Tag

Những sự kiện quốc tế nổi bật năm 2020

Nhìn ra thế giới 31/12/2020 18:01
aa
TTTĐ - Đại dịch viêm đường hô hấp Covid-19 hoành hành được nhiều hãng truyền thông trên thế giới bầu chọn là sự kiện quốc tế nổi bật nhất năm 2020.
VinFast và những dấu ấn tự hào trong các sự kiện quốc tế Những sự kiện quốc tế trong tháng đầu tiên của năm 2019

Dịch Covid-19 tác động đến mọi khía cạnh của đời sống

Các hãng tin như AFP, Kyodo, Tân Hoa Xã… đều bình chọn dịch Covid-19 là sự kiện quốc tế nổi bật và có tầm ảnh hưởng nhất năm 2020.

Ngày 31/12/2019, Trung Quốc thông báo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc xuất hiện một loại virus mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đến ngày 11/1/2020, Trung Quốc thông báo ca tử vong đầu tiên do virus này tại thành phố Vũ Hán. Hai tháng sau, Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Tới cuối tháng 3, hơn 2 tỷ dân toàn thế giới bị phong tỏa.

Lệnh giãn cách xã hội được áp dụng tại nhiều nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 (Ảnh: Reuters)
Lệnh giãn cách xã hội được áp dụng tại nhiều nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 (Ảnh: Reuters)

Với tốc độ lây lan nhanh chóng, đến nay đại dịch Covid-19 đã khiến khoảng 80 triệu người nhiễm và trên 1,7 triệu người tử vong. Vào những ngày cuối năm, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến vô cùng phức tạp trên toàn thế giới, đặc biệt là biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Châu Âu và lan ra nhiều quốc gia trên thế giới.

Đại dịch cũng đã tác động sâu rộng tới mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, xã hội; Làm thay đổi cách thức làm việc, sinh hoạt và giao tiếp của con người. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) do các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu ước giảm 4,4% trong năm 2020.

Trong bối cảnh khó khăn, người dân toàn cầu đang đặt niềm tin vào vắc-xin ngừa Covid-19. Ngày 8/12, Vương quốc Anh trở thành quốc gia đầu tiên bắt đầu tiêm vắc-xin cho người dân. Mỹ và một số nước cũng đã bắt đầu phân phối vắc-xin ngừa Covid-19 do Pfizer và BioNTech phát triển. Dữ liệu ban đầu cho thấy, các loại vắc-xin đều an toàn và đạt hiệu quả cao.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nhiều sóng gió

Theo kết quả kiểm phiếu, ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân chủ giành được 81,28 triệu phiếu phổ thông và ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa nhận được 74,22 triệu phiếu phổ thông. Về phiếu đại cử tri, ông Biden giành được 306 phiếu đại cử tri và ông Trump có được 232 phiếu.

Với sự chênh lệch lớn về số phiếu phổ thông và đại cử tri, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden cuối cùng đã trở thành người chiến thắng và trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ có nữ Phó Tổng thống da màu gốc Á, bà Kamala Harris.

Tuy nhiên, đến nay, ông Donald Trump vẫn không chịu thừa nhận thất bại và liên tục đưa ra các cáo buộc gian lận bầu cử cho dù thiếu các bằng chứng cụ thể. Những tranh cãi dai dẳng và cuộc chiến pháp lý sau ngày bầu cử đã khoét sâu sự chia rẽ, bất đồng trên chính trường và xã hội Mỹ.

Anh và EU đạt được thỏa thuận Brexit

Ngày 24/12 Anh và EU đã thông báo chính thức đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit (Anh rời khỏi EU). Thỏa thuận mang tính quyết định này đạt được sau nhiều nỗ lực, khép lại một giai đoạn gần 9 tháng đàm phán, giúp hai bên tránh được cái kết đầy hỗn loạn về kinh tế khi thời gian chuyển tiếp của Brexit kết thúc.

Anh đạt thỏa thuận Brexit với EU 7 ngày trước hạn chót (Ảnh: (TWITTER/BORIS JOHNSON)
Anh đạt thỏa thuận Brexit với EU 7 ngày trước hạn chót (Ảnh: TWITTER/BORIS JOHNSON)

Điểm quan trọng nhất của thỏa thuận là giúp tránh thuế quan và đảm bảo cho thương mại song phương vận hành một cách tốt nhất. Thỏa thuận cũng bao gồm lĩnh vực đánh bắt cá và hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, tư pháp, cảnh sát cùng nhiều lĩnh vực khác.

Với thỏa thuận này, Anh và EU đã chính thức hoàn tất tiến trình Brexit đưa Anh rời khỏi EU sau gần 5 năm diễn ra cuộc trưng cầu dân ý năm 2016.

Israel và các nước Arab bình thường hóa quan hệ ngoại giao

Trong vòng 4 tháng, Israel lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với 4 nước Arab gồm UAE, Bahrain, Sudan và Maroc với vai trò trung gian của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Đây được xem là bước đi đóng quan trọng trong thiết lập một cục diện mới ở Trung Đông, mở triển vọng cho mối quan hệ giữa Israel và các quốc gia Arab khác cho thấy xu hướng hợp tác, xây dựng hòa bình để ổn định. Sau khi các hiệp ước hòa bình được ký, Israel đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác về kinh tế, đầu tư, thương mại và du lịch. Bên cạnh đó, Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có nhiều bước đi mang tính quyết định và đột phá.

Thế giới ghi nhận nhiều thảm họa thiên tai

Năm 2020 đã ghi nhận nhiều đợt nắng nóng, hạn hán, cháy rừng và mưa bão. Nhiệt độ nước biển tăng lên mức cao kỷ lục, với hơn 80% các đại dương trên toàn cầu trải qua các đợt sóng nhiệt biển. Tháng 1/2020, lũ lụt kinh hoàng đã phá hủy thủ đô Jakarta và một số khu vực lân cận của Indonesia. Hơn 4 vạn người buộc phải sơ tán, 66 người đã mất mạng do lũ lụt.

Các đám cháy rừng ở Australia kéo dài từ năm 2019 đến tháng 3 năm 2020 cũng khiến hơn 400 người thiệt mạng. Cuối tháng 10, động đất, sóng thần khiến 117 người ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ tử vong. Chưa hết, đến tháng 11, hai cơn bão lớn đã tàn phá Trung Mỹ khiến hơn 200 người thiệt mạng.

Bão Eta tàn phá Trung Mỹ khiến 150 người thiệt mạng (Ảnh: AP)
Bão Eta tàn phá Trung Mỹ khiến 150 người thiệt mạng (Ảnh: AP)

Tại Pháp, năm 2020 được ghi nhận là năm nóng nhất kể từ khi nước này bắt đầu thống kê nhiệt độ năm 1900. Nhiệt độ trung bình của Pháp năm 2020 nằm ở mức 14 độ C, cao hơn mức nhiệt độ trung bình 13,9 độ C kỷ lục được ghi nhận vào năm 2018.

Pháp không phải nước duy nhất chứng kiến nhiệt độ tăng trong năm 2020. Theo dự thảo báo cáo Thực trạng Khí hậu toàn cầu năm 2020 của Tổ chức Khí tượng thế giới công bố ngày 2/12, năm 2020 đang trở thành một trong 3 năm nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái đất, vượt mức nhiệt cao kỷ lục vào năm 2016. Nhiệt độ trung bình toàn cầu 10 tháng đầu năm 2020 cao hơn khoảng 1,2 độ C so với đường nhiệt cơ sở năm 1850 - 1900, vốn là mức được sử dụng làm giá trị ước tính của thời kỳ tiền công nghiệp.

Biểu tình và bạo lực liên quan tới sắc tộc, tôn giáo

Sự kiện người Mỹ gốc Phi, George Floyd, 46 tuổi, bị cảnh sát người da trắng lạm dụng vũ lực dẫn đến ngộ sát vào ngày 25/5 ở Minneapolis đã làm dấy lên các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ và truyền cảm hứng cho làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc trên khắp thế giới.

Phong trào Black Lives Matter (quyền được sống cho người da màu) cũng dẫn đến một cuộc tranh luận lớn về chủng tộc. Trong đó, nhiều bức tượng có liên quan đến chế độ nô lệ và thực dân bị phá hoại trên thế giới.

Đọc thêm

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Xem thêm