Tag

Nghìn lẻ chiêu lừa người tiêu dùng mua sắm trực tuyến

Bảo vệ người tiêu dùng 29/03/2022 08:10
aa
TTTĐ - Vài năm trở lại đây, mua sắm trực tuyến không còn là chuyện xa lạ đối với nhiều người, nhất là trong tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, người dân ngại đến nơi đông người. Tuy nhiên, lợi dụng nhu cầu này, nhiều đối tượng đã trà trộn hàng kém chất lượng, thậm chí lừa đảo người tiêu dùng bằng những chiêu trò, thủ đoạn hết sức tinh vi.
Tháng khuyến mại Hà Nội: Giảm giá kịch sàn, kích cầu nội địa Chính thức diễn ra "60 giờ mua sắm trực tuyến Việt Nam" năm 2021 Giới trẻ và những tuyệt chiêu để “sống sót” qua mùa sale “Đốt sạch tiền” vào các sàn thương mại điện tử - cuộc chiến không hồi kết của giới trẻ Dịch bệnh, giãn cách xã hội tạo cơ hội cho thương mại điện tử phát triển

Đủ chiêu lừa đảo

Lợi dụng nhu cầu mua hàng qua mạng gia tăng trong mùa dịch COVID-19, nhiều đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân bằng những chiêu thức, thủ đoạn hết sức tinh vi. Các đối tượng đã triệt để sử dụng những sơ hở trong quá trình thanh toán số của ứng dụng mua sắm trực tuyến, sự bất cẩn của người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chia sẻ về một trải nghiệm mua hàng online bị lừa đảo cách đây không lâu, chị Vũ Vân Anh (ở Thanh Trì, Hà Nội) buồn rầu nói: "Đợt giãn cách xã hội năm ngoái, phải ở nhà làm việc online, để đảm bảo phòng chống dịch an toàn, hiệu quả, tôi lựa chọn mua sắm trực tuyến từ các đồ gia dụng, thực phẩm đến đồ dùng hàng ngày. Vì tin tưởng người bán, tôi đã hai lần bị lừa, mặc dù số tiền không quá lớn nhưng nhiều lúc nghĩ lại vẫn thấy bực.

Lần thứ nhất tôi đặt mua quần áo mùa hè cho hai con nhỏ, tổng giá trị đơn hàng là hơn 800.000 đồng. Thấy người bán tư vấn nhiệt tình, tôi cũng chủ quan nên nhận hàng mà không kiểm tra, đến lúc mở ra thì kiện hàng bên trong toàn quần áo cũ, nát không thể sử dụng được. Lần thứ hai, tôi đặt mua một bộ mỹ phẩm chăm sóc da. Lúc đặt mua, tôi chỉ chủ ý đến tên của thương hiệu mỹ phẩm mà không để ý nhiều đến người bán. Đến lúc nhận hàng, tôi mới tá hỏa phát hiện mình bị lừa. Cả hai lần mua hàng bị lừa đó tôi đều đặt mua trên Facebook”.

Nghìn lẻ chiêu lừa người tiêu dùng mua sắm trực tuyến
Một trường hợp người mua bị lừa đảo khi hình ảnh quảng cáo và hàng thật không giống nhau

Tương tự chị Vân Anh, nhiều người tiêu dùng khác cũng bị rơi vào cảnh dở khóc, dở cười khi bị lừa đảo khi mua hàng trực tuyến. Cách đây mấy tháng, khi vào mạng xã hội Facebook, chị Cẩm Thơ (ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có đặt mua hai bình xịt nhà vệ sinh, nhà tắm cao cấp trên một trang bán hàng online với giá gần 350.000 đồng. Sản phẩm này được người bán quảng cáo là "hàng xịn", với công nghệ bọt tuyết nano thế hệ mới giúp đánh bay những vết bẩn lâu ngày. Chuyển khoản rồi nhận hàng, thế nhưng khi sử dụng chị Nhung mới biết mình mua phải hàng nhái, không có những tác dụng như quảng cáo.

Chị Vương Thị Mai, ở phường Khương Trung (ở Thanh Xuân, Hà Nội), chia sẻ: "Ngày nào mở Facebook cũng thấy nhiều nhãn hàng thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng quảng cáo tự xuất hiện trên trang cá nhân của mình. Tôi đã thử mở một số trang để xem sản phẩm, thấy có số điện thoại, gọi thì người bán cho biết có thể đổi trả nếu sản phẩm không đúng. Vì thế, tôi đặt mua quần áo và giày nhưng về mở gói hàng ra thì hoàn toàn không đúng mầu sắc và chất lượng như hình ảnh và lời giới thiệu trên Facebook".

Có thể thấy, việc mua sắm online là một giải pháp hữu hiệu khi có dịch bệnh do không phải xếp hàng, đi lại nhiều ở những nơi đông người, hàng hóa được giao tận nhà. Chính vì thế, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, hình thức mua sắm trực tuyến gia tăng mạnh mẽ.

Thế nhưng, bên cạnh lợi thế, mua bán hàng online vẫn tồn tại bất cập. Hiện tại, người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ bị xâm hại quyền lợi khi mua hàng trực tuyến như hàng hóa không giống như quảng cáo, hàng giao chậm, đã thanh toán nhưng không giao hàng, lộ thông tin cá nhân... và ai cũng có thể trở thành nạn nhân chỉ với một cú nhấp chuột.

Cần khắc phục "lỗ hổng" về chính sách liên quan thương mại điện tử

Hiện nay, Hà Nội có hàng nghìn điểm bán hàng trực tuyến, nguồn hàng đã được các siêu thị, cửa hàng phân bổ cho mảng online tăng cường gấp ba lần so với trước. Thông qua một loạt ứng dụng của các áp như: Lazada, Shopee, Tiki, AEON… người tiêu dùng tại Hà Nội có thể dễ dàng "đi chợ", chọn thực phẩm, hàng thiết yếu và chờ giao tới tận nhà.

Ngoài ra, cũng có thể mua hàng trên các trang thông tin điện tử (website), trang mạng xã hội, đường dây nóng chăm sóc khách hàng, điện thoại của mỗi siêu thị hoặc sử dụng dịch vụ đi chợ hộ… hoặc mua hàng online tại các group trên Facebook, Zalo.

Đáng nói, nhiều người bán hàng online còn có những "chiêu" lấy tiền của khách hàng vô cùng tinh vi. Theo đó, các chủ tài khoản lừa đảo đã thâm nhập vào các nhóm trên mạng xã hội chuyên bán hàng như: Mê đồ bếp, bán hàng EU… để đăng bán các sản phẩm đồ gia dụng, đồ điện tử và nhiều mặt hàng khác. Thực tế, đối tượng chỉ bán hàng "ảo" bằng việc đăng tải hình ảnh copy trên mạng, rồi lừa khách hàng chuyển khoản, sau đó không gửi hàng cho khách.

Nghìn lẻ chiêu lừa người tiêu dùng mua sắm trực tuyến
Người tiêu dùng cần trọng với các giao dịch trực tuyến để tránh nguy cơ bị đối tượng xấu lừa đảo

Theo ý kiến của các chuyên gia, mặc dù có những tác động tiêu cực nhưng hiện mua sắm qua mạng vẫn là một lựa chọn tối ưu trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, để hạn chế những bất cập trong thương mại điện tử nói chung và mua sắm hàng online nói riêng, một trong những điểm quan trọng là cần khắc phục "lỗ hổng" về chính sách liên quan thương mại điện tử.

Cụ thể, các ngành chức năng cần nhanh chóng rà soát, sửa đổi bổ sung và ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử và mô hình kinh doanh trên nền tảng công nghệ số; Cần có quy định, điều kiện tham gia hệ thống bán hàng trực tuyến chặt chẽ hơn, chế tài xử phạt nghiêm các vi phạm, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng; Cùng với đó, cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan thương mại điện tử để làm rõ cách thức quản lý, các mô hình, nền tảng kinh doanh, trách nhiệm của chủ thể tham gia các sàn giao dịch, bao gồm cả người quản lý sàn giao dịch.

Về phía người tiêu dùng, cần nâng cao cảnh giác, không được cung cấp thông tin bảo mật cho bất kỳ ai, ưu tiên mua hàng từ những trang thương mại điện tử uy tín, có lịch sử bán hàng lâu dài. Khi nhận hóa đơn, cần đối chiếu thông tin trên biên lai giao hàng với đơn hàng trên mạng nhằm hạn chế tình trạng thanh toán cho đơn hàng mà mình không đặt mua cũng như nhận hàng không đúng với sản phẩm đã đặt mua...

Đọc thêm

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mạo danh Amazon Global Selling Việt Nam Bảo vệ người tiêu dùng

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mạo danh Amazon Global Selling Việt Nam

TTTĐ - Amazon Global Selling Việt Nam nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Một hộ kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính gần 140 triệu đồng Bảo vệ người tiêu dùng

Một hộ kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính gần 140 triệu đồng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang vừa phát hiện Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Nga cung ứng phân bón giả cho hộ kinh doanh Nguyệt Phát với trị giá lô hàng lên đến hàng chục triệu đồng.
Hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y kém chất lượng Nhịp sống phương Nam

Hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y kém chất lượng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Kết luận thanh tra số 40/KL-TT về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường Bạn đọc

Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường

TTTĐ - Liên quan tới vụ bò sữa chết hàng loạt ở tỉnh Lâm Đồng, hiện đã có 330 hộ dân đồng ý với mức bồi thường và phương án bồi thường, chỉ còn 20 hộ dân chưa đồng ý.
Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh Bạn đọc

Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh

TTTĐ – UBND tỉnh Gia Lai đã thống nhất chuyển hồ sơ vụ việc khám, chữa bệnh tư nhân có hành vi vi phạm pháp luật tại địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, TP Pleiku sang cơ quan công an để điều tra làm rõ.
Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường Bạn đọc

Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường

TTTĐ – Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) tỉnh Lâm Đồng, đến nay đã có 129 hộ chăn nuôi bò sữa chấp nhận mức thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ bò chết, bò bệnh mà Công ty Navetco đưa ra.
Người dân cho rằng mức bồi thường bò sữa bị chết chưa thỏa đáng Bảo vệ người tiêu dùng

Người dân cho rằng mức bồi thường bò sữa bị chết chưa thỏa đáng

TTTĐ - Đa số người nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng bị thiệt hại do tiêm vắc xin VDNC Navet-LpVac, không đồng ý mức bồi thường theo cách tính ký xác bò của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco (Công ty Navetco) đưa ra.
Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại Bảo vệ người tiêu dùng

Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 381/TB-VPCP ngày 15/8/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để  xử lý buôn lậu, gian lận thương mại Bảo vệ người tiêu dùng

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để xử lý buôn lậu, gian lận thương mại

TTTĐ - Sáng 8/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Hà Nội thu hồi 206 sản phẩm mỹ phẩm Bảo vệ người tiêu dùng

Hà Nội thu hồi 206 sản phẩm mỹ phẩm

TTTĐ - Sở Y tế đã ban hành văn bản 3666/SYT-NVD thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 206 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Belux Việt Nam.
Xem thêm