Tag

Những người trẻ gác bình yên trong đêm

Nhịp sống trẻ 04/04/2023 22:21
aa
TTTĐ - Tiếng chuông báo hiệu tàu đến, những người làm nhiệm vụ gác chắn tàu nhanh chóng xách đèn đứng vào vị trí, kéo rào chắn ngăn không cho người dân đi qua lại. Đêm nay dự kiến chị Dung và anh Hưng đón khoảng 20 chuyến tàu. Giống như bao ngày, đêm nay, họ thức trắng…
Những người trẻ với tư duy làm việc mới Những người trẻ khởi nghiệp sáng tạo, hiện thực khát vọng đất nước hùng cường Đi đâu, chuẩn bị gì để chuyến du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 thật đáng nhớ?

Trực tàu như trực chiến

23 giờ đêm, chúng tôi ghé thăm trạm gác chắn tàu giữa đường Giải Phóng và phố Nguyễn Hữu Thọ (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội). Vừa nhận được cuộc gọi từ trực ban, chị Nguyễn Thị Dung nhanh chóng ra hiệu lệnh cho anh Tạ Viết Hưng vào vị trí làm việc.

Hình ảnh chị Nguyễn Thị Dung chờ chuyến tàu đi qua
Hình ảnh chị Nguyễn Thị Dung chờ chuyến tàu đi qua

Giữa đêm, chị Dung với dáng người nhỏ nhắn hì hục đẩy chiếc rào chắn ngang đường, rồi nhanh chóng ra hiệu cho các phương tiện dừng lại. Gần đó, một vài xe máy cố lấn tới, tràn qua thanh barie để qua đường. Tàu đi qua, công nhân trạm gác trở lại với khuôn mặt thoải mái.

Trong căn phòng rộng chưa đầy 10m2 là không gian làm việc của chị Dung, anh Thắng và các đồng nghiệp nhiều năm qua. Căn phòng chất đủ thứ từ máy móc, bàn làm việc, sổ sách, đồng hồ và mấy chiếc ghế ngồi.

Khu vực bàn làm việc của chị Nguyễn Thị Dung
Khu vực bàn làm việc của chị Nguyễn Thị Dung

Tranh thủ ghi chép lịch trình tàu đi, tàu đến, chị Dung và anh Hưng kể cho chúng tôi nghe về nghề và cũng nhiều câu chuyện buồn vui của nghề không có từ “ưu tiên” - nghề gác chắn tàu. .

Chị Dung chia sẻ, năm nay chị 28 tuổi và đã gắn bó với nghề 6 năm. Suốt quãng thời gian đó, đôi khi chị trăn trở và có ý định chuyển nghề vì quá áp lực, quá vất vả.

“Mùa đông hay mùa mưa bão là nỗi ám ảnh của chị em công nhân gác tàu. Những đêm rét buốt, tôi vẫn phải canh trạm gác. Trung bình mỗi tiếng có 1 đến 2 lượt tàu qua, vừa vào trạm người chưa kịp ấm lên lại thêm một chuyến khác”.

Mỗi lần tiếng chuông báo điện thoại vang lên sẽ báo hiệu có một chuyến tàu sắp đến
Mỗi lần tiếng chuông báo điện thoại vang lên sẽ báo hiệu có một chuyến tàu sắp đến

Chị Dung cho biết, nghề gác tàu không làm chuyên ca ngày hay ca đêm mà ca trực 12 tiếng nghỉ 24 tiếng, thành ra ngày đêm làm xen kẽ lẫn lộn, nhịp sinh học của cơ thể không theo kịp. Lúc đầu mới vào nghề, người lúc nào cũng vật vờ, buồn ngủ. Nhưng làm lâu dần thì cũng thành quen, không sợ nữa.

Vì sự bình yên cho mỗi chuyến tàu

Theo chị Dung, nhân viên gác tàu luôn phải tuân thủ những nguyên tắc bất di bất dịch bởi đôi khi chỉ một vài sơ suất rất nhỏ có thể gây ra hậu họa khôn lường.

Trạm gác cần đảm bảo đủ quân số từ 2 người trở lên, nếu nhân viên vắng thiếu thì phải có biện pháp bổ sung ngay, mỗi nhân viên phải làm xuyên ca liên tục 12 giờ (từ 630h - 18h hoặc từ 18h - 6h30 hôm sau).

Những người gác chắn tàu gần như không có ngày nghỉ lễ, Tết. Những ngày ấy, họ vẫn phải làm việc đều đặn ...
Những người gác chắn tàu gần như không có ngày nghỉ lễ, Tết. Những ngày ấy, họ vẫn phải làm việc đều đặn ...

Họ phải luôn giữ trạng thái tỉnh táo, không được chợp mắt dù chỉ là vài phút, đi làm bất kể thời tiết, ngày lễ hay chủ nhật. Đặc biệt, tất cả nhân viên gác chắn đều tuyệt đối không được uống rượu, bia trước và trong ca làm để tránh những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Chị Dung cho biết thêm: “Công việc của chúng tôi là đảm bảo an toàn cho đường sắt, đồng nghĩa với việc bảo đảm sự an toàn của người đi đường. Thế nhưng, đôi khi những người đi đường lại không hiểu được điều đó”.

Chị Dung cho biết: “Chuyện người dân lách qua barie để sang đường xảy ra thường xuyên. Có lần tôi nhắc nhở thì bị những người tham gia giao thông thiếu ý thức quay sang văng tục, chửi bậy”.
Chị Dung cho biết: “Chuyện người dân lách qua barie để sang đường xảy ra thường xuyên. Có lần tôi nhắc nhở thì bị những người tham gia giao thông thiếu ý thức quay sang văng tục, chửi bậy”

Với những người như chị Dung hay bất cứ nhân viên trực tại các gác chắn tàu nào, việc bị “ăn chửi” xảy ra thường xuyên như cơm bữa. Có người sau khi văng tục, không thấy chị nói gì, họ chửi to hơn, thậm chí nói chị bị câm, bị điếc...

Chị Dung nói: “Tôi coi như mình bị câm, bị điếc thì mọi việc đều êm xuôi, nếu như tôi nổi cáu hay cãi lý với họ thì lại xảy ra xô xát, cãi vã. Điều đó thì không hay một chút nào”.

 Chị Nguyễn Thị Dung ghi chép cẩn thận kế hoạch làm việc trong ban
Chị Nguyễn Thị Dung ghi chép cẩn thận kế hoạch làm việc trong ban

“Ngày nào cũng như vậy, tôi phải ghi chép rõ ràng lịch trình tàu đi đến và “căn” giờ kéo giàn chắn để đảm bảo tàu an toàn tàu qua không có chướng ngại vật nào. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phải túc trực thường xuyên để nghe điện thoại trực ban thông báo tình hình các chuyến tàu”, chị Dung kể.

Ngày mưa cũng như ngày nắng, dù gió rét hay bão bùng, đằng sau tiếng chuông điện thoại thông báo tàu là những người công nhân gác chắn tàu phải có mặt bên đường ray.

Anh Tạ Viết Hưng tâm sự: “Trung bình, mỗi ngày có khoảng từ 20 chuyến tàu và chủ yếu vào ban đêm. Có những đêm, chúng tôi gần như thức trắng vì tàu chạy thường xuyên. Cứ khoảng 15 -30 phút là có một chuyến tàu. Nếu lơ là một phút sẽ rất ảnh hưởng đến an toàn của người đi đường".

“Làm việc vất vả, nhưng thu nhập của những người gác tàu lại không cao. Với chi phí đắt đỏ tại đô thị, nhiều lúc cũng phải dè chừng tiết kiệm các khoản chi để đảm bảo cho cuộc sống”, chị cho hay.

Chị Dung chia sẻ: “Vất vả nhất trong nghề có lẽ là khi các chị có con nhỏ, công việc nhà hầu như phó thác cho gia đình, con nhỏ 6 - 7 tháng phải tập quen khi buổi đêm không có mẹ.
Chị Dung chia sẻ: “Vất vả nhất trong nghề có lẽ là khi các chị có con nhỏ, công việc nhà hầu như phó thác cho gia đình, con nhỏ 6 - 7 tháng phải tập quen khi buổi đêm không có mẹ

Vì phải làm liên tục 12 tiếng trong ngày, thời gian của chị Dung hay anh Hưng dành cho gia đình bị hạn chế. Với chị Dung, chị vẫn luôn tự hào vì gia đình luôn ủng hộ và giúp đỡ mình để chị hoàn thành công việc.

Yêu nghề là điểm chung hướng những nhân viên gác chắn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, luôn cố gắng đảm bảo an toàn đường sắt cho mọi người.

Đọc thêm

Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng Camera 360 trẻ

Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng

TTTĐ - Đoàn viên, thanh niên phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, TP Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động như tuyên truyền, giám sát, phối hợp cùng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng di dời, hỗ trợ người dân chuyển đến nơi ở mới nhằm phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Một tay lái, một tay điện thoại: Cái giá có thể là sinh mạng Nhịp sống trẻ

Một tay lái, một tay điện thoại: Cái giá có thể là sinh mạng

TTTĐ - Dù đã được cảnh báo và xử phạt rõ trong Nghị định 168/2021/NĐ-CP, hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe máy, ô tô vẫn diễn ra phổ biến trên nhiều tuyến phố Hà Nội. Thói quen một tay lái, một tay điện thoại của nhiều người không chỉ vi phạm pháp luật mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z Camera 360 trẻ

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
500 thiếu nhi xuất sắc tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

500 thiếu nhi xuất sắc tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Với chủ đề “Thiếu nhi Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới”,Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X - năm 2025 được diễn ra từ ngày 13/5 đến ngày 15/5, tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 500 đại biểu là những đội viên, thiếu nhi có thành tích xuất sắc đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Lan tỏa nghị lực sống, truyền cảm hứng từ những con người phi thường Nhịp sống trẻ

Lan tỏa nghị lực sống, truyền cảm hứng từ những con người phi thường

TTTĐ - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII. Lan tỏa nghị lực sống của những con người phi thường.
Bác sĩ trẻ và những sáng kiến vì cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bác sĩ trẻ và những sáng kiến vì cộng đồng

TTTĐ - Anh Lê Quang Minh, bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Gia Lâm (Hà Nội) được vinh danh Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 trong lĩnh vực tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Anh từng đoạt giải Nhất trong Hội thi Kỹ thuật sáng tạo trẻ ngành Y tế khu vực Hà Nội lần thứ 30 năm 2023 và là tác giả, chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, sáng tạo có giá trị ứng dụng cao.
“Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng" Camera 360 trẻ

“Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng"

TTTĐ - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2025 được đổi mới mạnh mẽ với nhiều điểm mang tính đột phá, thể hiện sự chủ động trong ứng dụng công nghệ và mở rộng phạm vi hỗ trợ. Chuỗi hoạt động đa dạng, sáng tạo của chương trình đều hướng thông điệp ý nghĩa: Mùa thi hạnh phúc, để mỗi sĩ tử bước vào kỳ thi quan trọng với tâm thế “thi cử nhẹ nhàng”.
Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút Giáo dục

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

TTTĐ - Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điều khiến nhiều học sinh lớp 12 mệt mỏi không chỉ là lượng kiến thức cần ôn luyện, mà còn là áp lực đến từ… chính gia đình. Hơn bao giờ hết, sự đồng hành đúng cách từ cha mẹ có thể trở thành điểm tựa, thay vì trở thành rào cản tâm lý.
Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh

TTTĐ - Tuổi trẻ tỉnh Đắk Lắk vừa triển khai hàng loạt công trình, phần việc thiết thực, ý nghĩa, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đi trước, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.
“Khăn quàng thắm vai em” - hành trình cảm xúc về tuổi thơ Bản tin công tác Đội

“Khăn quàng thắm vai em” - hành trình cảm xúc về tuổi thơ

TTTĐ - Giai điệu tự hào tháng năm “Khăn quàng thắm vai em” sẽ đưa khán giả trở về với những giai điệu trong trẻo của một thời tuổi thơ. Đó là những bài hát vang lên trong sân trường, những nhịp trống Đội rộn rã, những câu chuyện về sự kiên trì và tinh thần đoàn kết.
Xem thêm