tới gần 30%.

Bổ sung thêm thông tin, ThS Nguyễn Thùy Duyên, Trường Đại học Y tế công cộng cho hay tại Việt Nam, số liệu cho thấy sự tăng nhanh chóng mặt về tỷ lệ thừa cân béo phì ở cả người lớn và trẻ em. Điểm đáng lưu ý là cũng trong thời gian này, sản lượng tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam cũng tăng theo cấp số nhân.

"Nếu đặt hai số liệu này cạnh nhau, chúng ta có thể nhận ra tần suất và mức độ tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam đã thay đổi như thế nào trong hai thập kỉ vừa qua. Chính vì vậy, việc xây dựng chính sách thuế đồ uống có đường đã được đề cập đến trong các chính sách, đường lối chung và cả của riêng ngành y tế", ThS Nguyễn Thùy Duyên nói.

Tăng thuế giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường?

Theo TS Angela Pratt, trên thế giới, một biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá của chúng bằng thuế. Tín hiệu giá, chi phí cao hơn rất có tác dụng để giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Hơn 100 quốc gia hiện đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm này.

Ngoài thuế, WHO cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm: ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên.

TS Angela Pratt nhấn mạnh: Bằng chứng, kinh nghiệm hiện tại cho thấy nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Họ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối.

Các biện pháp như thế này có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở trẻ em và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai.

undefined
PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) tham luận tại hội thảo

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, để hạn chế tiêu thụ đường, chúng ta cần có ý thức hạn chế cho thêm đường, sử dụng các sản phẩm ít đường hoặc không đường để đảm bảo cơ thể có sự cân đối lành mạnh giữa các dinh dưỡng.

Lượng đường tự do tiêu thụ một ngày không nên quá 25gr, đồng thời chúng ta nên có thói quen đọc nhãn sản phẩm để lượng đường ăn vào là bao nhiêu… Trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường...

Tham luận tại hội thảo, ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm, Chuyên gia của WHO nhấn mạnh thêm khuyến cáo của WHO về đường: Giảm tiêu thụ đường tự do trong suốt quá trình sống (khuyến nghị mạnh mẽ); ở cả người lớn và trẻ em, giảm lượng đường tự do ăn vào dưới 10% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày, tương đương với 12 thìa cà phê đường.

"Tốt nhất nên giảm thêm lượng đường tự do ăn vào xuống dưới 5% (6 thìa cà phê đường) tổng năng lượng ăn vào sẽ mang lại lợi ích bổ sung", BS Tuấn Lâm nêu rõ.

WHO khuyến cáo rằng việc tiêu thụ cái mà chúng ta gọi là "đường tự do" - có thể coi là bất kỳ loại đường nào được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống - nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng, nhưng lý tưởng là dưới 5%. Vì vậy, đó là khoảng 25 gram mỗi ngày cho một người trưởng thành trung bình...

Đọc thêm

Nhiều công ty cung cấp suất ăn vi phạm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhiều công ty cung cấp suất ăn vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Sở Y tế tỉnh Bình Dương công bố hàng loạt đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp trên địa bàn vi phạm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quận Ba Đình tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Ba Đình tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm

TTTĐ - UBND quận Ba Đình (Hà Nội) đã đẩy mạnh triển khai thực hiện “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2024; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Khóc dở, mếu dở vì những bữa tiệc chia tay Chung tay vì an toàn thực phẩm

Khóc dở, mếu dở vì những bữa tiệc chia tay

TTTĐ - Mùa hè đến, cũng là lúc các em học sinh háo hức chào đón những ngày nghỉ hè sau một năm học tập. Bên cạnh niềm vui nghỉ ngơi sau 1 năm học vất vả, các em còn háo hức mong chờ những bữa tiệc liên hoan cuối năm cùng bạn bè, thầy cô. Tuy nhiên, ẩn sau những nụ cười rạng rỡ và những món ăn ngon, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP) đang rình rập, biến niềm vui thành nỗi lo lắng.
Kỳ 1: Nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Xác định con người là nhân tố quan trọng trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm nay, toàn TP Hà Nội đã phát động chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hình thành những thói quen tốt để đảm bảo thực phẩm an toàn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hình thành những thói quen tốt để đảm bảo thực phẩm an toàn

TTTĐ - Hà Nội đã bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng, thực phẩm có nguy cơ ôi thiu, mất an toàn rất cao. Chính vì thế, mỗi người cần hình thành những thói quen tốt để vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa thực hiện nếp sống văn minh, thân thiện.
Bảo đảm an toàn thực phẩm ở cổng trường Chung tay vì an toàn thực phẩm

Bảo đảm an toàn thực phẩm ở cổng trường

TTTĐ - Học sinh mua đồ ăn vặt không còn là chuyện lạ. Thời gian vừa qua, nhiều tỉnh, thành phố đã xảy ra những vụ ngộ độc do học sinh ăn vặt ở cổng trường. Chính quyền TP Hà Nội đã liên tiếp ra nhiều văn bản chỉ đạo để siết chặt việc quản lý hàng quán xung quanh trường học cũng như cảnh báo nhà trường, các bậc phụ huynh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xử phạt vi phạm 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt vi phạm 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Từ ngày 22/4 - 3/5/2024, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã ban hành 13 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm và 10 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập.
Ngăn chặn thực phẩm không an toàn vào siêu thị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngăn chặn thực phẩm không an toàn vào siêu thị

TTTĐ - Ngày 9/5, Đoàn kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Đống Đa nhân Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024.
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại siêu thị Winmart Nguyễn Chí Thanh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại siêu thị Winmart Nguyễn Chí Thanh

TTTĐ - Sáng 9/5, Đoàn kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Đống Đa nhân Tháng hành động vì ATTP năm 2024.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm khi vào mùa du lịch Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm khi vào mùa du lịch

Hiện cả nước đang bắt đầu bước vào mùa du lịch. Để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch, người dân nên tuân thủ các quy định vệ sinh thực phẩm, tránh uống nước không an toàn và chỉ ăn uống các loại thực phẩm chế biến đúng cách.
Xem thêm