Nhật Bản: Chính phủ trợ cấp doanh nghiệp nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc về chuỗi cung ứng
Một nhà máy sản xuất ô tô của Nhật Bản đặt tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc (Ảnh: Nikkei)
Bắt đầu từ tháng 6, Iris sẽ bắt đầu sản xuất khẩu trang tại nhà máy Kakuda ở tỉnh Miyagi, miền Bắc Nhật Bản, nơi công ty đặt trụ sở chính.
Công ty sẽ sản xuất khẩu trang từ những khâu đầu tiên, bao gồm cả làm vải không dệt, để độc lập với các nhà cung cấp ở nước ngoài. Theo kế hoạch, đến tháng 8 công ty có thể sản xuất 150 triệu khẩu trang mỗi tháng.
Chính phủ Nhật Bản sẽ dành hơn 240 tỷ yên (2,2 tỷ USD) trong ngân sách bổ sung năm tài khóa 2020 để chuẩn bị trợ cấp cho các công ty tổ chức lại chuỗi cung ứng của họ nhằm tránh phụ thuộc vào một nguồn duy nhất.
Iris ban đầu dự định sử dụng một khoản trợ cấp của Chính phủ nhằm khuyến khích sản xuất khẩu trang. Bây giờ họ cũng sẽ đăng ký nhận khoản trợ cấp để tái phân bổ chuỗi cung ứng.
Tổng vốn đầu tư cho việc sản xuất khẩu trang tại Nhật Bản dự kiến sẽ tăng lên 3 tỷ Yên so với kế hoạch ban đầu là 1 tỷ Yên. Trong đó Iris hy vọng sẽ có các khoản trợ cấp chiếm khoảng 75% con số mới.
Iris hiện đang sản xuất khẩu trang tại các nhà máy được đặt tại Trung Quốc như ở thành phố cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh và thành phố Tô Châu ở phía Tây Thượng Hải. Tất cả các nguồn nguyên liệu là vải không dệt và các vật liệu chính khác được mua từ các công ty địa phương.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm đình trệ sản xuất và hậu cần trên toàn thế giới, đặc biệt là trong việc phơi bày các lỗ hổng của các công ty Nhật Bản, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc cho hơn 20% nhu cầu về linh kiện và vật liệu của họ.
Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố kế hoạch đầu tư để tăng cường mạng lưới sản xuất và mua sắm trong nước.
Trong cuộc họp chính phủ tháng trước, ông Albe nhấn mạnh: "Các sản phẩm phụ thuộc vào một quốc gia và có giá trị gia tăng cao sẽ được đưa về Nhật Bản sản xuất. Ngay cả khi các sản phẩm không phụ thuộc vào một quốc gia và không có giá trị gia tăng cao, địa điểm sản xuất sẽ được đa dạng hóa, chuyển sang các nước ASEAN".
Chính phủ cũng sẽ kêu gọi các công ty xem xét liệu việc mua sắm và sản xuất ổn định có thể được duy trì trong thời kỳ khủng hoảng hay không. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ hỗ trợ cải cách trong các ngành công nghiệp như phụ tùng ô tô và linh kiện điện tử.
Không chỉ Nhật Bản mà nhiều công ty trên khắp thế giới sẽ thay đổi chuỗi cung ứng để ít phụ thuộc vào Trung Quốc hơn sau cuộc khủng hoảng Covid-19.
Theo Mark Mobius, một nhà quản lý quỹ thị trường mới nổi của Mỹ, Mobius Capital Partner cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ khiến các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại, để tìm cách giảm thiểu tác động của cú sốc từ phía cung do bất kỳ biến động nào trong tương lai.
"Nhiều người mua phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc hiện đang có những toan tính khác theo hướng đa dạng hóa tối đa chuỗi cung ứng. Các công ty tại Mỹ có lẽ sẽ ưu tiên cho các công ty có trụ sở trong nước hoặc tại các thị trường nước ngoài gần như Mexico hoặc Canada. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ có sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng và các địa điểm mà các công ty dự định chuyển dịch đến dường như là Việt Nam, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí cả Brazil, để các công ty này có thể có chuỗi cung ứng đa dạng hơn", ông nói.
Richard Martin, thuộc công ty IMA (nhà cung cấp uy tín các dịch vụ quảng bá thương hiệu, tiếp thị thị trường và tư vấn khách hàng) Châu Á cho biết các nhà sản xuất trong một số ngành công nghiệp đã bắt đầu chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Đại dịch chỉ thúc đẩy thêm xu hướng cân nhắc tái cấu trúc chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp.
Mộ số lĩnh vực như dược phẩm, nông nghiệp hay năng lượng đã chịu áp lực trong bối cảnh khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, do phụ thuộc vào các nền kinh tế như Trung Quốc và những hạn chế về hậu cần quốc tế đã đè nặng lên chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, Fraser Howie, mộ nhà phân tích độc lập tuy đồng tình rằng Chính phủ các nước sẽ tìm cách giảm sự phụ thuộc về phía Trung Quốc nhưng vẫn không thể hoàn toàn loại bỏ Trung Quốc...
Bài liên quan
Trong đại dịch, người Nhật Bản vẫn không muốn làm việc ở nhà
Trung Quốc rục rịch tái khởi động nền công nghiệp xe hơi sau dịch Covid-19
Doanh số smartphone toàn cầu sụt giảm kỷ lục, Xiaomi vượt mặt Huawei