Những nguyên liệu tự nhiên có thể giúp giảm đau rát do bỏng
Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt và lao động, có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em, có xu hướng ngày càng tăng.
Việc xử trí đúng ngay sau bỏng làm giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn tiến bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế di chứng. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp bệnh nhân bỏng nặng cần đến các bệnh viện để điều trị hiệu quả hơn.
Tai nạn bỏng ở trẻ gia tăng trong mùa lạnh |
Khi bị bỏng ngay lập tức, chúng ta cần dùng nước rửa qua vết bỏng rồi ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút để giảm cảm giác đau rát; tuyệt đối không bao giờ dùng nước đá để ngâm vết bỏng vì đá sẽ làm máu lưu thông khó hơn, vô tình gây ra những tổn thương không đáng có cho da.
Nha đam chữa đau và trị bỏng rất hiệu quả. Sau khi rửa qua vết bỏng với nước, chúng ta có thể cắt 1 miếng nha đam đắp lên, cũng chà nhẹ như với khoai tây để dịch nhờn nha đam thấm vào vết bỏng. Dịch nhờn trong nha đam sẽ làm giảm cơn đau rát do vết bỏng gây nên.
Nghệ giã nát rồi nấu chung với dầu mè hoặc dầu phộng, đợi nguội rồi đổ vào lọ bảo quản khi cần dùng. Nếu bị bỏng, chúng ta có thể lấy bông chấm dung dịch này rồi thoa lên vết thương. Chỗ bỏng sẽ giảm ngay cảm giác đau rát và không để lại sẹo xấu xí cho da.
Dầu dừa giàu vitamin E sẽ kháng viêm và kháng khuẩn, nước chanh sẽ làm mờ vết bỏng. Đây là các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, cần có trong nhà để có thể tự sơ cứu với những vết bỏng nhẹ.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng đầy đủ và đúng cách sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo mô, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể, bù đắp cho quá trình chuyển hóa xảy ra mãnh liệt ở bệnh nhân bị bỏng nặng.
Để bổ sung đạm đầy đủ thì bệnh nhân cần sử dụng các loại thực phẩm như thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gia cầm, trứng, sữa, cá... Ngoài đạm động vật thì đạm có nguồn gốc thực vật cũng rất có lợi cho bệnh nhân bỏng, đạm có nhiều trong đậu tương, các loại hạt...
Vitamin A là loại vitamin rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình lành vết thương, hỗ trợ quá trình tăng sinh các tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo bỏng.
Những thực phẩm có hàm lượng vitamin A dồi dào là các loại rau có lá màu xanh sẫm như cải xoong, rau bina... hoặc các loại trái cây thuộc họ cam quýt và chế phẩm từ bơ sữa.
Bên cạnh vitamin A thì vitamin C cũng hỗ trợ lành vết bỏng hiệu quả. Loại vitamin này là thành phần giúp tổng hợp collagen, chống lại quá trình oxy hóa giúp ngăn ngừa sẹo, lành vết bỏng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, vitamin C còn có khả năng kháng khuẩn, hạn chế nhiễm trùng vết bỏng thứ phát do nó cũng tham gia quá trình sản sinh tế bào bạch cầu. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, quả có vị chua...