Tag
Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

Nguy cơ nhiễm vi sinh khi không rửa tay thường xuyên

Chung tay vì an toàn thực phẩm 27/05/2024 14:41
aa
TTTĐ - Theo thông tin của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, con người có thể bị nhiễm các bệnh truyền qua thực phẩm do tiêu thụ thức ăn chưa được nấu chín, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hay không rửa tay đúng cách khi chế biến thực phẩm hoặc trước khi ăn.
8/11 mẫu nước đá ở TP. HCM nhiễm vi sinh gây hại đường ruột Đà Nẵng: 230 người dân nhập viện do ăn đồ chay bị nhiễm vi sinh vật vượt mức cho phép Báo động nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm thịt Nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm tập thể ở Vĩnh Phúc

Ô nhiễm vi sinh vật từ thực phẩm chưa nấu chín...

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho biết: Nếu tiêu thụ thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín kỹ, chúng ta có thể vô tình nạp các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, Escherichia coli (E.coli), Campylobacter... vào cơ thể.

Salmonella được tìm thấy phổ biến trong thịt gia cầm, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa và có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng và sốt, nặng hơn là viêm ruột và những vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Trong thời gian gần đây, cả nước đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến Salmonella.

Mối nguy ô nhiễm vi sinh khi không rửa tay thường xuyên
Bệnh nhân điều trị sau ngộ độc thực phẩm với kết quả dương tính với Salmonella ở Bệnh viện đa khoa Long Khánh. Ảnh: Thái Hà

Tháng 9/2023, hơn 300 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng ở Hội An, Quảng Nam; tháng 3/2024, hơn 300 người phải nhập viện sau khi ăn cơm gà Trâm Anh tại Nha Trang, Khánh Hòa; trong tháng 5/2024 đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh Mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai với hơn 500 trường hợp nghi ngộ độc và kiểm nghiệm mẫu nguyên liệu thực phẩm và mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với Salmonella.

E.Coli thường được tìm thấy trong thịt bò chưa nấu chín kỹ, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, rau sống và một số dạng E. coli gây bệnh như E. coli O157: H7 có thể gây ra viêm ruột, tiêu chảy hoặc gây ra hội chứng ruột kích thích (IBS).

Theo Bộ Y tế, ước tính có khoảng 14 triệu người bị mắc hội chứng này tại Việt Nam. Vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì tại TP Long Khánh (Đồng Nai) vào tháng 5/2024 cũng đã phát hiện E. coli trong máu của 3 bệnh nhân nhi.

Campylobacter cũng được tìm thấy trong sản phẩm tái, gỏi, sống như sushi, sashimi, hàu, thịt gia cầm chưa nấu chín kỹ, hay sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, đau bụng hay sốt.

Ở Việt Nam, Campylobacter được công nhận là nguyên nhân quan trọng gây viêm dạ dày ruột và đã được phát hiện ở trẻ em và người lớn, với tỷ lệ dương tính dao động từ 2–20 % ở những bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy.

Trong một nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, tỷ lệ lưu hành của Campylobacter trong phân gà là 32 %, trong khi một nghiên cứu ở tỉnh Cần Thơ báo cáo tỷ lệ lưu hành là 76 %.

... và không rửa tay thường xuyên

Ngoài ra, việc uống nước bị ô nhiễm cũng có thể gây ra rủi ro tiềm ẩn. Nước bị ô nhiễm có thể chứa vi khuẩn và vi rút gây bệnh, dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa và viêm gan.

Sự có mặt của một số vi khuẩn, ví dụ như: Coliform hay E.Coli trong nước là một dấu hiệu cho thấy nguồn nước có thể bị ô nhiễm vi sinh vật.

Norovirus là một loại virus gây bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và thường gây ra các vụ bùng phát dịch trong các cộng đồng, trường học, tàu du lịch và các cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Bên cạnh đó, thói quen rửa tay không đúng cách hoặc không thường xuyên có thể làm cho chúng ta nhiễm phải các mầm bệnh vi sinh vật.

Chất thải từ người hoặc động vật chứa rất nhiều vi khuẩn và virut gây bệnh như Salmonella, E. coli O157, Norovirus và các vi sinh vật này có thể lây nhiễm vào tay người sau khi đi vệ sinh, thay tã, hoặc sau khi xử lý các loại thịt sống bị nhiễm.

Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), một gram phân người có thể chứa một nghìn tỷ vi khuẩn. Vi khuẩn cũng có thể dính vào tay nếu mọi người chạm vào bất kỳ đồ vật nào bị nhiễm khuẩn trên bề mặt do ai đó ho, hắt hơi vào.

Khi những vi trùng này dính vào tay và không được rửa sạch, chúng có thể truyền từ người chế biến thực phẩm lên thực phẩm và gây bệnh cho con người.

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho biết: Chúng ta cần tuân theo một số hướng dẫn đơn giản để giảm thiểu sự lây nhiễm các vi sinh vật qua đường ăn uống.

Các biện pháp đơn giản như ăn thực phẩm nấu chín, uống sôi và rửa tay thường xuyên có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, vi rút và nhiễm ký sinh trùng.

Đây là những biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh, an toàn cho chính chúng ta và cộng đồng xung quanh.

Mối nguy ô nhiễm vi sinh khi không rửa tay thường xuyên
10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn
10 nguyên tắc sử dụng thực phẩm an toàn của WHO:

1. Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng và nhất thiết phải được đun kỹ lại.

6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Đọc thêm

Kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND về chuyên đề “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn TP Hà Nội”.
Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nguy kịch

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp cứu của bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nam (52 tuổi, ở Thanh Hóa) với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết có sốc do liên cầu lợn, viêm phổi, theo dõi xơ gan.
Thức uống mát gan, thanh nhiệt: Hại sức khỏe nếu dùng không đúng cách Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thức uống mát gan, thanh nhiệt: Hại sức khỏe nếu dùng không đúng cách

TTTĐ - Mùa hè nắng nóng, mọi người thường hay tự pha chế nước uống từ các loại thực phẩm có tính mát như atisô, đậu đen, nước gạo lứt rang, rễ các loại cây, nhân trần, nụ vối… để giải nhiệt. Mặc dù lành tính, có lợi cho sức khỏe nhưng các chuyên gia cảnh báo, nếu dùng tùy tiện, thiếu khoa học có thể gây hại cho gan.
Xử phạt 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dược phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dược phẩm

TTTĐ - Từ đầu tháng 7/2024 đến nay, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành 10 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 cơ sở hành nghề dược tư nhân và 5 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Để tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành.
Tăng cường hậu kiểm, giám sát an toàn thực phẩm từ gốc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường hậu kiểm, giám sát an toàn thực phẩm từ gốc

TTTĐ - Thời gian qua, các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn Hà Nội đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm chất lượng thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua đó, kịp thời phát hiện những vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật, cung cấp nguồn cung thực phẩm sạch cho người tiêu dùng Thủ đô.
Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh

TTTĐ - Chợ dân sinh đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại, nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu

TTTĐ - Nấu cỗ lưu động đang rất hút khách trong thời buổi này. Từ tiệc tân gia, chúc thọ, đến cưới hỏi, thôi nôi, đám giỗ... phần đông người dân đều chọn giải pháp thuê nấu ăn bởi sự thuận tiện, nhanh gọn của loại hình dịch vụ này.
Cách chọn rau quả trái vụ an toàn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn rau quả trái vụ an toàn

TTTĐ - Những năm trở lại đây, người ta có thể thưởng thức một loại quả mà không cần phải chờ đợi đến vụ mùa chính thức mà vẫn có thể mua được những khi trái vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng cẩn cẩn trọng lựa chọn bởi có loại không đảm bảo chất lượng thường chứa nhiều độc tố gây tổn hại sức khỏe.
Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại

TTTĐ - Tranh thủ dịp Hè nhiều gia đình thường tổ chức các chuyến dã ngoại cho con đi chơi cùng nhóm bạn bè với nhiều hoạt động tập thể như cắm trại, ăn đồ nướng ngoài trời... Tuy nhiên, đi cùng với đó là rủi ro nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Xem thêm