Tag

Những điều ấm áp từ lối ứng xử giản dị hàng ngày

Người Hà Nội 04/12/2021 08:31
aa
TTTĐ - Nhiều khi ứng xử có văn hóa không phải là những gì to tát mà chỉ là những hành vi, cử chỉ rất nhỏ hàng ngày. Trong lúc dịch bệnh ít nhiều ảnh hưởng đến tâm trạng mọi người thì những việc nhỏ ấy góp phần làm tình người trở nên ấm áp hơn, cho chúng ta thêm niềm vui để hi vọng vào ngày mai dịch bệnh sẽ sớm qua.
Tiếp tục tuyên truyền về hai bộ quy tắc ứng xử, gắn với thực tế mùa dịch

Những niềm vui nho nhỏ

Vừa xách làn ra đến chợ, chị Huyền (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã thấy bà Hiên vẫy tay rối rít: “Sao hôm qua cô không đi? Nay có mấy củ su hào nhà trồng, ai hỏi tôi cũng không bán, để phần cho cô đấy”. Rồi bà tay ấn vào làn, miệng nói nhanh nhảu, kể rằng su hào này bà trồng hai tháng nay rồi, củ nhỏ nhưng ngọt lắm. Đi mua đừng tham củ to, có khi đầy thuốc ra đấy. Nhà bà toàn tưới nước sạch, chăm bắt sâu chứ không phun thuốc nên cứ yên tâm, người già, trẻ nhỏ ăn đều được hết. Lần này bà cho chị, không lấy tiền.

Chị Huyền cảm động, cảm ơn bà xong còn biếu bà mấy quả cau, lá trầu nhà thắp hương. Bố mẹ chị không ăn trầu, mà bà Hiên thì hay ăn, chị bỏ đi cũng phí, biếu bà để bà đỡ phải mua.

Ở chợ này ít người biết bà Hiên rất vất vả. Con cái đi làm xa, để hai đứa cháu nhỏ cho bà trông. Tuổi bà đã cao mà ngày nào cũng phải đi chợ. Lúc thì bà bán những thứ nhà trồng được, lúc thì đi mua buôn rồi bán. Dù nghèo nhưng bà rất thật thà, chất phác lại hay chuyện nên chị Huyền rất quý. Nhiều lần thấy bà già, tồi tội, mua hàng giúp bà mà thành quen thân, lại thêm biết hoàn cảnh của bà nên chị Huyền rất thương.

Lần nào đi chợ mà không gặp nhau thì hôm sau bao nhiêu chuyện để nói. Thời gian giãn cách vừa rồi bà không đi chợ bán hàng, chị Huyền tìm đến tận nhà, tặng bà mấy bao gạo, thịt, mắm muối để mấy bà cháu đỡ vất vả đi xa mua thực phẩm. Còn hàng ngày, chị hay chia bớt cho bà bánh kẹo, đồ chơi của các con mình để bà mang về cho cháu. Ngay cả quần áo của con chị mặc chật chị cũng mang ra cho bà.

Chợ búa là nơi bán mua nhưng cũng có thể mang đến những niềm vui từ những hành động nhỏ (Ảnh minh họa)
Chợ là nơi bán mua nhưng cũng có thể mang đến những niềm vui từ những hành động nhỏ (Ảnh minh họa)

Chỉ những món quà nhỏ qua lại như thế mà đi chợ với chị Huyền không chỉ là mua thực phẩm cho gia đình mà có thêm những niềm vui nho nhỏ khi mình có thể quan tâm, giúp đỡ người khác.

Chị Xuân (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) cũng được cả chợ quý mến. Công việc của chị không quy định về thời gian nên hàng ngày đi chợ chị thường nói với người này vài câu, trêu đùa người kia vài tiếng. Không mua tất cả cùng một chỗ, chị dạo qua các hàng, đều là người quen, cứ mua cho người này mớ rau, người kia mấy lạng thịt, người khác cân khoai lang, bó hoa…

Chị bảo, mua như thế để ai cũng bán được hàng. Suốt thời gian giãn cách họ không đi bán được, thu nhập bấp bênh, giờ mình cứ rải đều ra để ai cũng nhanh hết hàng. Chứ ngồi đấy người bán được người không cũng buồn lắm.

Chính vì thế, ai cũng quý chị Xuân, luôn để phần rau sạch, cá ngon, thịt ngon cho chị. Không những thế, cùng với tính hay trêu đùa tếu táo của mình, chị Xuân cứ đi đến đâu làm chỗ đó rộn rã cả lên. Một buổi đi chợ của chị rất nhiều tiếng cười.

Để tình người xua tan đi buồn phiền

Ngày nào cũng nghe tin tức về dịch bệnh, cuộc sống, sức khỏe, kinh tế khó khăn, ai nấy đều ít nhiều bị ảnh hưởng. Nỗi buồn phiền sẽ khiến tâm trạng trở nên tiêu cực, từ đó dễ chán nản, mọi thứ không được như ý muốn.

“Nếu gặp phải thêm những điều khiến mình bực bội, cáu gắt nữa thì chẳng phải cuộc sống sẽ thêm u ám hay sao? Cần phải làm gì đó để lan tỏa thêm những điều tích cực. Nó chẳng phải là những gì cao xa đâu mà chúng ta có thể làm mỗi ngày, bằng những việc rất nhỏ bé”, chị Liên (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết.

Chị kể chính trường hợp của mình. Hôm đó nhà có việc, chị phải đi mua rất nhiều thực phẩm. Vì vội lại không biết tính nhẩm nên chị giao cả việc tính tiền cho người bán. Đến chiều, khi việc nhà xong xuôi, con xin tiền đi cắt tóc, chị mới giở ví ra đếm lại. Sau đó, chị sực nhớ, hình như bà hàng thịt bò tính nhầm tiền cho mình.

Thật thà, sòng phẳng để mang đến sự thoải mái cho mình và người khác (Ảnh minh họa)
Thật thà, sòng phẳng để mang đến sự thoải mái cho mình và người khác (Ảnh minh họa)

Ngồi nghĩ một lúc, chị chắc chắn là như vậy thật. Hơn nữa, số tiền tính thiếu còn khá nhiều, gần ba trăm nghìn đồng. Chắc tại vừa cuốn bắp bò, vừa cân lại vừa nói chuyện với chị, xong mải cân và tính tiền cho người khác nên tính thiếu cho chị. Định bụng hôm sau ra trả bà thịt bò nhưng vì bận, phải hai ngày sau nữa chị mới ra được.

Bà bán thịt bò này lần đầu tiên đến chợ này bán. Nhận tiền trả thêm của chị Liên, bà mừng quá, cứ cảm ơn mãi. Thời buổi dịch bệnh khó khăn, lại mới đi bán hàng, ngần ấy tiền có khi là số lãi của cả một ngày dậy từ hai, ba giờ sáng rồi. Bà bán thịt bò cười ánh mắt ấm áp, lấp lánh niềm vui, chị Liên cũng thấy vui theo. Từ đó, chị hay mua hàng của bà, biết chắc rằng bao giờ bà cũng cân đủ cho mình và cho cả mọi người nữa.

Chị Xuyên (ở quận Hà Đông, Hà Nội) cũng kể đồ ăn thức uống vào mồm là chị rất sòng phẳng, nhất là đồ thắp hương, không bao giờ chị xin hay lấy không của người khác chả phải tội. Có lần đi mua mít và mua hoa để cúng ngày rằm, cả bà hàng hoa và hàng mít đều tính nhầm tiền cho chị. Dù rất vội, đã lên xe đi rồi mà còn thấy ngờ ngợ, chị lại phải quay trở lại, lôi cả điện thoại ra, vào phần máy tính, tính lại, đưa cho người bán xem thì họ mới ngớ người ra và nhận thêm số tiền còn thiếu.

Chị tâm sự: “Mình được lợi của họ vài chục, vài trăm nghìn mà mang về thắp hương, liệu các cụ có phù hộ cho không, mình ăn vào mồm có ngon không, lương tâm có thanh thản không? Trong khi đó, người ta bán hàng, đi từ sáng sớm, tối muộn mới về, ngồi phơi nắng phơi gió để kiếm chút lãi, mất ngần ấy tiền họ cũng xót ruột, buồn bã lắm chứ. Chính vì thế, chẳng tội gì mà mình thì áy náy còn người ta thì buồn phiền. Cứ sòng phẳng thì cả hai đều vui vẻ, đều thấy cuộc sống nhẹ nhàng, bớt đi những áp lực, bớt đi những buồn phiền không đáng có trong mùa dịch đã quá nhiều lo lắng này”.

Mỗi người đều như chị Liên, chị Xuyên, chị Xuân, chị Huyền… bằng những việc nhỏ bé hàng ngày, mang đến lối ứng xử ấm áp thì tình người sẽ khiến chúng ta có thêm những niềm vui, những động lực để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Bởi chúng ta sẽ thấy mình không đơn độc, bởi tình người quanh đây cho chúng ta một mối liên kết cộng đồng bền vững để dịch bệnh cũng chỉ là cản trở trong thời gian ngắn mà thôi.

Khi chúng ta sống chan hòa với tất cả mọi người, ta sẽ nhận về những điều xứng đáng thuộc về mình.

Sưởi ấm tình cộng đồng trong mùa dịch Sưởi ấm tình cộng đồng trong mùa dịch
Ứng xử chốn đông người sao cho hài hòa trong mùa dịch Ứng xử chốn đông người sao cho hài hòa trong mùa dịch
Tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa công sở Tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa công sở

Đọc thêm

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử Người Hà Nội

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử

TTTĐ - Kì thi tốt nghiệp THPT mang đến khá nhiều áp lực cho cả thí sinh và người nhà. Sự động viên, hỏi thăm, cổ vũ, trợ giúp của gia đình, bạn bè, các lực lượng chức năng và thanh niên tình nguyện đã góp thêm cho người trong cuộc những nụ cười để vơi bớt phần nào căng thẳng.
Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội Người Hà Nội

Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/6, tại Trung tâm Văn hóa quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024. Hoạt động diễn ra tại cụm số 1 gồm các quận: Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình.
Xem thêm