Tag

Người dân Châu Âu tìm đủ cách tiết kiệm năng lượng

Nhìn ra thế giới 06/09/2022 13:13
aa
TTTĐ - Các quốc gia Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu thực hiện kế hoạch giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ trong giai đoạn từ ngày 1/8/2022 đến 31/3/2023 để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng. Ngoài ra, nhiều nước thành viên cũng nỗ lực thực hiện các biện pháp ở cấp quốc gia để tiết kiệm năng lượng.
Nền nhiệt Trung Quốc đang tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu Hiện tượng "sóng nhiệt đại dương" khiến nhiệt độ nước biển tăng cao Nắng nóng khắc nghiệt đồng loạt tấn công các nền kinh tế lớn nhất thế giới Ô nhiễm do mài mòn lốp xe - vấn đề đáng báo động Tại sao không thể ném pin AA vào thùng rác?

Mới đây, Ủy ban Châu Âu (EC) yêu cầu các nước thuộc EU giảm nhiệt hệ thống sưởi và làm mát các tòa nhà, những khu vực tiện ích công nhằm cắt giảm nhu cầu sử dụng khí đốt. Điều đó giúp chống chọi tốt hơn với sự sụt giảm nghiêm trọng nguồn cung cấp khí đốt của Nga, thậm chí có nguy cơ bị cắt hoàn toàn.

Người dân Châu Âu tìm đủ cách tiết kiệm năng lượng
Khoảng 11 tỷ m3 khí đốt có thể tiết kiệm được từ việc hạn chế mức nhiệt độ sưởi ấm và làm mát tại Châu Âu

EC hối thúc các Chính phủ đặt ra giới hạn sử dụng năng lượng cho các tòa nhà, văn phòng, khu vực tiện ích công, trung tâm thương mại và khuôn viên ngoài trời… để tối ưu hóa năng lượng. Chính phủ các quốc gia thành viên cũng đang nỗ lực triển khai nhiều cơ chế tiết kiệm năng lượng trong bối cảnh giá khí đốt và hóa đơn tiền điện gia tăng cũng như để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên khan hiếm.

Hưởng ứng kế hoạch của EU, Italy đã triển khai chiến dịch "Operation Thermostat" giảm nhiệt sưởi ấm và giảm điều hòa không khí tại trường học và các tòa nhà công. Đức và Pháp cũng kêu gọi khu vực lĩnh vực công đi đầu trong nỗ lực tiết kiệm điện theo những cách tương tự.

Tại Đức, các tòa nhà công sở, trong đó có cả tòa nhà Quốc hội không sử dụng nước nóng. Kể từ ngày 1/9, các tòa nhà công cộng, ngoại trừ những cơ sở như bệnh viện, nhà dưỡng lão được duy trì nhiệt độ sưởi tối đa 19 độ C nhưng toàn bộ hệ thống sưởi ở hành lang và tiền sảnh được yêu cầu tắt. Ngoài ra, các doanh nghiệp, cửa hàng không được phép bật đèn chiếu sáng mặt tiền vào ban đêm.

Trước đó, trong nỗ lực tiết kiệm năng lượng trên toàn quốc, từ cuối tháng 7/2022, nhiều thành phố tại Đức đã thực hiện tắt đèn chiếu sáng một số đài tưởng niệm và công trình lịch sử. Trong đó, thành phố Augsburg yêu cầu dừng hoạt động các đài phun nước. Từ tháng 9/2022, các bể bơi tư nhân tại Đức bị cấm sử dụng hệ thống sưởi ấm. Một số thành phố phải hạ mức nhiệt tại bể bơi, giảm số đèn chiếu sáng đô thị.

Liên minh nhà ở tại thành phố Dresden, miền Đông nước Đức tuyên bố hạn chế nước nóng ở một số thời điểm trong ngày. Tập đoàn bất động sản Vonovia, lớn nhất của Đức cũng lên kế hoạch giới hạn mức nhiệt sưởi ấm tại 350.000 nhà ở thuộc quản lý của tập đoàn này ở mức 17 độ C vào ban đêm.

Người dân Châu Âu tìm đủ cách tiết kiệm năng lượng
75% tổng năng lượng tiêu thụ trong cả năm tại Thụy Sỹ rơi vào những tháng mùa Đông (Ảnh minh họa)

Từ ngày 10/8, Tây Ban Nha đã áp dụng các quy định hạn chế sử dụng điều hòa không khí và không đặt nhiệt độ thấp hơn 27 độ C trong những tháng nóng nhất của năm. Quy định được áp dụng với hầu hết các lĩnh vực, từ phương tiện giao thông công cộng đến cửa hàng, văn phòng, nhà hát và rạp chiếu phim. Trong khi đó, mức nhiệt sưởi ấm tối đa được cài đặt trong mùa đông là 19 độ C.

Đến cuối tháng 9/2022, tất cả cơ sở sử dụng điều hòa nhiệt độ hoặc hệ thống sưởi ấm tại xứ sở bò tót đều phải lắp đặt hệ thống đóng mở cửa tự động để tránh lãng phí điện. Từ 22h, các cửa hàng phải tắt đèn cửa sổ; Đèn trang trí tại các tòa nhà công cũng phải tắt.

Về hệ thống chiếu sáng công cộng, tại Pháp, các màn hình quảng cáo có lắp đèn chiếu sáng bị cấm hoạt động từ 1 - 6 giờ sáng hằng ngày, trừ những nơi như sân bay hay ga tàu hỏa. Các cửa hàng cũng được yêu cầu đóng cửa khi bật điều hòa không khí, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng.

Ước tính, một màn hình kỹ thuật số LCD rộng 2m2 sẽ tiêu thụ lượng điện năng hằng năm tương đương một hộ gia đình cho mục đích chiếu sáng và sử dụng các sản phẩm gia dụng, không tính sưởi ấm.

Người dân Châu Âu tìm đủ cách tiết kiệm năng lượng
Các quốc gia Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu thực hiện kế hoạch giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ trong giai đoạn từ ngày 1/8/2022 đến 31/3/2023 để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng

Thủ đô Vienna (Áo) sẽ không thắp sáng đèn Giáng sinh ở đại lộ Ring nổi tiếng bao quanh trung tâm thủ đô. Đèn chiếu sáng tại chợ Giáng sinh ở quảng trường trước tòa nhà thị chính sẽ chỉ được bật vào ban đêm.

Người dân Phần Lan được khuyên nên giảm thời gian đi tắm hơi - một trong những thói quen hằng ngày ở quê hương ông già Noel. Từ tháng 10/2022, Phần Lan khuyến khích người dân giảm nhiệt độ máy sưởi, giảm thời gian tắm và không sưởi ấm gara.

Trong khi đó, Thụy Sĩ đã đặt mục tiêu tiết kiệm 15% lượng khí đốt sử dụng vào mùa Đông, từ tháng 10/2022 đến 3/2023. Lĩnh vực có thể tiết kiệm được nhiều năng lượng nhất là sưởi ấm do đó, Chính phủ dự định yêu cầu giảm mức nhiệt sưởi ấm các tòa nhà, tắt máy tính và các thiết bị khi không cần thiết.

Vì phải nhập khẩu toàn bộ khí đốt từ nước ngoài nên Thụy Sĩ sẽ chịu tác động trực tiếp nếu Châu Âu khan hiếm khí đốt. Tuy nhiên, so với các nước khác trong Liên minh Châu Âu (EU), Thụy Sĩ ít phụ thuộc vào khí đốt hơn. Tỷ trọng sử dụng khí đốt trong tổng năng lượng tiêu thụ quốc gia thấp hơn so với các nước còn lại. Theo số liệu thống kê của quốc gia này, 75% tổng năng lượng tiêu thụ trong cả năm rơi vào những tháng mùa Đông.

Theo các chuyên gia, nguồn cung khí đốt từ Nga trong tháng 7/2022 đã giảm khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2021. Tháng trước đó, EU đã đưa ra kế hoạch khẩn cấp nhằm kêu gọi các nước thành viên giảm sử dụng 15% nhu cầu khí đốt cho đến tháng 3/2023. Trước khi leo thang căng thẳng vì chiến dịch đặc biệt của Nga tại miền Đông Ukraine, Nga cung cấp khoảng 40% khí đốt tiêu thụ tại EU.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), EU đã nhập khẩu khoảng 140 tỷ m3 khí đốt từ Nga vào năm ngoái. Cơ quan này cho rằng, hành động ngay bây giờ có thể làm giảm 1/3 tác động của sự gián đoạn đột ngột nguồn cung khí đốt.

IEA tính toán, khoảng 11 tỷ m3 khí đốt có thể được tiết kiệm trực tiếp từ việc hạn chế mức nhiệt độ sưởi ấm và làm mát; Từ 4 - 40 tỷ m3 thông qua việc giảm nhu cầu điện. Ngoài ra, 10 - 11 tỷ m3 khí đốt cũng có thể được tiết kiệm do một số ngành công nghiệp tiết chế sản lượng vì giá cả tăng cao.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm