Tag
Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

Nhiều vi phạm trong triển khai thực hiện gói thầu đầu tư trang thiết bị giảng dạy

Đường dây nóng 26/02/2025 14:56
aa
TTTĐ - Theo kết luận thanh tra, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh có nhiều vi phạm trong quá trình triển khai gói thầu số 4 thuộc dự án "Đầu tư trang thiết bị giảng dạy trong trường sư phạm nhằm chuẩn bị cho việc đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo sư phạm sau năm 2015".
Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 12 vướng nhiều vi phạm Cơ quan thanh tra chỉ ra nhiều tồn tại, sai sót tại MSB TP Hồ Chí Minh: Nhiều sai sót về đất đai tại quận Gò Vấp Nhà thầu Tùng Đạt vừa bị Thanh tra TP Hồ Chí Minh điểm tên

Cụ thể, Kết luận thanh tra số 01/KL-TTr về việc thanh tra Gói thầu số 4 (Dự án) của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) cho thấy, quá trình thực hiện công tác đấu thầu của Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh còn tồn tại nhiều hạn chế, vi phạm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư cũng như thực hiện dự án.

Dự án có tổng mức đầu tư là hơn 17 tỷ đồng, gồm 3 gói thầu nhỏ. Trong đó, Gói thầu số 1: Cung cấp và lắp đặt hệ thống máy chiếu cho các lớp học, giảng đường; Gói thầu số 2: Cung cấp và lắp đặt thiết bị trợ giảng thực hành phương pháp giảng dạy; Gói thầu số 3: Cung cấp và lắp đặt máy tính, thiết bị lưu trữ dữ liệu, an ninh mạng và phần mềm chuyên dụng.

Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

Xảy ra nhiều vi phạm

Theo Thanh tra Bộ GD&ĐT, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh (gọi tắt là trường) chưa thực hiện đầy đủ quy trình theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013 về lập, phê duyệt dự toán, kế hoạch lựa nhà thầu, lựa chọn nhà thầu trước khi ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Thẩm định ASIAN về việc thẩm định giá hàng hóa thiết bị.

Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, trường chưa trình Bộ GD&ĐT phê duyệt chủ trương trước khi trình phê duyệt dự án.

Cơ quan thanh tra cho rằng, trường có lập hồ sơ mời thầu nhưng không có quyết định thành lập, giao cho tổ chức, cá nhân hoặc thuê tư vấn đủ điều kiện, năng lực lập; không có tờ trình và hồ sơ thẩm định hồ sơ mời thầu; phê duyệt hồ sơ mời thầu tại Quyết định số 2047/QĐ-ĐHSP nhưng hồ sơ không có tờ trình xin phê duyệt hồ sơ mời thầu, không có đơn vị, cá nhân trình hồ sơ.

Cùng với đó, trường chưa có báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu trước khi phê duyệt bổ sung, thay đổi hồ sơ mời thầu Gói thầu số 3, qua đó vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Đồng thời, hồ sơ mời thầu Gói thầu số 3 điều chỉnh cắt giảm nội dung, khối lượng của dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được Bộ GDĐT phê duyệt, điều này vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, trường không thực hiện việc đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu lên Báo Đấu thầu là vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 8 Luật Đấu thầu năm 2013 và Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Đối với Gói thầu số 1 và Gói thầu số 2, trường không có bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chưa tuân thủ điểm c khoản 1 Điều 60 Luật Đấu thầu năm 2013.

Cơ quan thanh tra còn cho rằng, giai đoạn kết thúc dự án, trường chưa thực hiện kiểm thử hoặc vận hành thử trước khi bàn giao đưa vào sử dụng là vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định số 102/2009/NĐ-CP.

Đồng thời, việc thanh toán giá trị của hợp đồng không có hóa đơn VAT, không tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 5 và không tuân thủ quy định tại Điều 21 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Song song đó, dự án chưa được quyết toán dự án hoàn thành là vi phạm quy định tại Điều 51 Nghị định số 102/2009/NĐ-CP.

Về thực hiện dự án, theo kết luận thanh tra, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh và AIC ký thỏa thuận gia hạn hợp đồng nhưng không nêu lý do và không ký kết phụ lục bổ sung là không đúng quy định. Trường thực hiện gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng với AIC khi hợp đồng đã hết hiệu lực là vi phạm Luật Đấu thầu.

Ngoài ra, trường và AIC gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, đồng thời ký gia hạn trước khi có quyết định của Bộ GD&ĐT phê duyệt là chưa đúng quy định của Luật Đấu thầu.

Yêu cầu xử lý trách nhiệm

Theo cơ quan thanh tra, các hạn chế, thiếu sót, vi phạm xảy ra có trách nhiệm thuộc về Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh (thời kỳ thực hiện dự án) với vai trò là người đứng đầu, tiếp theo là Phó Hiệu trưởng phụ trách.

Đồng thời, các phòng, ban chức năng, các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trong việc tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ để xảy ra các hạn chế, thiếu sót, vi phạm nêu tại kết luận thanh tra trong từng lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Từ đó, Thanh tra Bộ GD&ĐT kiến nghị biện pháp xử lý, trong đó Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh phải tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân để xảy ra hạn chế, thiếu sót, vi phạm.

Nhà trường phải rà soát tổng thể việc thực hiện công tác đấu thầu, tổ chức triển khai các dự án để kịp thời chấn chỉnh và khắc phục các hạn chế.

Đặc biệt, cơ quan thanh tra kiến nghị trường phải thực hiện kiểm tra nội bộ, chủ động rà soát tổng thể việc triển khai các dự án tại trường để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, vi phạm hoặc có biện pháp xử lý phù hợp.

Đối với các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, Vụ Cơ sở vật chất cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các chương trình, đề án đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị trường học đã được phê duyệt; chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ về đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị trường học cho đội ngũ làm công tác quản lý đầu tư tại các đơn vị trực thuộc Bộ; tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các dự án đầu tư cơ sở vật chất theo quy định.

Đọc thêm

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Xem thêm