Tag

Nhà văn mặc áo lính phải có nghĩa vụ viết về chính cuộc đời mình

Văn học - Nghệ thuật 25/08/2017 20:55
aa
TTTĐ.VN- Trong khuôn khổ Triển lãm - hội chợ sách quốc tế lần thứ III đang diễn ra tại Công viên Thống nhất (Hà Nội), sáng 25/8, NXB Văn học phối hợp với khoa Văn học - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: “Người lính viết về chiến tranh - Nói về văn học chiến tranh”.

Nhà văn mặc áo lính phải có nghĩa vụ viết về chính cuộc đời mình

Đến dự buổi giao lưu có nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, nhà thơ Hữu Việt, nhà phê bình Bùi Việt Thắng, GS.TS Trần Ngọc Vương, PGS.TS Phạm Xuân Thạch, PGS.TS Văn Giá, nhà văn Bình Ca... cùng đông đảo sinh viên khoa Văn học trường ĐH KHXH&NV Hà Nội và bạn đọc.

Nhà văn mặc áo lính phải có nghĩa vụ viết về chính cuộc đời mình


Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha- một người lính đã từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị năm 1972 cho rằng: “Các thế hệ nhà văn của chúng ta chưa bao giờ ngừng viết về đề tài này và chắc chắn, còn nhiều tác phẩm văn học nữa về chiến tranh sẽ được ra đời trong thời gian tới”.

Những ngày này, đất nước vừa trải qua đợt kỉ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sỹ. Những mất mát từ những cuộc chiến tranh của dân tộc vẫn còn hằn sâu lên mỗi gia đình có người không tiếc máu xương ngoài chiến trường để bảo vệ hòa bình cho dân tộc. Trong khi đó, vào những ngày tháng bảy âm lịch hàng năm như hiện tại, người ta hướng nhiều đến thế giới tâm linh và những hoạt động để tri ân các anh hùng liệt sĩ. Hai tác phẩm được nhắc đến nhiều trong cuộc tọa đàm, đó là “Tàn đen đốm đỏ” của nhà văn Phạm Ngọc Tiến và “Quảng Trị 1972” của Nguyễn Quang Vinh. Điều đặc biệt, hai cuốn sách một hư cấu và một là hồi ức đều được viết bởi hai người con của Hà Nội.

Nhà văn mặc áo lính phải có nghĩa vụ viết về chính cuộc đời mình


Nhà văn Phạm Ngọc Tiến dựng lên cuốn tiểu thuyết bằng những hồi ức của mình. Anh đi lính từ năm 16 tuổi. Có thể nói đây là cuốn sách viết về người Hà Nội. Những hồi ức phố phường lấy từ chính anh, hàng xóm, họ hàng, bạn bè, đồng đội của anh.

“Tàn đen đốm đỏ”- cuốn sách được in lần đầu năm 1994 và tái bản nhiều lần, từng đạt giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hà Nội 5 năm (1991 - 1996). Ấn bản mới nhất vừa được NXB Văn học phát hành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Nhà văn Phạm Ngọc Tiến tâm sự về cuốn sách của mình: “Tàn đen đốm đỏ” ra đời một cách hết sức ngẫu nhiên. Năm 1994 tôi tham gia Trại viết ở Đại Lải, bản thảo của tôi độ hơn 100 trang viết tay nhưng đưa lên có một cái gì hững hờ lắm, không thấy có hứng thú. Một ngày tôi ngồi uống rượu với nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Bình Phương, tự dưng nảy ra cái tứ là viết về người mãi rồi, sao không viết về “ma”. Tôi không đủ kiến văn, từng trải, lịch lãm, học vấn để thể hiện được thế giới ma nên phải viết về thế giới âm hồn của những người tham gia chiến tranh.

Đây là cuốn tiểu thuyết duy nhất của tôi khi viết đã hình dung ra trước tất cả chứ không phải viết đến đâu được đến đấy. Tất cả mọi thứ rõ ràng trước mắt tôi, từ bối cảnh hiện ra một cái hang trong đó đầy dơi. Ở đó có một ông già “9 năm” đại diện cho thế hệ trước, thế hệ kháng chiến chống Pháp. Một người đóng vai trò biết tuốt vì đủ độ lắng của đau khổ, hi sinh. Các nhân vật còn lại là một anh chiến sĩ tên Phương bị thương bị bỏ lại và mất ở trong hang, một anh lính ngụy bị đồng đội tiêu diệt và một cô chiến sĩ giải phóng không có tên. Những nhân vật trong đó đầy đủ các thế hệ, có cả ta, địch. Họ cũng có tình yêu, có thù hận, có hồi ức, có tất cả những thứ như một con người bình thường. Họ còn khao khát tương lai nhưng tôi định ước cho họ rằng trong cái thế giới ấy họ không thể chạm được vào nhau. Mọi cố gắng chạm vào đều khiến họ đau đớn. Họ cũng không thể đi thoát khỏi cái hang đó được. Tôi nghĩ rằng, đọc cuốn sách này, những gia đình có thân nhân rơi vào hoàn cảnh tương tự như vậy sẽ có một sự chia sẻ.

Thế giới tôi muốn đề cập đến thế giới vong hồn. Chúng ta thường quan niệm những người chết thì xuống âm phủ thành hồn ma nhưng những người chết trận không được chôn cất, không được thừa nhận, hương khói thì cõi hồn của họ vật vờ, không siêu thoát. Đây là một cái giá đau đớn nhất của chiến tranh. Có khoảng 60 vạn người mất chưa tìm được tung tích, đó là cái giá đắt của cuộc chiến. Tôi cho rằng “Tàn đen đốm đỏ” ở thời điểm ấy là cuốn tiểu thuyết duy nhất chạm vào vấn đề tâm linh đó, dựng ra thế giới kẹt giữa trần thế và âm cung. Họ ngồi đợi mỏi mòn rồi đến ngày chiến thắng, từng sư đoàn lần lượt trở về quê hương, liệu có ai còn nhớ đến họ? Câu trả lời là có, luôn nhớ. Họ luôn ở trong trái tim những người thân yêu của mình.

Đây là cuốn sách duy nhất tôi sử dụng văn chương. Tôi viết rất lãng mạn, tả gió tả mây, tả trời đất, tình yêu miên man. Sau này, giọng văn tôi đổi khác nhiều và không bao giờ lặp lại được như cuốn sách này nữa”.

Tác giả Nguyễn Quang Vinh cũng là một người Hà Nội, sinh ra ở Hà Nội, rời mái trường Hà Nội đi vào chiến trận. Năm 1972 có đợt tổng động viên lớn và chủ yếu những sinh viên Hà Nội lên đường tòng quân, trong đó có Nguyễn Quang Vinh, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Văn Thạc… Cả vạn người đã ngã xuống khi vượt sông Thạch Hãn sang Thành cổ Quảng Trị. Cuốn “Quảng Trị 1972” là những hồi ức thật của tác giả khi tham gia trận chiến ác liệt này.

Nhà bình Bùi Việt Thắng và PGS Phạm Xuân Thạch đều xếp “Tàn đen đốm đỏ” vào danh sách những cuốn sách viết về chiến tranh hay nhất ở Việt Nam, bên cạnh “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh), “Ăn mày dĩ vãng” (Chu Lai), “Mình và họ” (Nguyễn Bình Phương), “Miền hoang” (Sương Nguyệt Minh)…

Theo nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại- Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, văn học gần đây có khuynh hướng thiên về ký sự, mô tả sự thật như nó vốn có. “Sự thật cuộc chiến đấu Quảng Trị năm 1972 hào hùng và tiêu biểu đến nỗi, không cần tới hư cấu và bởi không cần đến hư cấu nên lay động sâu xa tới người đọc. Cuốn “Quảng Trị 1972” của Nguyễn Quang Vinh hấp dẫn từ đầu chí cuối, không chỉ có giá trị lịch sử mà còn góp phần khẳng định khuynh hướng mới có nhiều triển vọng trong đời sống văn học hiện nay”.

Là tác giả duy nhất có mặt trong buổi giao lưu, ra mắt hai cuốn sách, nhà văn Phạm Ngọc Tiến chia sẻ rất chân thành: “Tôi rất thích đọc văn học chiến tranh. Tôi đặc biệt thần tượng Erich Maria Remarque, đặc biệt với hai cuốn “Phía Tây không có gì lạ” và “Đường về” của ông. Tôi cũng đọc cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh trong trạng thái bàng hoàng. Cũng là lính mà tôi không thể tưởng tượng được cuộc chiến tranh nó lại thảm khốc đến vậy. Đó cũng là lí do hôm nay tại sao tôi ngồi ở cuộc giao lưu này, vì tôi đã gặp lại chính sự thảm khốc ấy trong “Quảng Trị 1972” của anh Nguyễn Quang Vinh. Văn học trực diện về chiến tranh nó tạo ấn tượng khủng khiếp, gieo vào nỗi ám ảnh trong lòng người đọc. Một nhà văn đã từng khoác áo lính phải có nghĩa vụ và sự thôi thúc phải viết về chính cuộc đời của anh đã. Đó là lí do tôi viết “Tàn đen đốm đỏ”.

Tin liên quan

Đọc thêm

Tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước Văn hóa

Tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước

TTTĐ - Suốt những năm qua, những chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đều là "kim chỉ Nam" cho từng bước tiến, từng giai đoạn của đất nước, bao trùm mọi lĩnh vực, ngành nghề. Tập hợp những cuốn sách Tổng Bí thư để lại cho đời cho thấy tình cảm sâu nặng, suốt đời vì dân vì nước, cống hiến tận tâm tận lực của đồng chí.
Văn hóa Việt làm vẻ vang dân tộc bởi "người dẫn đường" tâm huyết Văn hóa

Văn hóa Việt làm vẻ vang dân tộc bởi "người dẫn đường" tâm huyết

TTTĐ - Với vai trò là "người dẫn đường" cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, suốt những năm qua, với tầm nhìn sâu rộng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vạch ra những đường lối về phát triển văn hóa, phát triển con người để đất nước ta vươn mình, khẳng định vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
Dự kiến tôn tạo bức phù điêu “Bắt sống phi công Mỹ John McCain” Văn học - Nghệ thuật

Dự kiến tôn tạo bức phù điêu “Bắt sống phi công Mỹ John McCain”

TTTĐ - UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa có tờ trình xin ý kiến HĐND cùng cấp về chủ trương đầu tư một số dự án, trong đó có chỉnh trang, tu bổ, tôn tạo bức phù điêu “Bắt sống phi công Mỹ John McCain”.
Gia đình đọc sách - cuộc thi phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng Văn học - Nghệ thuật

Gia đình đọc sách - cuộc thi phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024. Đây là hoạt động thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”.
Ngày hội Astérix diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Văn học - Nghệ thuật

Ngày hội Astérix diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

TTTĐ - Nhân dịp Thế vận hội Mùa hè, Thế vận hội Người khuyết tật Paris 2024 và ra mắt 3 tập mới trong bộ sách Astérix, Nhà xuất bản Kim Đồng và Viện Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện Ngày hội Astérix 2024 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát động Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III Văn học - Nghệ thuật

Phát động Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III

TTTĐ - Sáng 17/7, Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III năm 2024 chính thức được phát động. Tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 70 triệu đồng, trong đó Giải nhất trị giá 20 triệu đồng.
Trải nghiệm triển lãm búp bê Nhật Bản và tranh Ukiyo-e độc đáo Văn học - Nghệ thuật

Trải nghiệm triển lãm búp bê Nhật Bản và tranh Ukiyo-e độc đáo

TTTĐ - Từ ngày 26/7 đến 4/8/ tại khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam sẽ diễn ra triển lãm "Búp bê Nhật Bản" và "Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e".
Ngôi nhà mang biển số một Văn học - Nghệ thuật

Ngôi nhà mang biển số một

TTTĐ - Cuộc sống hằng ngày cứ cuồn cuộn trôi, ít người Hà Nội biết một chi tiết đời thường - đó là con đường mang tên Lê Thái Tổ nối Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục với ngã tư Bà Triệu - Tràng Thi thì bên trái đường chỉ có một ngôi nhà mang biển số 1 - chính là Nhà hàng Thủy Tạ nổi tiếng với các loại kem bốn mùa, đã tồn tại hơn trăm năm có lẻ.
Hoàng hôn màu tím: Khúc tình ca giữa núi rừng Văn học - Nghệ thuật

Hoàng hôn màu tím: Khúc tình ca giữa núi rừng

TTTĐ - Bài thơ "Hoàng hôn màu tím" vẽ lên một bức tranh thiên nhiên và tình yêu đầy sắc màu và cảm xúc. Từng dòng thơ như những nét vẽ tinh tế, khắc họa một hoàng hôn màu tím trên miền quê hương bình dị, mang đậm chất trữ tình và lãng mạn.
Thế giới học đường trước năm 1945 trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài Văn học - Nghệ thuật

Thế giới học đường trước năm 1945 trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài

TTTĐ - Kỉ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Tô Hoài (6/7/2014 - 6/7/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản tập truyện ngắn "Mực tàu giấy bản" gồm 10 truyện ngắn được viết trước năm 1945 của ông.
Xem thêm