Tag

Những sản phẩm OCOP mang đậm giá trị văn hóa truyền thống

Nông thôn mới 02/09/2021 13:00
aa
TTTĐ - Đứng trước những khó khăn do đại dịch Covid-19, các cơ sở sản xuất bánh kẹo - sản phẩm OCOP truyền thống của Hà Nội đã tìm hướng đi mới để thích ứng với nhu cầu của thị trường, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch. Mặc dù bước đầu gặp nhiều khó khăn song theo nhận định của các đơn vị sản xuất, đây chính là “cú hích” để các doanh nghiệp chuyển mình mạnh mẽ.
Chuẩn bị tổ chức diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu sản phẩm OCOP Hướng đi hiệu quả trong mùa dịch Nhiều sản phẩm OCOP sẽ xuất hiện ở “Chợ đêm trên mây” Phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP của Hà Nội

Từng bước thích nghi với biến đổi của thị trường

Đã từ lâu, người dân Hà Nội biết đến sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo của cơ sở sản xuất bánh Trung thu Bảo Phương (phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) bởi nó mang đậm hương vị cổ xưa của Hà thành. Những sản phẩm của Bảo Phương được bán quanh năm song nhộn nhịp nhất vẫn là dịp Tết Trung thu, thường bắt đầu từ rằm tháng Bảy đến hết thángTám Âm lịch.

Ưu thế của Bảo Phương là đã có lượng khách truyền thống ổn định. Do đó, lượng bánh được sản xuất ra đều tiêu thụ hết. Anh Phạm Hải Đăng, chủ cơ sở bánh Trung thu Bảo Phương cho hay: “Bí quyết đem lại sự hấp dẫn của Bảo Phương ở chỗ bánh hoàn toàn được làm theo phương pháp cổ truyền, không sử dụng chất bảo quản nên vẫn giữ nguyên hương vị của các nguyên liệu. Đặc biệt, trải qua nhiều thập kỷ song bánh Trung thu Bảo Phương vẫn luôn giữ các loại nhân truyền thống như đậu xanh, thập cẩm, sen… thay vì những loại nhân khác lạ như nhiều tiệm bánh mới mở”.

Những sản phẩm OCOP mang đậm giá trị văn hóa truyền thống
Xưởng làm bánh của cơ sở sản xuất bánh Trung thu Bảo Phương

Nét độc đáo của Bảo Phương chính là nguyên liệu làm ra sản phẩm. Nguyên liệu của bánh nướng, bánh dẻo đều chứa một lượng bột nếp nhất định để làm vỏ bánh. Chính vì vậy, đối với bánh nướng và bánh dẻo cách pha chế bột cũng như nhào nặn đều trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Tất cả các công đoạn làm bánh đều dựa theo kinh nghiệm gia truyền và của những người thợ lành nghề của tiệm bánh.

Tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP Hà Nội, cơ sở bánh Trung thu Bảo Phương có các sản phẩm: Bánh dẻo nhân đậu xanh; Bánh dẻo nhân thập cẩm; Oản đường; Bánh nướng nhân thập cẩm đạt chứng nhận 4 sao OCOP. Đó là những sản phẩm mộc mạc, dân dã không chỉ ngon mà còn mang đậm nét văn hóa ẩm thực truyền thống, cạnh tranh được với các sản phẩm bánh kẹo hiện đại trên thị trường.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để các sản phẩm bánh của Bảo Phương đến với khách hàng mà họ không phải đến tận cửa hàng trong dịp giãn cách, Bảo Phương đã có giải pháp đặt hàng online. Để việc đặt hàng được chính xác, nhanh chóng và tránh nhầm lẫn, khách hàng có thể đặt mua trên các trang thương mại điện tử, Facebook hoặc Zalo... sau đó, sẽ có người giao bánh tận nhà theo các đơn đã được đặt.

Những sản phẩm OCOP mang đậm giá trị văn hóa truyền thống
Khách mua hàng tại cơ sở sản xuất bánh Trung thu Bảo Phương (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) tại thời điểm trước giãn cách xã hội

Anh Phạm Hải Đăng chia sẻ: “Đây là năm đầu tiên Bảo Phương tham gia bán hàng trên các kênh online. Dịch bệnh, giãn cách xã hội đã vô tình trở thành “cú hích” để Bảo Phương chuyển mình, thích nghi với nền kinh tế thị trường hiện nay.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các sản phẩm, Bảo Phương sẽ đẩy mạnh tham gia Chương trình OCOP để thương hiệu đến với đông đảo khách hàng, người tiêu dùng cả nước. Một điều quan trọng nữa, chúng tôi sẽ tập trung tham gia thị trường online qua các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội và mở rộng đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng”.

Đem giá trị truyền thống đến gần hơn với người tiêu dùng

Cũng giống như cơ sở sản xuất bánh Trung thu Bảo Phương, Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh đã chọn các sản phẩm truyền thống, gắn với văn hóa đặc trưng của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng như: Bánh cốm, bánh phu thê, bánh pía, kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng, chè lam... để tham gia Chương trình OCOP của thành phố Hà Nội. Đó là những sản phẩm mộc mạc, dân dã không chỉ ngon mà còn mang đậm nét văn hóa ẩm thực truyền thống, cạnh tranh được với các sản phẩm bánh kẹo hiện đại trên thị trường.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc nhân sự Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh cho biết: Công ty có 2 nhà máy sản xuất bánh kẹo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Dây chuyền sản xuất hiện đại với 3 dòng sản phẩm chính: Bánh mứt kẹo truyền thống (bánh cốm, phu thê, bánh khảo...); Bánh mứt kẹo cách tân (bánh bông nhài, bánh đậu xanh tươi...); Bánh hiện đại (bánh Soggi, sandochi...) cung ứng cho chuỗi các siêu thị: BigC, Aeon, VinMart, Lotte, Co.opmart...

Những sản phẩm OCOP mang đậm giá trị văn hóa truyền thống
Các sản phẩm của Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh được chứng nhận OCOP

“Việc được công nhận sản phẩm 4 sao và 5 sao trong chương trình OCOP thành phố Hà Nội năm 2020 là bước ngoặt lớn, giúp các sản phẩm Bảo Minh được người tiêu dùng cả nước biết tới. Trên cơ sở những sản phẩm OCOP được công nhận, Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh mong muốn sản phẩm không chỉ phát triển tại thị trường trong nước mà còn xuất khẩu tới nhiều quốc gia để giới thiệu nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam”, ông Nguyễn Thế Dũng nhấn mạnh.

Chia sẻ về vấn đề gìn giữ nét văn hóa trong sản phẩm OCOP, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội, cho biết: Sản phẩm OCOP mang tính cộng đồng, địa phương nên hầu hết đều bắt nguồn, chứa đựng những nét truyền thống của cộng đồng dân cư.

Trong câu chuyện sản phẩm khi tham gia Chương trình OCOP, các chủ thể đã thể hiện được truyền thống lịch sử và những giá trị văn hóa của sản phẩm trong suốt chiều dài thời gian. Theo đó, những tác động của sản phẩm đến cộng đồng không chỉ dừng lại ở tạo việc làm, nâng cao thu nhập... mà còn là sự chuyển tải, quảng bá văn hóa vùng miền tới người tiêu dùng trên cả nước.

Đạt tiêu chuẩn OCOP là bước tiến quan trọng để sản phẩm nông nghiệp chứng minh và khẳng định chất lượng, thương hiệu với người tiêu dùng. Chính vì vậy, xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đang là đích đến của nhiều chủ thể sản xuất hiện nay. Để đạt được chuẩn OCOP, đòi hỏi các địa phương phải rà soát lại các tiêu chí và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm