Tag

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 4: Hậu vận bi thương của gia đình 3 đời làm nghề đồ tể

Phóng sự 14/12/2016 22:36
aa
(TTTĐ) - Những sự việc rùng rợn, bi thương của cả gia đình 3 đời làm nghề đồ tể làng P.T đến nay vẫn còn lưu truyền, ám ảnh người dân làng. Vào những lúc trà dư tửu hậu, người ta vẫn kể về nó như một minh chứng sống động cho thuyết nhân quả mà người dân lành lẽ miền quê ấy đã tin tự bao đời.

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 4: Hậu vận bi thương của gia đình 3 đời làm nghề đồ tể

(TTTĐ) - Những sự việc rùng rợn, bi thương của cả gia đình 3 đời làm nghề đồ tể làng P.T đến nay vẫn còn lưu truyền, ám ảnh người dân làng. Vào những lúc trà dư tửu hậu, người ta vẫn kể về nó như một minh chứng sống động cho thuyết nhân quả mà người dân lành lẽ miền quê ấy đã tin tự bao đời.

>> Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo:
Kỳ 1: Nỗi oan nghiệt của gia đình hành nghề sát sinh
Kỳ 2: Lối thoát mập mờ
Kỳ 3: Sự vi diệu của Phật pháp nhiệm màu

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 4: Hậu vận bi thương của gia đình 3 đời làm nghề đồ tể

Chuyện chúng tôi sắp kể xảy ra cách đây đã ngót 10 năm. Tất cả những nhân vật chính trong câu chuyện này đều đã trở thành người thiên cổ. Nhưng những sự việc rùng rợn, bi thương của cả gia đình hành nghề đồ tể có truyền thống ba đời ấy vẫn còn lưu truyền, ám ảnh người dân làng P.T đến tận bây giờ. Và vào những lúc trà dư tửu hậu, người ta vẫn kể về nó như một minh chứng sống động cho thuyết nhân quả mà người dân lành lẽ miền quê ấy đã tin tự bao đời.

Kỹ năng giết mổ thượng thặng

Làng P.T có nhiều người hành nghề đồ tể. Nhưng nổi đình nổi đám nhất vẫn là gia đình anh Tr. có truyền thống 3 đời làm nghềsát sinh. Ông nội Tr. vốn là người chuyên giết mổ gia súc, chế biến thức ăn cho binh lính Pháp tại các doanh trại thời Pháp thuộc. Thừa hưởng tài hoa của ông nội, bố Tr. nấu nướng rất ngon.

Quán lòng lợn tiết canh của ông trên con đê đầu làng lúc nào khách cũng đông nườm nượp. Quán không chỉ thu hút đám thực khách trong làng mà dân mê nhậu khắp vùng cũng “phải lòng” mê mẩn. Vì lòng lợn của quán ông vừa tươi, vừa giòn, vừa ngon, vừa ngọt.

Lợn vừa mổ xong, cỗ lòng nào ngon nhất là ông giữ lại cho quán. Xơi miếng lòng thơm nức ngâm trong bát nước dùng nhúng mấy cọng hành bốc hơi nghi ngút, thực khách vừa nhai vừa xuýt xoa mà ban tặng những mỹ từ: “Thiên hạ đệ nhất lòng lợn”.

Có nhà thơ nổi tiếng ở Hà Nội, một lần ghé quán ăn, hùng hồn tuyên bố:“Tôi đã ăn lòng lợn khắp Bắc chí Nam nhưng chưa bao giờ, ở đâu, lại có lòng lợn ngon như ở đây. Phàm đã ăn lòng lợn ở đây thì không thể ăn ở đâu khác được nữa”. Từ bấy, cứ chủ nhật hàng tuần, ông thi sĩ sành ăn ấy lại phóng xe máy từ Hà Nội vào thưởng thức “Thiên hạ đệ nhấtlòng lợn”

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 4: Hậu vận bi thương của gia đình 3 đời làm nghề đồ tể
Quán lòng lợn tiết canh của bố Tr. được mọi người ban tặng cho mỹ từ “Thiên hạ đệ nhất lòng lợn”

Nổi tiếng thế nhưng phải đến đời Tr., cơ nghiệp của gia đình ấy mới thực sự phất. 6 tuổi đầu, Tr. đã được bố tẩm bổ mỗi sáng một bát tiết tươi và quả mật lợn nóng hổi.

Khi con dao bầu sáng lóa vừa chọc vào yết hầu con lợn, máu xối ra như thác, bố Tr. vội hứng đầy bát con, ngửa cổ uống ực một hơi cạn. Bát thứ hai, ông dành cho Tr.

Quả mật vừa bứng khỏi bụng con lợn còn bốc hơi, ông ngửa cổ, phùng mang trợn mặt nuốt. Ông cười khà bảo: “Thiên hạ ngu lắm. Chỉ biết đến mật gấu, mật hùm, mật rắn mà không biết chi đến mật lợn.

Trong các bài thuốc cổ phương trị viêm xoang, viêm mũi, hiếm có loại mật nào sánh bằng mật lợn. Nó có vị đắng, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, sát khuẩn, thông đại tiện, kích thích tiêu hóa và bài tiết mật, chống viêm, kháng khuẩn, bổ tỳ vị rất tốt.

Theo Y học cổ truyền, tỳ vị thuộc hành “Thổ”, có chức năng hấp thu, vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi các bộ phận khác trong cơ thể. Tập trung “ôn bổ tỳ vị” chính là giúp giải quyết nguyên nhân sâu xa của mọi loại bệnh tật”.

Chính vì sùng bái công năng của mật lợn nên ngày nào, ông cũng ép thằng con giai mới 6 tuổi đầu nuốt một quả. Và lần nào, Tr. cũng khóc ngất vì nghẹn và đắng. Sau, dùng riết thành quen. Tr. nghiện nuốt mật lớn sống từ lúc nào không hay.

Không biết có phải nhờ công dụng của cả núi mật lợn khổng lồ ấy không mà Tr. lớn nhanh như thổi, khỏe như trâu. 17 tuổi, Tr. đã cao 1,8 mét, cơ bắp cuồn cuộn. Từ bé đến lớn chẳng bao giờ hắt hơi, sổ mũi, ốm đau gọi là. Và nghiễm nhiên, Tr. trở thành người kế thừa nghiệpđồ tểgia truyền.

Những câu chuyện rùng rợn về nhân quả, nghiệp báo - Kỳ 4: Hậu vận bi thương của gia đình 3 đời làm nghề đồ tể
Kỹ năng giết mổ lợn của Tr. đạt đến trình độ thượng thừa, dù lợn to nặng đến mấy Tr. cũng chỉ làm một mình và rất nhanh

Kỹ năng giết mổ lợn của Tr. đạt đến trình độ thượng thừa. Các tay đồ tể khác, khi giết mổ lợn, thường cần 2-3 người hỗ trợ giữ chân trước, chân sau. Riêng Tr., dù lợn to, nặng đến mấy, cũng chỉ làm một mình.

Tay lăm lăm chiếc chày gỗ lim đen bóng dài một thước trao truyền từ đời ông nội, áo xắn quá khuỷu, cơ bắp cuồn cuộn rắn đanh như lực sĩ, chân đi ủng cao đến gần đầu gối, Tr. rón rén bước gần đến con lợn đang lùi dần vào góc chuồng.

“Đốp”. Nhanh như chớp. Một nhát chày ngang gáy. Con lợn quay lơ, không kịp kêu một tiếng. “Đốp”. Con thứ hai đổ gục... Cứ thế, chỉ trong vài tích tắc, cả đàn lợn nằm lăn quay. Tr. khom mình, túm hai chân sau lôi xềnh xệch con lợn lên bệ xi măng lạnh ngắt. “Phập”.

Con dao bầu sáng loáng đâm một nhát trúng yết hầu. Máu tuôn xối xả xuống cái chậu nhôm to. Không giãy đành đạch. Không một tiếng kêu eng éc. Chọc tiết xong, Tr. liếc con dao bầu vào hòn đá mài to tổ chảng bên cạnh cho sắc lẹm, rồi cạo lông sồn sột, chẳng cần đến chảo nước nóng để nhúng lợn.

Bì lợn trắng bệch nhưng chân lông vẫn còn nguyên. “Chẳng sao. Bây giờ mấy ai còn ăn bì lợn”. Tr. giải thích. Nhẹ nhàng, nhàn nhã, thong dong, im ắng. Thế mà đến 5 giờ sáng, mấy con lợn đã làm xong. Thịt đã ra thịt, xương đã ra xương để các lái buôn chở đi.

Hoàng Anh Sướng

Tin liên quan

Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Xem thêm