Tag

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Văn học - Nghệ thuật 10/10/2024 07:00
aa
TTTĐ - Sân cột cờ Hoàng thành Thăng Long, Bắc Bộ phủ, Nhà hát Lớn Hà Nội, chợ Đồng Xuân, ga Hà Nội… là những địa danh lịch sử gắn liền với Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10).
Đình Thụy Phú được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố Cổ Loa - Dấu ấn lịch sử và văn hóa

Ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam. Đây là mốc son lịch sử chói lọi, là bản hùng ca trong thời đại Hồ Chí Minh, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

70 năm đã qua, cùng với những con người lịch sử, những địa danh ghi dấu vẫn mãi trường tồn theo thời gian, như để gợi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng của Hà Nội thuở nào.

5 cửa ô

Hình ảnh 5 cửa ô đã trở thành biểu tượng trong ngày Giải phóng Thủ đô, khi nhạc sĩ Văn Cao viết trong bài “Tiến về Hà Nội”: “5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về…”.

Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại cho đến ngày nay
Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại cho đến ngày nay

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến từng chia sẻ: “Dự đoán của nhạc sĩ Văn Cao trùng khớp với 5 cánh quân tiến vào tiếp quản Hà Nội đầu tháng 10/1954. Từ ngày 7 - 9/10/1954, các đơn vị bộ đội đã qua cửa Ô Cầu Giấy, Cầu Dền, Yên Phụ, Hàng Đậu và Thụy Khuê vào Hà Nội.

Chính quyền cũng đã đổi tên nhiều cửa ô nhưng người dân vẫn gọi theo tên nôm, như: Ô Phúc Lâm gọi là Ô Hàng Đậu, Ô Thịnh Yên gọi là Ô Cầu Dền, Ô Thanh Bảo gọi là Ô Cầu Giấy… Những tên nôm đó vẫn được dùng cho đến hôm nay nhưng cửa ô duy nhất còn lại là Ô Quan Chưởng. Những cửa ô còn lại đã trở thành các công trình công cộng, đường sá, cầu vượt hoặc nhà ở.

Di tích Ô Quan Chưởng ngày nay nằm trên phố Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đi từ xa đã có thể thấy đoạn tường và cổng cửa ô rêu phong cổ kính. Trên cổng còn ghi dòng chữ: “Đông Hà Môn” nghĩa là cửa Đông Hà nhưng dân gian vẫn gọi đây là Ô Quan Chưởng.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Ô Chợ Dừa hiện nay là điểm giao cắt của 6 tuyến phố Xã Đàn, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Tây Sơn, Đê La Thành, Ô Chợ Dừa.

Ô Cầu Dền chính là ngã tư lớn nối Phố Huế, Bạch Mai, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt.

Ô Đống Mác nằm cuối phố Lò Đúc, ở đoạn giao với đường Trần Khát Chân và phố Kim Ngưu.

Ô Cầu Giấy được cho là nằm ở phố Thanh Bảo giao với phố Sơn Tây.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Cầu Long Biên

Cùng với 5 cửa ô, cầu Long Biên là chứng tích lịch sử quan trọng của ngày Giải phóng Thủ đô. Ngày 20/7/1954, theo các điều khoản Hiệp định Geneva, toàn bộ quân đội Pháp có 80 ngày để rút quân khỏi Hà Nội.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Đến 16 giờ ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên sang Gia Lâm, từ đó rút về Hải Phòng. Một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô tiến lên đầu cầu Long Biên giữa tiếng reo hò, hoan hô của Nhân dân đứng đón dọc các phố Hàng Đậu, Trần Nhật Duật.

Cột cờ Hà Nội

Đúng 15 giờ ngày 10/10/1954, trong không khí tưng bừng của đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô, có một buổi lễ đặc biệt diễn ra ngay sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long (khi đó gọi là sân Cột Cờ), đó chính là lễ chào cờ lịch sử đầu tiên trong ngày Hà Nội được giải phóng.

Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội

Các đơn vị tham dự lễ chào cờ tập hợp thành khối nghiêm chỉnh, đứng đầu là Trung đoàn Thủ đô. Tiếp theo đội hình bộ binh là cơ giới, pháo binh hàng ngữ thẳng tắp, trang nghiêm. Chung quanh sân vận động, quần chúng Nhân dân chen chân đứng kín các trục đường, háo hức tham dự lễ chào cờ lịch sử.

Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức với sự có mặt của các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản Thủ đô và hàng vạn đồng bào. Đoàn quân nhạc cử Quốc ca. Còi Nhà hát Lớn nổi lên một hồi dài. Lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh Cột Cờ, phấp phới tung bay.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Tại lễ chào cờ lịch sử này, người dân Hà Nội lắng nghe Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (do Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ đọc) gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng: “8 năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào.

Ngày nay, do Nhân dân ta đoàn kết, nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể… Chính phủ và Nhân dân ta phải cùng nhau cố gắng nhiều để khôi phục, củng cố và phát triển đời sống tinh thần và vật chất của Thủ đô ta”.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô
Nhà hát Lớn

Nhà hát Lớn

Sau ngày Giải phóng Thủ đô, Nhà hát Lớn Hà Nội là nơi tổ chức kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa I, kỳ họp đầu tiên trong hòa bình của thủ đô Hà Nội (ngày 20 đến 26/3/1955). Đây cũng là nơi người dân Hà Nội treo ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, băng-rôn biểu ngữ và cờ đỏ sao vàng đón chào đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đô.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Phố Hàng Đào

Phố Hàng Đào là nơi các tầng lớp nhân dân Hà Nội tề tựu đón đón chào đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô
Phố Hàng Đào

Trung đoàn Thủ đô, các đoàn cơ giới và pháo binh cũng tiến vào thành phố qua cung đường này.

Chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân là nơi đã diễn ra những trận chiến đấu anh dũng trong 60 ngày đêm Hà Nội rực lửa chống thực dân Pháp xâm lược cuối năm 1946, đầu năm 1947. Nổi bật nhất trong đó là trận đánh chợ Đồng Xuân ngày 14/2/1947.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Những trận chiến này góp phần bảo vệ cho cơ quan Trung ương rút lui an toàn, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, và Thủ đô được giải phóng hoàn toàn vào ngày 10/10/1954.

Chiều 8/10/1954, Pháp làm lễ cuốn cờ tại Thành Hà Nội. Sáng 9/10, bộ đội ta từ đê La Thành chia làm hai mũi tiến vào tổ chức tiếp thu các khu vực quân sự như Quần Ngựa, Bạch Mai, Đồn Thủy, Thành Hà Nội. Quân Pháp rút đến đâu, ta tiến đến đấy, tổ chức tiếp thu theo lối “cuốn chiếu”…

Ở ngoại thành, địch rút khỏi quận lỵ Văn Điển từ ngày 6/10. Sáng 9/10, các đội công tác ngoại thành cùng bộ đội vào tiếp quản Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Quỳnh Lôi và đến trưa tiếp quản Đại lý Hoàn Long (Hà Đông ngày nay).

16 giờ ngày 9/10, những tên lính Pháp cuối cùng rút hết sang phía Đông cầu Long Biên để rời khỏi Hà Nội.

Đến 16 giờ 30 phút, Quân đội Việt Nam hoàn toàn kiểm soát thành phố, tiếp quản toàn bộ thành phố Hà Nội gọn gàng và trật tự.

Đêm 9/10, đêm hòa bình đầu tiên thành phố rực rỡ trong rừng cờ và niềm vui khôn xiết của Nhân dân Thủ đô.

Tin liên quan

Đọc thêm

Giọt thương rơi đọng bên bờ thu xanh Văn hóa

Giọt thương rơi đọng bên bờ thu xanh

TTTĐ - "Giọt thương rơi đọng bên bờ thu xanh", nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Hà da diết với mùa đẹp nhất trong năm của Hà Nội.
Sáng tạo, tâm huyết Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội Văn hóa

Sáng tạo, tâm huyết Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội

TTTĐ - Chiều 9/10, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội và giới thiệu phụ san đặc biệt dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Đây là cách làm đầy sáng tạo và tâm huyết để thu hút công chúng, lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Lịch sử Thủ đô huy hoàng trong "Hà Nội - Bản hùng ca phố" Văn học - Nghệ thuật

Lịch sử Thủ đô huy hoàng trong "Hà Nội - Bản hùng ca phố"

TTTĐ - "Hà Nội - Bản hùng ca phố" là một trong những chương trình trọng điểm được Đài THVN thực hiện nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Chương trình được truyền hình trực tiếp vào 20h10 ngày 10/10 trên kênh VTV1, VTVgo.
Tôn vinh "hiệp sĩ di tích kiến trúc" GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính Văn học - Nghệ thuật

Tôn vinh "hiệp sĩ di tích kiến trúc" GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính

TTTĐ - Lễ trao giải "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" diễn ra chiều 8/10 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Hạng mục quan trọng nhất - Giải thưởng Lớn - đã được trao cho GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính, một "hiệp sĩ của những di tích kiến trúc". Bên cạnh đó là 3 giải đồng hạng mang tên Giải Tác phẩm, Giải Ý tưởng và Giải Việc làm.
Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện nhỏ - hồng hồng má phấn” Văn học - Nghệ thuật

Khai mạc triển lãm tranh “Câu chuyện nhỏ - hồng hồng má phấn”

TTTĐ - Triển lãm tranh với chủ đề "Câu chuyện nhỏ - hồng hồng má phấn "đã chính thức khai trương vào chiều 8/10 tại Trung tâm giao lưu văn hoá Phố cổ Hà Nội (số 50 phố Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm sẽ kéo dài đến 30/10/2024.
Khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội phát triển, đổi mới, hội nhập” Văn học - Nghệ thuật

Khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội phát triển, đổi mới, hội nhập”

TTTĐ - Ngày 8/10, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, Câu lạc bộ Ảnh báo chí tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh “Hà Nội phát triển, đổi mới, hội nhập”.
Ấn tượng với bộ sưu tập tem về Bác Hồ Văn học - Nghệ thuật

Ấn tượng với bộ sưu tập tem về Bác Hồ

TTTĐ - Sáng nay (7/10), tại Hoàng thành Thăng Long, Công ty Tem Bưu chính phối hợp với Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tổ chức triển lãm “Hồ Chí Minh - Hành trình vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội qua sưu tập tem và bưu ảnh”. Đặc biệt, trong đó có những hình ảnh con tem, bưu ảnh thể hiện tình cảm của Bác Hồ với Thủ đô và Hà Nội quyết tâm làm theo lời của Người, xây dựng một “Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”.
Niềm tự hào giá trị di sản của Thủ đô Văn học - Nghệ thuật

Niềm tự hào giá trị di sản của Thủ đô

TTTĐ - Hình ảnh “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về” đã in đậm trong ký ức của bao người dân Thủ đô. Chặng đường lịch sử vẻ vang của Thăng Long - Hà Nội là quá trình tiếp nối truyền thống cha ông, tạo nên những dấu ấn lịch sử của Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình qua 70 năm xây dựng và phát triển.
Văn hóa Việt Nam hút khách tại Làng Pháp ngữ ở Paris Văn học - Nghệ thuật

Văn hóa Việt Nam hút khách tại Làng Pháp ngữ ở Paris

Diễn ra trong 5 ngày từ 2 - 6/10, những hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng như không gian triển lãm trưng bày phong phú của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và bạn bè quốc tế tại Làng Pháp ngữ ở thủ đô Paris.
Bức tranh thơ mộng về mùa Thu Hà Nội Văn học - Nghệ thuật

Bức tranh thơ mộng về mùa Thu Hà Nội

TTTĐ - “Hà Nội - Những cảm xúc tháng Mười” là chương trình nghệ thuật, gợi lại những ký ức hào hùng về trang sử vàng của dân tộc gắn với Thủ đô Hà Nội, đem đến cho khán giả bức tranh bằng âm nhạc đầy lãng mạn, thơ mộng về mảnh đất Thăng Long vào mùa Thu.
Xem thêm