Tag

Nhớ lời thề "Ba sẵn sàng" năm ấy...

Nhịp sống trẻ 08/08/2024 09:07
aa
TTTĐ - Đi qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh, với các cựu thanh niên xung phong năm nào, phong trào “Ba sẵn sàng” như một ngọn lửa sục sôi và tràn đầy nhiệt huyết thắp sáng tinh thần cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam, đóng góp to lớn với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Khát vọng tuổi trẻ - sáng mãi ngọn lửa Ba sẵn sàng Phong trào “Ba sẵn sàng”: Thiên anh hùng ca của tuổi trẻ Truyền lửa Ba sẵn sàng đến thế hệ sau

Chuyện kể về những nhà giáo "đi B"

Trong thời điểm diễn ra phong trào “Ba sẵn sàng” và “Năm xung kích”, "đi B" - một khái niệm có phần xa lạ với những bạn trẻ ngày nay, nhưng đối với những cán bộ, nhà giáo năm xưa, lá đơn xin "đi B" thể hiện quyết tâm, tinh thần tự nguyện cao cả để vào Nam chiến đấu.

Ngày lên đường, họ để lại tư trang, hành lý, kỷ vật… tại Ủy ban Thống nhất Chính phủ. Những món đồ nhỏ bé, tầm thường nhưng đong đầy hoài bão và ước mơ tuổi trẻ đã được tạm cất vào kho, chờ tin thắng trận và đón chủ nhân trở về.

Ngày hòa bình lập lại, có những thứ được trở về và hóa thành kỷ vật truyền lại trong gia đình, nhưng cũng có rất nhiều món đồ mãi im lìm trong lớp bụi thời gian, còn chủ nhân của chúng đã mãi mãi không về.

Nhớ lời thề
Gặp lại nhau ngày hòa bình, các thầy cô giáo năm xưa rất vui mừng vì đồng đội vẫn khỏe mạnh, bình an

Ngày gặp lại nhau trong thời bình, những nhà giáo không giấu nổi niềm vui và xúc động khi gặp lại đồng đội cũ. Những thầy, cô trẻ đầy hoài bão năm nào nay đã là ông, là bà. Ở tuổi 90, thậm chí 100, họ vẫn xúc động trao nhau những cái ôm thật chặt, như ngày cùng nhau rời xa miền Bắc để vào chiến trường miền Nam. Những ký ức chiến tranh, những tháng ngày gian khổ và sự hy sinh hiện lên rõ ràng trong ánh mắt, trong những nụ cười đầy nước mắt.

Nhớ lời thề
Các thầy giáo không giấu nổi niềm vui, tha hồ "trút bầu" hàn huyên tâm sự chuyện cũ

Tại buổi gặp mặt, các thầy cô giáo đã nắn nót ký tên lên lá cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam với niềm tự hào và trân trọng. Ông Hoàng Bá Huy (ở TP Phủ Lý, Hà Nam) nay đã ngoài 80 tuổi, bồi hồi nhớ lại những ngày tháng chiến tranh: "Tôi chiến đấu và làm việc tại Tuyên Quang. Khi Mỹ đem bom phá hoại miền Bắc, tôi không thể quên được tiếng còi báo động đinh tai mỗi khi máy bay địch đổ bộ. Hô hào tránh bom, tìm kiếm học sinh... chẳng có gì tái hiện lại được cảm giác lúc ấy, khi cái chết có thể cách mình chưa đầy nửa gang tay.

Tôi mong rằng, thế hệ bây giờ và mai sau sẽ không bao giờ phải trải qua những phút giây ấy, không phải nghe tiếng còi báo động ấy. Hòa bình có thể là điều bình thường hôm nay nhưng với chúng tôi ngày ấy thì đó là giấc mơ mà ai cũng muốn giành lấy cho Tổ quốc non sông".

Nhớ lời thề

Bà Bùi Thị Nguyên (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) xúc động trò chuyện với bà Nguyễn Thị Hồng Nga (ở quận Đống Đa, Hà Nội), kể lại: "Ngày "đi B", tôi là cô giáo dạy môn sinh học - hóa học, chiến đấu tại Đà Nẵng - Quảng Nam từ năm 1965. Vừa tốt nghiệp trường Y, tôi xách túi cùng đồng đội xin "đi B" biền biệt 10 năm mới về.

Gia đình cũng xót xa, nhưng tôi cứ đi thôi. Tuổi trẻ xông pha, hòn tên mũi đạn cũng phải sợ anh chị em chúng tôi. Tuy ra đi chẳng xác định ngày được trở về nhưng giờ tôi vẫn may mắn được ở đây cùng bạn bè trong thời bình, quả thật rất cảm ơn Đảng, cảm ơn đời đã cho cơ hội thấy đất nước được hòa bình, cũng là để thấy những máu xương và nước mắt của đồng đội tôi ngã xuống đã không hề uổng phí".

Nhiệt huyết thanh niê luôn sẵn sàng vì Tổ quốc thân yêu
Lá cờ đầy chữ ký và tâm tư của những cựu giáo chức "đi B" năm xưa gửi gắm lại cho thế hệ đi sau
Nhiệt huyết thanh niê luôn sẵn sàng vì Tổ quốc thân yêu
Các cô giáo vẫn rất duyên dáng trong tà áo dài như thuở thiếu nữ

Bà Nguyễn Thị Hồng Nga (ở quận Đống Đa) chia sẻ: "Thời ấy, ai cũng mong từng ngày đất nước được giải phóng, dân ta được tự do. Bên trong mỗi người chúng tôi, cứ như có hòn than hòn lửa, không ngồi yên được, nghĩ đến thằng Mỹ cướp nước là sục sôi lên.

Nghe phong trào “Ba sẵn sàng”, chúng tôi rủ nhau lên xin với “các bác” chính quyền để được vào Nam chiến đấu, bảo vệ quê hương. Đầu tiên, các đồng chí cán bộ không cho vì toàn một đám con gái trói gà không chặt. Các bạn và tôi đã ‘ăn vạ’ bằng được để được đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Ấy thế mà các đồng chí cũng phải chịu thua mà cho hội chị em điền đơn đăng ký. Khi ấy, tôi nhủ trong lòng là phải quyết tâm, trước khi nước nhà thống nhất thì phải đánh được dăm chục thằng Mỹ đã rồi tự do mới hả lòng.

"Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", chúng tôi ngày ấy muốn tiếp nối bước chân Bà Trưng, Bà Triệu, tướng quân Bát Nàn… để góp sức giành tự do cho đất nước. Đấy là ước mơ tuổi trẻ của tôi, giờ đã thành hiện thực".

Bài ca tuổi trẻ giữa mưa bom bão đạn

Đầu những năm 60, trong bối cảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ, gần 100 chi đoàn sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khởi xướng phong trào “Tam bất kỳ”, sau đó đổi tên thành “Ba sẵn sàng”. Nội dung chính của phong trào gồm: Sẵn sàng đi bất kỳ nơi nào Tổ quốc cần, làm bất kỳ nhiệm vụ gì Đảng và Nhân dân yêu cầu và chấp nhận bất kỳ chế độ hưởng thụ nào.

Nhớ lời thề
Những năm tháng chiến tranh, nhiều thanh niên trẻ đang ở độ tuổi đẹp nhất cuộc đời đã tình nguyện "xếp bút nghiên lên đường ra trận"

Ngày 30/4/1964, lễ phát động phong trào “Ba sẵn sàng” được tổ chức với sự tham gia của gần 7.000 đoàn viên, thanh niên, thể hiện tinh thần chiến đấu, hy sinh và làm việc vì Tổ quốc. Phong trào nhanh chóng lan rộng và được hưởng ứng mạnh mẽ.

Đêm 9/8/1964, hơn 20.000 thanh niên Hà Nội tập trung giương cao khẩu hiệu “Ba sẵn sàng”. Chỉ sau một tuần, 240.000 thanh niên đã ghi tên tham gia, trong đó 80.000 thanh niên xung phong ra trận.

Nhớ lời thề
Từng dòng người giương cao khẩu hiệu, quyết tâm Nam tiến giành lại độc lập cho Tổ quốc

Sự lan tỏa của phong trào vượt ra ngoài biên giới, với nhiều du học sinh từ Nga, Pháp… xin về nước chiến đấu. Tháng 3/1965, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh kêu gọi thanh niên cả nước hưởng ứng, bổ sung thêm nội dung: Sẵn sàng chiến đấu, học tập và lao động, và đi bất kỳ nơi nào Tổ quốc cần.

Nhớ lời thề
Hàng trăm nghìn thanh niên từ Thủ đô Hà Nội đến mọi miền đất nước đã nhiệt liệt hưởng ứng phong trào "ba sẵn sàng"

Phong trào này đã trở thành một trong những hoạt động cách mạng lớn nhất của tuổi trẻ Việt Nam trong thế kỷ XX, với hơn 5 triệu lượt đoàn viên tham gia, gần 1,5 triệu người ngã xuống. Nhiều thanh niên Hà Nội hy sinh quên mình, góp phần giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.

Nhớ lời thề
"Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"

Nhiều anh hùng và tập thể tiêu biểu đã xuất hiện, như 10 cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc, Anh hùng Trịnh Tố Tâm, Anh hùng Đặng Thùy Trâm và nhiều Anh hùng liệt sỹ khác. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) nhấn mạnh, phong trào “Ba sẵn sàng” và “Năm xung kích” đã góp phần lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Phong trào này trở thành động lực phát huy lòng yêu nước của tuổi trẻ, tạo điều kiện để mỗi người thể hiện lòng yêu nước bằng hành động thực tiễn và là một thiên anh hùng ca của thanh niên Việt Nam thế kỷ XX.

Nhớ lời thề
Chân dung 10 nữ Anh hùng liệt sỹ Ngã ba Đồng Lộc

Phong trào “Ba sẵn sàng” đã trở thành nguồn cảm hứng vĩ đại, truyền lửa cách mạng đến thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, ngọn lửa ấy vẫn sáng mãi, thôi thúc thanh niên Việt Nam tiếp tục cống hiến cho đất nước bằng những hành động cụ thể và ý nghĩa.

Hiện nay, các phong trào như “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ thi đua tình nguyện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang được triển khai rộng rãi, thu hút sự tham gia của hàng triệu đoàn viên, thanh niên. Những hoạt động này không chỉ khơi dậy lòng yêu nước mà còn thúc đẩy tinh thần sáng tạo, khát khao cống hiến vì cộng đồng và đất nước.

Nhớ lời thề
Đoàn viên, thanh niên Học viện Ngân hàng (Hà Nội) thăm và học tập tại Mũi Điện - nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam

Phong trào “Thanh niên tình nguyện” chính là sự tiếp nối hoàn hảo của tinh thần “Ba sẵn sàng”. Thanh niên Việt Nam không ngại khó khăn, sẵn sàng đến những vùng sâu, vùng xa để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ những chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, các hoạt động cứu trợ thiên tai, cho đến việc tham gia vào các đội phản ứng nhanh phòng chống đại dịch COVID-19, hình ảnh thanh niên áo xanh tình nguyện đã trở thành biểu tượng của sự hy sinh và cống hiến.

Bằng sức trẻ và trí tuệ, thanh niên Việt Nam luôn tiên phong trong các hoạt động vì cộng đồng. Các chương trình hiến máu tình nguyện, “Ngày Chủ Nhật đỏ”, xây dựng Nông thôn mới và nhiều công trình thanh niên khác đã lan tỏa rộng khắp, góp phần cải thiện đời sống của người dân và xây dựng đất nước. Những công trình ấy không chỉ mang giá trị vật chất mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và tình yêu thương.

Nhớ lời thề
Khoác màu áo xanh đoàn viên, thanh niên trẻ không nề hà công việc, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao

Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay luôn nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của đất nước với phương châm “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Họ không ngừng đổi mới, sáng tạo, khẳng định bản lĩnh và trí tuệ của mình trong mọi lĩnh vực, từ học tập, nghiên cứu khoa học đến khởi nghiệp, lập nghiệp.

Tinh thần “Ba sẵn sàng” ngày nay được chuyển hóa thành những hành động thiết thực, trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Thế hệ thanh niên tự hào về truyền thống hào hùng của cha anh và đang viết tiếp những trang sử mới với đầy nhiệt huyết và khát vọng. Họ đang góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng tươi đẹp, thịnh vượng và vững mạnh trên trường quốc tế.

Nhớ lời thề
Thế hệ trẻ ngày nay luôn khắc ghi lòng biết ơn và dành sự tri ân sâu sắc đến các thế hệ đi trước

Thanh niên Việt Nam hôm nay, với lòng yêu nước và tinh thần cống hiến, đang tạo nên những dấu ấn mới, góp phần làm rạng danh non sông, đất nước.

Đọc thêm

Yêu Đoàn, cô gái trẻ mở lớp học miễn phí cho thanh thiếu niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Yêu Đoàn, cô gái trẻ mở lớp học miễn phí cho thanh thiếu niên

TTTĐ - Nhận thấy đội ngũ đoàn viên, thanh niên tại phường Cống Vị (Ba Đình, Hà Nội) chủ yếu là sinh viên, cần chứng chỉ để đổi chuẩn đầu ra môn tiếng Anh và xin việc, Bùi Hà Thu quyết định mở lớp học miễn phí. Lớp học hoạt động được hơn 4 tháng, giúp các học viên tự tin hơn trong chinh phục chứng chỉ TOEIC.
Tuổi trẻ Thủ đô ra quân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 Camera 360 trẻ

Tuổi trẻ Thủ đô ra quân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

TTTĐ - Để giúp người dân khắc phục hậu quả do cơn bão số 3, các cơ sở Đoàn - Hội của tuổi trẻ Thủ đô đã nhanh chóng thành lập các đội hình tình nguyện, phản ứng nhanh, phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng dồn sức triển khai các phần việc thiết thực, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trước mắt.
Xuyên đêm tình nguyện hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 Tôi yêu Hà Nội

Xuyên đêm tình nguyện hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - 7h ngày 8/9, anh Nguyễn Mậu Thành, Bí thư Đoàn phường Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) mới trở về nhà ăn gói mì tôm rồi nghỉ ngơi. Cả đêm hôm trước chàng trai trẻ cùng nhiều đoàn viên, thanh niên trong phường hỗ trợ lực lượng chức năng dọn dẹp cây xanh bị đổ do bão số 3 gây ra…
Chiến sĩ Thủ đô cùng Nhân dân khắc phục hậu quả sau bão Tôi yêu Hà Nội

Chiến sĩ Thủ đô cùng Nhân dân khắc phục hậu quả sau bão

TTTĐ - Các chiến sĩ ra quân hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão viết nên những câu chuyện và hình ảnh đẹp trong cuộc sống
Huyện Chương Mỹ:  Giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do bão Camera 360 trẻ

Huyện Chương Mỹ: Giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do bão

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Huyện ủy và UBND huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã ban hành hàng loạt công văn, công điện chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó.
Ứng Hoà: Bão số 3 làm trên 2.000 ha lúa mùa bị đổ Camera 360 trẻ

Ứng Hoà: Bão số 3 làm trên 2.000 ha lúa mùa bị đổ

Từ chiều ngày 6/9, mưa lớn kéo dài đã gây ngập úng tại nhiều khu vực tại huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội. Cụ thể, lượng mưa đo được tại các điểm: Vân Đình (93mm), Ngoại Độ (183mm), Xóm Cát (153mm) và Cống Thần (142mm).
Quận Hà Đông huy động gần 2.000 người khắc phục hậu quả của bão Camera 360 trẻ

Quận Hà Đông huy động gần 2.000 người khắc phục hậu quả của bão

TTTĐ - Theo báo cáo nhanh của Quận ủy Hà Đông (Hà Nội) về tình hình phòng, chống bão số 3 trên địa bàn, tính đến 5h ngày 8/9, toàn quận huy động tổng số 1.772 người tham gia khắc phục hậu quả của bão.
579 đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ khắc phục hậu quả bão YAGI Camera 360 trẻ

579 đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ khắc phục hậu quả bão YAGI

TTTĐ - Với tinh thần sẵn sàng, chủ động, ngay sau YAGI (bão số 3) vừa đi qua, đoàn viên, thanh niên Thủ đô tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng khắc phục hậu quả nó để lại.
Bàn giải pháp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số Camera 360 trẻ

Bàn giải pháp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số

TTTĐ - Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia, với chủ đề “Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; khuyến nghị, đề xuất nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn tiếp theo”.
Hiến kế xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại Tôi yêu Hà Nội

Hiến kế xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Với tình yêu Hà Nội, các thí sinh tham gia vòng chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã đề xuất nhiều giải pháp xây dựng thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại.
Xem thêm