Nguyễn Hữu Bảo - Người kể chuyện Hà Nội bằng ảnh đen trắng
![]() |
Nguyễn Hữu Bảo sinh ra và lớn lên giữa phố cổ Hàng Đào, lại đam mê chụp ảnh, đến giờ ông đã có cả một kho tư liệu ảnh về quê hương Việt Nam và Hà Nội nói chung, đặc biệt là phố cổ nói riêng.
Hà Nội dấu yêu là 10 câu chuyện biết nói về Hà Nội: Câu chuyện hồ Gươm, Hà Nội có cầu Long Biên, Ai lên xứ hoa đào… Nhật Tân, Hà… “lội”, Ma nơ canh, Giá trị tinh thần, Nhà cổ - Bỏ thì thương, vương thì tội, Người thành phố, Giấc mơ trưa, và Muôn màu cuộc sống… với đủ chuyện vui, chuyện buồn, chuyện khôi hài…
Cảnh lụt ở phố Nguyễn Du – 1980 (Ảnh Nguyễn Hữu Bảo)
Những câu chuyện của Nguyễn Hữu Bảo không viết bằng chữ mà bằng hình ảnh. Tự thân, mỗi bức ảnh trong cuốn sách của ông đều đủ sức kể chuyện về chính mình. Vì vậy, cũng có thể nói, cuốn sách ảnh Hà Nội dấu yêu là một tập truyện. Thậm chí, rất nhiều "truyện" trong đó lại bao hàm nhiều câu chuyện nhỏ khác. Có những câu chuyện xảy ra đã lâu (37 năm trước, tính đến 2015) mà tưởng như mới ngày hôm qua. Có câu chuyện mới ngày hôm qua mà tưởng như đã từ lâu lắm.
Bến tàu điện Bờ Hồ - 1978 (Ảnh Nguyễn Hữu Bảo)
Chuẩn mực về ánh sáng và bố cục là yêu cầu của nghề nhiếp ảnh. Nhưng Nguyễn Hữu Bảo chỉ coi đó là phương tiện thẩm mỹ để đạt tới mục đích tối thượng là chuyển tải được mọi cảm xúc ái, ố, hỷ, nộ, bi, hài. Ông không chụp theo kiểu duy mỹ thuần túy. Ông kể chuyện có duyên vì luôn “bắt” được những tương phản, đối nghịch trong những câu chuyện bằng ảnh của mình, giữa già và trẻ, tĩnh và động, trên và dưới, mới và cũ…
Nói như lời nhà sử học Dương Trung Quốc, Hà Nội dấu yêu là cuốn sách ảnh không thể xem nhanh.
Bìa cuốn sách "Hà Nội dấu yêu"
Nguyễn Hữu Bảo chia sẻ, ông bắt đầu chụp ảnh từ năm 1973, khi Việt Nam vẫn còn chưa có ảnh màu. Ông bảo, cảm xúc thẩm mỹ ban đầu của ông là đen trắng, nên đến giờ ông vẫn thích đen trắng, bởi nó bộc lộ một kiểu tình yêu Hà Nội thường trực, lãng mạn, lan tỏa đến với người xem như một chất men say.
Chính vì vậy, khi chọn ảnh cho ra mắt Hà Nội dấu yêu, Nguyễn Hữu Bảo đã chuyển một số bức ảnh màu sang đen trắng.
Hơn 40 năm rong ruổi, cần mẫn, đi đâu ra đường cũng mang theo máy ảnh, Nguyễn Hữu Bảo chụp một cách nắn nót về Hà Nội không phải để đi thi hay theo đơn đặt hàng, không chụp theo đề tài mà chụp bất cứ thứ gì mình yêu thích - từng góc phố, từng giây phút cuộc sống bên vỉa hè, thậm chí từng mùa đi qua.
Nguyễn Hữu Bảo cũng hay chụp Hà Nội vào đêm, lúc mưa hay sương mù, vì những thời khắc đó gần gũi với Hà Nội và những con người bé nhỏ. Ông chia sẻ: “Hà Nội về đêm kỳ lạ và đây là cách để tôi lấp chỗ trống mỗi khi mất ngủ, bởi từ nhà tôi, bước qua nửa con phố ngắn đã tới hồ Gươm”.
Và có lẽ bất cứ ai khi xem kho ảnh của Nguyễn Hữu Bảo chụp về Hà Nội đều có thể cảm nhận được tình cảm của ông dành cho Thủ đô, bởi Hà Nội như một phần tế bào trong cơ thể ông.
Chính vì thế, cùng với những tên tuổi nghệ sĩ nhiếp ảnh thành danh về đề tài Hà Nội như Lê Vượng, Quang Phùng, Nguyễn Hữu Bảo đã góp thêm cho kho tàng ảnh quý báu về Hà Nội thời hiện đại những tác phẩm mang đậm tính sử liệu.
Cũng chính vì thế, như một tất yếu, Hà Nội dấu yêu là một đề cử ở hạng mục Việc làm, giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2017.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo sinh năm 1952, sống tại 48 Hàng Đào, Hà Nội. Ông đã từng tổ chức nhiều các triển lãm ảnh cá nhân như: Australia, vừa chạy vừa chụp, Các làng nghề truyền thống, Thành đô yêu dấu, Ký ức làng, Ký ức phố… Nguyễn Hữu Bảo là người biên tập 4 cuốn sách ảnh tư liệu: Hà Nội ngày tiếp quản, Những Ký ức còn lại, Thủ đô huyết lệ và Âm vang lời thề quyết tử. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chân thành và cảm động cuốn sách nhà báo Tiểu Phong tặng con gái

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc bảo vật quốc gia "Ngai vua triều Nguyễn" bị phá hoại

Ứng dụng AI gắn với đạo đức nghề nghiệp và lợi ích xã hội

Quảng Ninh: Chuẩn bị kỹ lưỡng sự kiện chiêm bái xá lợi Đức Phật

Có rạp, nhà hát công lập vẫn đến nhà hát tư để diễn, vì sao?

Hà Nội tăng cường quản lý di tích lịch sử, văn hóa

Làn gió mới từ denim trong dòng thời trang công sở hiện đại

Cùng cộng đồng bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới

Việc phân cấp, phân quyền phải tạo được động lực mới cho địa phương
