Những thói quen làm giảm lượng kháng thể ở người đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19
Hà Nội: Hướng dẫn các trường xử lý khi có ca mắc COVID-19 Kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân và dịch COVID-19 |
Trong nghiên cứu thực hiện từ năm ngoái, các nhà khoa học xứ sở mặt trời mọc đã tiến hành một loạt phân tích huyết thanh đối với hơn 5.700 nhân viên tại 6 trung tâm nghiên cứu y tế quốc gia của Nhật Bản. Trong số đó có hơn 5.000 người đã tiêm hai mũi vắc xin ngừa COVID-19.
Những người tham gia được chia thành 5 nhóm, gồm: Không bao giờ hút thuốc; Đã từng hút thuốc; Chỉ sử dụng các loại thuốc lá không đốt bằng nhiệt (HNB); Chỉ hút thuốc lá thông thường và nhóm sử dụng cả hai loại trên.
Độ tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 41 tuổi, trong đó 72% là phụ nữ. Thời điểm thu thập mẫu máu cách mũi tiêm vắc xin thứ hai trung bình 64 ngày.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở nhóm người hút thuốc lá thông thường, nhóm chuyên hút các loại thuốc lá HNB và nhóm hút cả hai loại thuốc đều có lượng kháng thể trung bình thấp hơn đáng kể so với những người chưa từng hút thuốc.
Những người hút 11 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày có mức giảm mạnh hàm lượng kháng thể so với những người hút dưới 11 điếu mỗi ngày.
Một địa điểm tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 tại Nhật Bản (Ảnh: Mainich) |
Từ đó, nhóm nghiên cứu đã kết luận, so với người chưa từng hút thuốc, những người hút thuốc lá và người sử dụng các sản phẩm thuốc lá HNB có hàm lượng kháng thể chống lại protein đột biến của SARS-CoV-2 thấp hơn sau khi tiêm chủng.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu so sánh lượng tiêu thụ rượu mỗi ngày và lượng kháng thể ở người đã tiêm chủng.
Theo đó, các tình nguyện viên trên được chia thành 5 nhóm, gồm: Không uống rượu; Không thường xuyên uống rượu (từ 1 - 3 ngày/tháng); Uống một cốc tương đương khoảng 180ml/ngày; Uống 1 - 1,9 cốc/ngày và nhóm uống 2 cốc/ngày.
Kết quả cho thấy, những người có thói quen uống rượu hằng tuần có lượng kháng thể thấp hơn đáng kể so với người không uống rượu. Ngoài ra, lượng kháng thể liên tục giảm khi mức tiêu thụ rượu có xu hướng tăng lên.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện ở 38 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2 nước ở Đông Nam Á. Xu hướng ở Nam Phi cho thấy biến thể Omicron có thể lây nhiễm nhiều hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần thêm thời gian để xác nhận liệu nó có dễ lây lan hơn biến thể Delta hay không. Về khả năng gây bệnh, các bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron có biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Hiện vẫn chưa thể nói biến thể này là yếu hay mạnh. WHO kêu gọi các quốc gia phải tận dụng bài học kinh nghiệm từ việc đối phó với biến chủng Delta; Đồng thời, kêu gọi các nước tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm người dễ bị tổn thương và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang và các quy tắc giãn cách xã hội. |