Người Châu Âu có xu hướng hạn chế đi lại bằng máy bay
“Ngọn hải đăng” Châu Âu sắp hết giường chăm sóc bệnh nhân Covid-19 Nhiều quốc gia Châu Âu ghi nhận số ca mắc và tử vong do Covid-19 cao kỷ lục |
Trong số 27.700 người tại 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) tham gia trả lời khảo sát có 74% người cho biết họ dự định sẽ sử dụng phương tiện máy bay ít hơn vì lý do môi trường kể cả sau khi các hạn chế phòng chống dịch Covid-19 được dỡ bỏ. Trong số này, 43% được hỏi cho biết họ vẫn sử dụng máy bay “mọi lúc” và 31% nói rằng họ sẽ “thỉnh thoảng”.
Khi được hỏi liệu họ có dự định chọn di chuyển bằng tàu thay vì máy bay cho các hành trình ngắn, 71% người được hỏi trong cuộc khảo sát của EIB trả lời họ sẽ thực hiện điều này.
Trong cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 10 - 11 năm 2020, 66% người dân Châu Âu cho biết họ đã ăn ít thịt hơn để chống lại biến đổi khí hậu và 13% cho biết họ có sẽ sớm có kế hoạch này.
Việc phong tỏa và giãn cách do dịch Covid-19 giúp lượng khí thải CO2 toàn cầu giảm vào năm 2020 so với những năm gần đây. Tuy nhiên, 2020 vẫn là một trong những năm nóng nhất lịch sử. Điều này nhấn mạnh nhu cầu hành động nhanh hơn để cắt giảm lượng khí thải nhằm tránh những thảm họa trong tương lai.
Lĩnh vực hàng không của Châu Âu đang bị khách hàng và các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ về lượng khí thải carbon, đồng thời các hãng cũng phải đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu do đại dịch (Ảnh: Dominic Wunderlich/Pixabay) |
EU đang soạn thảo một gói chính sách mới nhằm hạn chế ô nhiễm, bao gồm các biện pháp như cải tạo các tòa nhà để sử dụng ít năng lượng hơn; Buộc các nhà sản xuất ô tô phải đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải khắt khe hơn và tăng chi phí carbon đối với các nhà máy.
Bên cạnh đó, EU cũng giúp người tiêu dùng có lựa chọn bền vững khi đặt mục tiêu có 3 triệu điểm sạc ô tô điện công cộng vào năm 2030. Lệnh cấm ống hút và dao dĩa nhựa dùng một lần có hiệu lực trong năm nay.
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế, ông Fatih Birol cảnh báo dữ liệu ban đầu cho thấy lượng khí thải toàn cầu sẽ tăng trở lại vào năm 2021 dù đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan.
Trước đó, ngày 8/1, Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh cảnh báo hoạt động của con người trong năm 2021 sẽ đẩy nồng độ CO2 trong khí quyển lên mức cao hơn 50% so với trước cuộc Cách mạng công nghiệp, vi phạm ngưỡng mang tính biểu tượng cho cuộc chiến chống biển đổi khí hậu trên toàn cầu.
Trước đây, phải mất hơn 200 năm để lượng khí này trong khí quyển đạt mức tăng 25%. Bây giờ, thế giới chỉ cần hơn 30 năm để tiến tới mức tăng 50%.