Nhà văn Sơn Tùng qua đời ở tuổi 93
Tiểu thuyết của nhà văn Lê Lựu ra mắt độc giả thế hệ mới |
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam thông báo nhà văn Sơn Tùng đã qua đời vào 23h ngày 22/7 tại Hà Nội, hưởng thọ 93 tuổi.
![]() |
Nhà văn Sơn Tùng |
Trên trang cá nhân, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng viết: "Ông là một con người đặc biệt và là một nhà văn đặc biệt. Ý chí sống và sáng tạo phi thường của ông là một tấm gương lớn. Xin cúi đầu vĩnh biệt ông".
Trên trang cá nhân của nhà văn Thiên Sơn, cháu nhà văn Sơn Tùng cũng xúc động viết: " Xin nghiêng mình tiễn biệt ông, người thầy lớn nhất của tôi. Một nhân cách đáng ngưỡng mộ bậc nhất mà tôi từng gặp trong đời. Ông để lại một tấm gương lao động quên mình và là một biểu tượng của sự liêm khiết, một nhà văn có phẩm giá".
Trước sự ra đi của tác giả tác phẩm "Búp sen xanh", nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ cũng bày tỏ sự xúc động trên trang cá nhân: "Chú Sơn Tùng- nhà văn, thương binh nặng, anh hùng lao động đã sống, viết trong khổ đau, bần hàn cùng cực vẫn ngạo nghễ, cao thượng, son sắt, đanh thép. Một con người phi thường và hiếm hoi. Xin chia tay chú. Chú rời cõi tạm để bớt đau khổ, giằng xé, nhiều khi bất lực, chú nhé".
![]() |
Sáng 23/7, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng chia sẻ khi biết tin nhà văn Sơn Tùng qua đời: "Bất ngờ biết tin nhà văn Sơn Tùng - Anh hùng lao động đã ra đi. Anh Sơn Tùng là một nhà văn giản dị, liêm khiết, mạnh mẽ, kiên cường, chính trực trong cuộc sống (dù rất nghèo) nhưng ý chí và nghị lực thì khó ai sánh nổi.
Vĩnh biệt anh - một nhà văn đã vượt qua rất nhiều bệnh tật (anh là thương binh nặng trong kháng chiến) để sống và viết. Một Anh hùng thật sự trong đời thường mà tôi từng chứng kiến".
Nhà văn Sơn Tùng tên thật Bùi Sơn Tùng, sinh năm 1928 tại Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An. Nhà văn Sơn Tùng xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, nên ông sớm giác ngộ ý thức tiến bộ và đứng vào hàng ngũ cách mạng từ năm 1944.
Nhà văn Sơn Tùng sau khi tốt nghiệp đại học, tiếp tục xung phong chi viện cho chiến trường miền Nam. Với vai trò một nhà báo, Sơn Tùng đã có mặt ở những điểm nóng của cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc. Năm 1971, nhà văn Sơn Tùng bị thương nặng tại Tây Ninh và trở thành thương binh hạng 1/4.
Di chứng chấn thương sọ não, vỡ xương vai, nửa người bên phải của nhà văn Sơn Tùng hầu như bị liệt không đi lại được thế nhưng, với cánh tay phải co quắp và bàn tay trái chỉ còn 2 ngón, nhà văn Sơn Tùng vẫn nhẫn nại cầm bút.
![]() |
Tác phẩm viết về Bác Hồ nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Tùng. |
Từ năm 1974 đến khi qua đời, nhà văn Sơn Tùng đã có hàng chục đầu sách có giá trị. Đặc biệt, nhà văn Sơn Tùng đã viết những trang văn thật cao đẹp và thật xúc động về lãnh tụ Hồ Chí Minh, mà tiêu biểu nhất là các tác phẩm “Búp sen xanh”, “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh”, “Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng”.
Đặc biệt, tác phẩm "Búp sen xanh", tiểu thuyết viết về tuổi thơ, thời niên thiếu và tuổi đôi mươi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến nay được tái bản hơn 30 lần, dịch ra nhiều thứ tiếng.
Ngoài đề tài danh nhân, Sơn Tùng còn có một số sáng tác khác như "Lõm" (viết năm 1976, in lần đầu năm 1994), "Trái tim quả đất" (viết năm 1988, in lần đầu năm 1990), nói về chiến tranh và xã hội, con người Việt Nam trong và sau khi kết thúc chiến tranh. Ông từng viết khoảng 100 bài thơ, trong đó có bài "Gửi em chiếc nón bài thơ", được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ nhạc.
Năm 2011, nhà văn Sơn Tùng được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ"
