Tag

Nhiều nước trong khu vực quay trở lại nhập khẩu gạo Việt Nam

Kinh tế 07/06/2017 10:27
aa
TTTĐ.VN - Trong mấy tuần qua, giá gạo xuất khẩu của ta tăng liên tục và hiện đã ở mức cao nhất từ cuối năm 2014 trở lại đây. Điều đáng mừng là, nhiều nước trong khu vực đang quay lại nhập khẩu gạo Việt Nam.

Nhiều nước trong khu vực quay trở lại nhập khẩu gạo Việt Nam


Nhiều nước trong khu vực quay trở lại nhập khẩu gạo Việt Nam

Theo Bộ Công thương, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang liên tục tăng lên. Cụ thể, những ngày đầu tháng 6, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm (giá FOB) là 390 USD/tấn, tăng so với mức 360 - 380 USD/tấn hồi cuối tháng 5. Đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 12/2014.


Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đầu tháng 6, giá lúa khô hạt dài 5.650 - 5.750 đ/kg; giá gạo nguyên liệu loại 1 (làm gạo 5% tấm) ở mức 7.000 - 7.100 đ/kg; gạo thành phẩm 5% tấm (không bao bì, tại mạn tàu) từ 7650 - 7.750 đ/kg. So với hồi đầu tháng 5, giá lúa khô hạt dài đã tăng 250 đ/kg, gạo nguyên liệu loại 1 tăng 550 đ/kg, gạo thành phẩm 5% tấm tăng 550 đ/kg.


Giá gạo xuất khẩu tăng liên tục, trước hết là nhờ nhu cầu đang gia tăng trên thị trường thế giới, nhất là từ những nước nhập khẩu gạo ở khu vực châu Á. Việc Bangladesh đang cần nhập khẩu gạo số lượng lớn đề bù đắp khoảng 700.000 tấn lúa gạo bị hư hỏng do lũ lụt và Philippines đã chính thức quyết định nhập khẩu 250 ngàn tấn gạo trong cuối tháng 6 hoặc tháng 7, đã làm nóng thị trường gạo thế giới, đặc biệt là tại các nước xuất khẩu chính gồm : Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ.


Thông tin từ các doanh nhân ngành gạo cho hay, ngay sau khi ký kết Bản ghi nhớ thương mại gạo với Việt Nam, Bangladesh đã yêu cầu mua ngay 200.000 tấn gạo, trong đó có 25.000 tấn gạo đồ, thời hạn giao hàng trong vòng 45 ngày. Tuy nhiên, có một điều đáng tiếc là ở Việt Nam, hiện chỉ có 1 nhà máy chế biến gạo đồ đang hoạt động nhưng lại không có đủ khả năng chế biến được 25.000 tấn gạo đồ trong thời gian như trên. Song song với việc hỏi mua gạo của Việt Nam, Bangladesh cũng hỏi mua 500.000 tấn gạo trắng và gạo đồ của Thái Lan nhưng Thái Lan cũng khó có khả năng đáp ứng nhu cầu gạo đồ của Bangladesh do không còn lúa để sản xuất loại gạo này.


Philippines không chỉ đang chuẩn bị mở thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo, mà còn cần nhiều hơn thế. Để đáp ứng nhu cầu từ nay đến cuối năm và gối đầu cho quý I/2018, Philippines dự kiến sẽ phải nhập khẩu tối thiểu 1,5 - 1,6 triệu tấn gạo.


Một thông tin đáng chú ý là một số nước khác trong khu vực cũng đang quay trở lại nhập khẩu gạo. Mới đây, Malaysia đã quay lại mua của Việt Nam 40.000 tấn gạo và đang mua thêm 80.000 tấn. Indonesia cũng đang dự tính có thể nhập khẩu gạo trở lại. Nhu cầu nhập khẩu gạo từ 2 thị trường rất quan trọng khác là Trung Quốc và châu Phi vẫn đang có xu hướng tăng lên.


Trong khi nhu cầu thế giới tăng cao, thì nguồn cung lại đang hạn chế, thậm chí được nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng đang vào thời điểm cạn kiệt. Tại Hội nghị lúa gạo Thái Lan với chủ đề “Triển vọng thương mại gạo thế giới”, diễn ra tại Bangkok ngày 29/5 vừa rồi, ông Jeremy Zwinger (Giám đốc điều hành của Rice Trader), cho rằng, nguồn cung gạo toàn cầu đang bị thắt chặt lại, kể cả kho gạo tồn trữ của Thái Lan vốn dồi dào trước đây, giờ đã giảm rất nhiều.


Cụ thể, ở Thái Lan, đến tháng 5, tồn kho gạo vụ cũ chỉ còn 4,32 triệu tấn. Trong đó, chỉ có 1,82 triệu tấn là còn sử dụng được cho con người, còn lại 2,5 triệu tấn là gạo đã quá cũ, chỉ có thể dùng làm thức ăn gia súc và sản xuất năng lượng. Hồi cuối tháng 5, Thái Lan đã tổ chức đấu thầu bán hết 1,82 triệu tấn gạo tồn kho còn dùng được cho con người. Phải đến tháng 9, Thái Lan mới thu hoạch vụ mùa với sản lượng ước tính 3 triệu tấn lúa và đến tháng 11 mới thu hoạch vụ chính. Thành ra, khả năng bán gạo của Thái Lan trong vài tháng tới sẽ bị hạn chế khá nhiều.


Ở Việt Nam, lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp hiện không còn nhiều và đại đa số đã có hợp đồng xuất khẩu sang Trung Quốc. Đến tháng 8, Việt Nam mới bước vào thu hoạch lúa hè thu chính vụ. Nguồn cung của Ấn Độ cũng đang hạn chế, khiến cho nước này gặp khó khăn trong việc đáp ứng các hợp đồng lớn trong thời gian từ nay cho đến khi bước vào vụ thu hoạch tới.


Nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung hạn chế, đang khiến cho giá gạo xuất khẩu của nhiều nước tăng liên tục. Đến đầu tháng 6, gạo 5% tấm của Thái Lan đã ở mức 430 USD/tấn, là mức cao nhất trong gần 1 năm qua. Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ cũng đã tăng lên ở mức 413 - 416 USD/tấn …


Theo nhận định của các chuyên gia gạo quốc tế tham gia Hội nghị lúa gạo Thái Lan, giá gạo trên thị trường thế giới sẽ còn tăng khoảng 20 USD/tấn trong 3 tháng tới.


Riêng ở Việt Nam, nhận thấy nhu cầu xuất khẩu đang tăng trong khi nguồn cung hạn hẹp, nhiều doanh nghiệp đang chủ động trữ gạo lại, chưa vội bán ra, với hy vọng giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm sẽ còn tăng lên nữa, ít nhất là 400 USD/tấn. Một số doanh nhân ngành gạo cũng cho rằng các DN không nên vội bán đón đầu khi thấy giá gạo tăng để tránh thiệt hại. Bởi thực tế vừa rồi, nhiều DN đã bị thiệt hại không nhỏ khi vội ký hợp đồng XK khi giá còn chưa lên cao.

Tin liên quan

Đọc thêm

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định mạnh mẽ vai trò "động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết mang tính đột phá, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, kỳ vọng giải phóng toàn bộ sức sản xuất, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới.
Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp

TTTĐ - Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo đó, các doanh nghiệp tư nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế. Điều này tạo ra những cơ hội lớn cho thanh niên khi tham gia vào các dự án kinh doanh và khởi nghiệp…
Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm Kinh tế

Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm

TTTĐ - ThS Lê Anh Tiến đồng sáng lập và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam cho rằng, Nghị quyết 68-NQ/TW không chỉ tháo gỡ trực tiếp các điểm nghẽn về pháp lý - hành chính mà còn tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm, đóng góp nhiều hơn.
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu Thị trường - Tài chính

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025 Kinh tế

Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa công bố kế hoạch tổ chức "Tuần lễ Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam lần thứ Sáu - TechFest Quang Nam 2025" với chủ đề “Hành trình khởi nghiệp thành doanh nghiệp và phát triển sản phẩm địa phương phục vụ du lịch”.
TP HCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc Kinh tế

TP HCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc

Đối với 6 dự án cụ thể được báo cáo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị TP HCM theo thẩm quyền tập trung xem xét, tháo gỡ, bảo đảm hài hòa lợi ích, nhất là lợi ích của nhà đầu tư, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại đối với 6 dự án, chậm nhất trong quý III/2025.
Phải có cơ chế tháo gỡ các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân Kinh tế

Phải có cơ chế tháo gỡ các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè Doanh nghiệp

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

TTTĐ - Để đồng hành cùng các thương hiệu trên hành trình chinh phục mùa hè sôi động, TikTok chính thức khởi động chiến dịch "Hè hay đấy 2025" – chuỗi hoạt động và giải pháp toàn diện được thiết kế để giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, tối ưu hóa chiến dịch marketing và bứt phá doanh số.
Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam Doanh nghiệp

Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam

TTTĐ - Vào lúc 18h50’ ngày 7/5, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày - về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh. Đây là dấu mốc rất ý nghĩa đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, Nghị quyết đã đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, khuyến khích chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Xem thêm