Tag

Nhận diện nguy cơ xâm hại trẻ em trên không gian mạng

Tư vấn pháp luật 13/11/2024 08:33
aa
TTTĐ - Việc tiếp xúc, sử dụng Internet sớm, trong khi chưa được trang bị đầy đủ nhận thức về các mối nguy hại từ môi trường mạng là nguyên nhân cơ bản đưa trẻ em trở thành mục tiêu, nạn nhân cho các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật trên môi trường mạng, gây tổn hại tâm lý, danh dự...
Trang bị kiến thức về nhận diện và phòng chống lừa đảo không gian mạng trong cộng đồng Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), cứ 3 người sử dụng internet trên toàn thế giới thì có một trẻ em và hơn 175.000 trẻ lên mạng đầu tiên vào mỗi ngày.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trẻ em ở Việt Nam thường dành từ 5 - 7 tiếng mỗi ngày cho việc sử dụng mạng xã hội.

Nhận diện nguy cơ xâm hại trẻ em trên không gian mạng
Việc bảo vệ trẻ trên không gian mạng là rất cần thiết, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và toàn xã hội

Các đối tượng có thể lợi dụng mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram, các ứng dụng hẹn hò, phòng chat “ảo”, game online… để nhắn tin tiếp cận, làm quen. Sau một thời gian trò chuyện, các đối tượng chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang chủ đề về giới tính, tình dục và lôi kéo trẻ cùng xem phim, hình ảnh khiêu dâm trên mạng và thu thập hình ảnh riêng tư.

Mặt khác, một số đối tượng sau thời gian trò chuyện với các em thì hứa hẹn tình cảm, thậm chí cho vay tiền, tặng quà với mục đích để dễ tiếp cận, gặp gỡ các em ở ngoài thực tế để thực hiện các hành vi xâm hại tình dục; có trường hợp đối tượng đã dụ dỗ, bán trẻ em sang các nước khác.

Một trong những nguy cơ nữa là các em có thể bị bắt nạt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục trên môi trường mạng.

Hiện nay, diễn ra phổ biến trên không gian mạng là việc tán phát các hình ảnh, video clip của các em bị bạo lực học đường, làm nhục thậm chí là bị xâm hại tình dục lên mạng để “khoe chiến tích” hoặc thu hút người xem, nhận tương tác.

Mặt khác, do thù ghét cá nhân trong quá trình học tập, một số học sinh đã chế, ghép các thông tin, hình ảnh của bạn sau đó đăng lên mạng xã hội gây tổn hại danh dự, nhân phẩm, tạo các tài khoản, hội, nhóm “anti”, bóc phốt, tẩy chay người khác, thậm chí là cả giáo viên.

Năm 2019, trào lưu thử thách Momo, cá voi xanh nổi lên như một hiện tượng mạng đã thu hút số lượng lớn người tham gia đã gây ra những hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý trẻ em.

Một số đối tượng thông qua không gian mạng kêu gọi các em tụ tập sử dụng xe mô tô, xe gắn máy lạng lách, đánh võng hoặc cổ súy cho hành vi đua xe, gây rối trật tự công cộng.

Bên cạnh đó, các đối tượng kêu gọi các em sử dụng các hung khí nguy hiểm sẵn sàng giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực.

Một trong những vấn đề cần được quan tâm hiện nay là nguy cơ bị xâm phạm quyền riêng tư, sử dụng trái phép thông tin cá nhân vào mục đích vi phạm pháp luật và bị chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Quá trình hoạt động trên không gian mạng, trẻ em do tính cách thích thể hiện, đã đăng tải, chia sẻ các thông tin cá nhân, trong đó nhiều thông tin cá nhân hoặc hoàn cảnh gia đình. Do đó, các đối tượng có thể lợi dụng để thực hiện thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo các em từ 14 tuổi đã được cấp CCCD tham gia lập tài khoản ngân hàng, sau đó bán lại cho các đối tượng kiếm lời.

Thời gian gần đây, các loại tội phạm có sự chuyển dịch mạnh mẽ trên môi trường mạng với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhắm vào đối tượng là trẻ em để chiếm đoạt tài sản, chủ yếu các phương thức như “mua, bán vật phẩm game online”; “cho, tặng điện thoại, máy tính để phục vụ học tập”…

Việc bảo vệ trẻ trên không gian mạng là rất cần thiết, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Trẻ cần được trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng internet an toàn để bảo vệ bản thân.

Phụ huynh cần dành nhiều thời gian quan tâm hơn khi các em tiếp xúc với môi trường mạng internet; không để trẻ dành quá nhiều thời gian sử dụng các thiết bị điện tử lên mạng ngoài giờ học.

Các bậc cha mẹ hãy học và chơi cùng con trên mạng internet; chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp theo từng lứa tuổi để trẻ tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.

Bên cạnh đó, khi phát hiện các vụ, việc có dấu hiệu xâm hại, gây nguy hại cho trẻ em trên môi trường mạng, phụ huynh nên trình báo với cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý.

Nhà trường cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe lồng ghép vào các giờ sinh hoạt chủ nhiệm nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về môi trường mạng, kỹ năng cơ bản khi sử dụng internet cho trẻ.

Về phía xã hội, cần phát huy trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, kịp thời báo cáo cơ quan chức năng khi phát hiện dấu hiệu của tội phạm.

Duy Long

Đọc thêm

Tìm giải pháp xử lý tài sản thi hành án các vụ kinh tế Tư vấn pháp luật

Tìm giải pháp xử lý tài sản thi hành án các vụ kinh tế

TTTĐ - Sáng 14/5, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự” với chủ đề “Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ kinh tế”. Sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo các Sở, ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực thi hành án, thẩm định giá…
Nhận diện công trình xây dựng trên đất nông nghiệp Tư vấn pháp luật

Nhận diện công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

TTTĐ - Việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp luôn là vấn đề được nhiều người dân quan tâm, đặc biệt tại Hà Nội, nơi tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải mọi công trình đều được phép xây dựng trên đất nông nghiệp và việc sử dụng đất sai mục đích có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
Bài 1: Tư duy sáng tạo, hành động kịp thời, hiệu quả Tư vấn pháp luật

Bài 1: Tư duy sáng tạo, hành động kịp thời, hiệu quả

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, Nghị quyết 66 quy định nhiều cơ chế đột phá; trong đó, tăng cường kiểm soát quyền lực; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
Người dân cần làm gì khi có công trình xây dựng trên đất nông nghiệp? Tư vấn pháp luật

Người dân cần làm gì khi có công trình xây dựng trên đất nông nghiệp?

TTTĐ - Việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp mà không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là vi phạm pháp luật phổ biến, đặc biệt ở các khu vực ngoại thành đang đô thị hóa nhanh. Những công trình này không chỉ đối mặt với nguy cơ bị tháo dỡ, phạt tiền nặng, mà còn gây ra nhiều hệ lụy pháp lý và tài chính lâu dài.
Đừng nghĩ vi phạm lúc “tranh tối tranh sáng” sẽ không sao! Tư vấn pháp luật

Đừng nghĩ vi phạm lúc “tranh tối tranh sáng” sẽ không sao!

TTTĐ - Cứ vi phạm đi, những lúc “tranh tối tranh sáng” như thế này không ai để ý đâu vì họ còn phải lo nhiều việc khác, mình làm xong rồi thì thôi, không ai phá được đâu, cùng lắm là phạt cho tồn tại. Đó là cách nghĩ của những đối tượng vi phạm, còn đối với nhà chức trách và sự thượng tôn pháp luật thì không phải vậy.
Xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp phạt? Tư vấn pháp luật

Xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp phạt?

TTTĐ - Đối với các công trình, nhà xưởng, cơ sở kinh doanh trái phép mọc lên trên đất nông nghiệp, các địa phương gặp rất nhiều lúng túng trong quá trình xử lý.
TP Huế cảnh báo chiêu lừa đảo dịch vụ du lịch dịp nghỉ lễ Tư vấn pháp luật

TP Huế cảnh báo chiêu lừa đảo dịch vụ du lịch dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhất là vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và kỳ nghỉ hè sắp tới, nhiều đối tượng xấu gia tăng các hoạt động lừa đảo dịch vụ du lịch, chiếm đoạt tài sản dưới nhiều hình thức.
Sản xuất, buôn bán thuốc giả sẽ đối diện mức án cao nhất Pháp luật

Sản xuất, buôn bán thuốc giả sẽ đối diện mức án cao nhất

TTTĐ - Những ngày qua, dư luận xã hội không khỏi hoang mang, bức xúc trước hành vi của các đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả, thuốc giả vừa bị cơ quan chức năng triệt phá. Nhiều người nêu kiến nghị cần xử lý nghiêm hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, thuốc giả để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Hội tụ các yếu tố của tội phạm kinh tế đặc biệt nghiêm trọng Tư vấn pháp luật

Hội tụ các yếu tố của tội phạm kinh tế đặc biệt nghiêm trọng

TTTĐ - Theo chuyên gia pháp lý, vụ án kinh doanh sữa bột giả đã gây hoang mang dư luận, gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Nó không chỉ hội tụ các yếu tố của tội phạm kinh tế đặc biệt nghiêm trọng mà còn phơi bày những lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng và vận hành doanh nghiệp...
Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật Tư vấn pháp luật

Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

TTTĐ - Mới đây, một số người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs, Influencers) bị xử phạt hành chính, bị khởi tố, bắt giam do quảng cáo sai lệch công dụng sản phẩm là hồi chuông cảnh báo với giới trẻ về ranh giới mong manh giữa xử phạt hành chính và trách nhiệm hình sự. Câu chuyện không chỉ dừng ở một video hay một bài đăng, mà là dấu hiệu cho thấy mạng xã hội không còn là “vùng trũng pháp lý” như trước.
Xem thêm