Tag

Nhớ về vị nữ tướng huyền thoại của “Đội quân tóc dài”

Muôn mặt cuộc sống 13/03/2025 16:03
aa
TTTĐ - Trước bà Nguyễn Thị Định, chưa có người phụ nữ nào tham gia cách mạng được phong hàm tướng. Năm 1965, khi bà được phong hàm Thiếu tướng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.
Tiểu thuyết dã sử "Tây Sơn phụng thần ký" về nữ tướng Bùi Thị Xuân Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt các nữ tướng, nhà khoa học Hải Phòng khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2025

Nữ chỉ huy tàu không số đầu tiên

Nữ tướng Nguyễn Thị Định (được người dân gọi là cô Ba Định), sinh ngày 15/3/1920, là con út trong một gia đình nông dân nghèo có 10 anh em, tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Khi tròn 16 tuổi, bà giác ngộ và bắt đầu tham gia cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ giao liên, rải truyền đơn và vận động quần chúng đấu tranh. Tháng 10/1938, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Thiếu tướng Nguyễn Thị Định trong chiến trường miền Nam (Ảnh: Tư liệu)
Thiếu tướng Nguyễn Thị Định trong chiến trường miền Nam (Ảnh: Tư liệu)

Năm 1946, bà là thành viên nữ duy nhất trong đoàn cán bộ của Khu 8 vượt biển ra Bắc, gặp Trung ương để báo cáo tình hình cách mạng miền Nam và xin chi viện vũ khí. Bằng lòng quả cảm, trí thông minh, bà đã khéo léo vượt trùng dương đưa 12 tấn vũ khí từ miền Bắc vào tận chiến trường Nam Bộ. Đây là tiền đề để Trung ương nghiên cứu, đánh giá, đi tới quyết định thành lập tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại, tiền thân của những đoàn tàu không số sau này.

Về lại Bến Tre, năm 1947, đồng chí Nguyễn Thị Định được bầu vào Tỉnh ủy. Năm 1951, thời điểm gian khó nhất của tỉnh, bà được tăng cường về làm Phó Bí thư rồi Bí thư Huyện ủy Mỏ Cày, lãnh đạo khôi phục phong trào cách mạng trên địa bàn. Năm 1952, bà là Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đồng chí Nguyễn Thị Định được chỉ định vào Thường vụ Tỉnh ủy và được giao nhiệm vụ ở lại miền Nam hoạt động bí mật trong điều kiện rất khó khăn, gian khổ. Biết bao lần vào sinh ra tử nhưng nhờ sự yêu thương đùm bọc của Nhân dân, đồng chí luôn được an toàn.

Cuối năm 1959, sau khi tiếp thu Nghị quyết số 15, bà là người phát động cuộc nổi dậy khởi nghĩa tại Bến Tre bằng khái niệm “Đồng khởi” đầu tiên và trực tiếp chỉ đạo cuộc “Đồng khởi” đợt 1, nổ ra ngày 17/1/1960 tại Mỏ Cày. Cũng từ đây, “Đội quân tóc dài” huyền thoại và phương châm tiến công địch bằng “ba mũi giáp công” - chính trị kết hợp với vũ trang và binh vận ra đời, phát triển rộng khắp, góp phần to lớn vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước; làm rạng rỡ thêm truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam.

Sau cuộc Đồng khởi thắng lợi vang dội, tháng 4/1960, đồng chí Nguyễn Thị Định được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Năm 1964, bà được bầu là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Cô Ba Định thời kháng chiến (Ảnh tư liệu)
Thiếu tướng Nguyễn Thị Định thời kháng chiến (Ảnh tư liệu)

Năm 1965, tại Đại hội Phụ nữ toàn miền Nam, đồng chí Nguyễn Thị Định được bầu là Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam. Cũng trong năm này, đồng chí được giao nhiệm vụ Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, tham gia Quân ủy miền, phụ trách phong trào chiến tranh du kích.

Ngày 17/4/1974, đồng chí Nguyễn Thị Định chính thức được phong quân hàm Thiếu tướng.

Niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam

Mùa xuân 1975, trong 5 cánh quân rầm rập tiến về giải phóng Sài Gòn, có nữ tướng Nguyễn Thị Định trong vai trò Phó Tổng tư lệnh Quân giải phóng, Phó Tổng chỉ huy chiến dịch.

Sau ngày đất nước thống nhất, năm 1976, đồng chí Nguyễn Thị Định được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội, được bầu làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Du khách đến tham quan, tìm hiểu tại Nhà trưng bày của Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định (xã Lương Hòa, Giồng Trôm) (Ảnh: Ánh Nguyệt)
Du khách đến tham quan, tìm hiểu tại Nhà trưng bày của Khu lưu niệm Thiếu tướng Nguyễn Thị Định (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) (Ảnh: Ánh Nguyệt)

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ đó, đồng chí Nguyễn Thị Định giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, như: Ủy viên Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI; đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa VI, VII, VIII; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (năm 1982).

Từ tháng 6/1987 đến tháng 3/1992, đồng chí giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Thời gian này, đồng chí còn giữ chức Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba...

Trải qua hai cuộc kháng chiến, cho đến khi giữ cương vị quan trọng trong bộ máy nhà nước, đồng chí Nguyễn Thị Định luôn giữ phẩm chất nhân ái, rộng lượng, bao dung, sống chan hòa, gần gũi, chân tình với mọi người. Chính vì vậy, cái tên chị Ba, cô Ba, bà Ba đã quen thuộc, thân thương, không chỉ sống mãi trong lòng Nhân dân quê hương Bến Tre và cả nước, mà còn vượt ra xa, cả với bạn bè năm châu.

Thiếu tướng Nguyễn Thị Định từ trần ngày 26/8/1992. Để tri ân những công lao, đóng góp của bà, ngày 30/8/1995, bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Để tri ân công lao đóng góp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, tỉnh Bến Tre lập Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định tại ấp Phong Điền, xã Lương Hòa (Giồng Trôm). Bên cạnh đền thờ có trường THPT mang tên Nguyễn Thị Định. Nhân dân Hát Môn (huyện Phúc Thọ Hà Nội), tỉnh Phú Thọ đã rước bát hương thờ bà về thờ trong khu đền Hai Bà Trưng.

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có giải thưởng Nguyễn Thị Định dành tặng cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp có thành tích xuất sắc; các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre có chương trình học bổng Nguyễn Thị Định hoạt động liên tục từ năm 1996 đến nay... Tên của bà cũng được đặt cho nhiều tuyến đường và trường học tại nhiều địa phương ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Với những đóng góp lớn cho Tổ quốc, Nhân dân, đồng chí Nguyễn Thị Định được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương và danh hiệu cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công hạng Nhất; Huân chương chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất; Huân chương Quyết thắng hạng Nhất; Huy hiệu Bác Hồ; Giải thưởng Hòa bình quốc tế Lê-nin...

Ngày 15/3, nhân kỷ niệm 105 năm Ngày sinh của đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp cùng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định".

Hội thảo nhằm tôn vinh tấm gương người nữ cán bộ lãnh đạo tiêu biểu, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, một tấm gương sáng về đức hy sinh, lòng nhân hậu, một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh rực rỡ bầu trời đêm mừng ngày giải phóng Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh rực rỡ bầu trời đêm mừng ngày giải phóng

TTTĐ - Đúng 21h ngày 30/4, loạt pháo hoa rực sáng trên bầu trời TP Hồ Chí Minh, hoàn thiện bức tranh đầy màu sắc, sinh động về chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Người dân phấn khích với màn biểu diễn kỵ binh, pháo hoa, mapping Muôn mặt cuộc sống

Người dân phấn khích với màn biểu diễn kỵ binh, pháo hoa, mapping

TTTĐ - Tối 30/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh), hàng loạt các chương trình nghệ thuật đặc sắc đã diễn ra, đáng chú ý có màn xuất hiện của đội Cảnh sát cơ động Kỵ binh.
Quận Đống Đa thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội Muôn mặt cuộc sống

Quận Đống Đa thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 30/4, Đoàn phường Phương Liên - Trung Tự phối hợp cùng Ban chỉ huy Quân sự phường bàn giao công trình cải tạo, sửa chữa nhà cho quân nhân Nguyễn Vi Hưng trên địa bàn.
Tìm thấy thi thể cụ ông sau 7 ngày bị nước cuốn Xã hội

Tìm thấy thi thể cụ ông sau 7 ngày bị nước cuốn

TTTĐ - Sau 7 ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể cụ ông 80 tuổi bị cuốn trôi trên suối Tô Ngọc Vân (phường 6, TP Đà Lạt), kể từ thời điểm nạn nhân bị nước cuốn.
Diễu binh, diễu hành trong lòng Nhân dân... Muôn mặt cuộc sống

Diễu binh, diễu hành trong lòng Nhân dân...

TTTĐ - Dưới cái nắng oi ả của TP Hồ Chí Minh, hàng vạn người vẫn sẵn sàng chờ đợi, hò reo khi các đoàn diễu binh, diễu hành đi qua. Họ rạng rỡ, tươi cười, cùng hát vang những ca khúc độc lập... Dường như, các đoàn quân đang bước đi trong lòng Nhân dân.
TP Hồ Chí Minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công

TTTĐ - Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, TP Hồ Chí Minh luôn chú trọng đẩy mạnh công tác chăm lo cho người có công, những anh hùng cách mạng, thương binh, liệt sĩ và thân nhân… đặc biệt là trong dịp đại lễ 30/4.
Hồi ức của cựu chiến binh bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh Muôn mặt cuộc sống

Hồi ức của cựu chiến binh bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh

TTTĐ - Dù đã nửa thế kỷ trôi qua nhưng mỗi khi nhắc lại, cảm xúc đối với cựu chiến binh Nguyễn Khắc Nhu - người đã cùng đồng đội xông vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 để bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các ngày đó vẫn vẹn nguyên. Được gặp và nghe ông trò chuyện, những dấu mốc lịch sử dân tộc như tái hiện trước mắt, chân thật và sống động, tựa như những thước phim đang quay chậm, hào hùng.
Máy bay tiêm kích "xé mây" trên bầu trời trong ngày đại lễ Nhịp sống phương Nam

Máy bay tiêm kích "xé mây" trên bầu trời trong ngày đại lễ

TTTĐ - Ngay sau Lễ khai mạc kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/19745 - 30/4/2025), 10 trực thăng Mi-8, Mi-171, Mi-17, cùng dàn tiêm kích Yak-130 và Su 30-MK2 đã có màn trình diễn đẹp mắt trong ngày đại lễ, thu hút hàng vạn người dân và du khách đón xem.
TP Hồ Chí Minh: 50 năm đổi mới, vươn mình, vững bước phát triển Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh: 50 năm đổi mới, vươn mình, vững bước phát triển

TTTĐ - Từ một đô thị đổ nát sau chiến tranh, TP Hồ Chí Minh đã trải qua hành trình 50 năm không ngừng đổi mới, vượt qua khó khăn để khẳng định vai trò trung tâm kinh tế - tài chính đầu tàu của cả nước. Trong hành trình ấy, TP luôn tiên phong cải cách, mạnh dạn “xé rào”, mở đường cho những mô hình đột phá, trở thành hình mẫu năng động, sáng tạo trong công cuộc phát triển đất nước.
Loạt đại bác rền vang mừng kỷ niệm ngày giải phóng Nhịp sống phương Nam

Loạt đại bác rền vang mừng kỷ niệm ngày giải phóng

TTTĐ - Sáng nay (30/4), loạt đại bác đã đồng loạt rền vang tại bến Bạch Đằng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, chính thức khai mạc Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm