Tag

Những vấn đề bất cập của Luật Bảo vệ môi trường

Môi trường 01/10/2020 10:00
aa
TTTĐ - Luật Bảo vệ môi trường hiện hành đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với thực tế, tháo gỡ khó khăn cho bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng liên quan.
Nhiều khó khăn trong việc khắc phục sự cố về môi trường Chính sách thuế, phí: Giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường
Phiên họp thứ 49 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
Phiên họp thứ 49 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Chồng chéo với một số hệ thống pháp luật khác

Luật Bảo vệ môi trường qua gần 5 năm triển khai thực hiện đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập, chồng chéo với một số hệ thống pháp luật khác; một số điều, khoản của Luật thiếu tính khả thi.

Cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chưa phù hợp và đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường. Các loại thuế, phí về môi trường theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” để xử lý, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi trường, “người hưởng lợi từ giá trị môi trường phải trả tiền” chưa phát huy được vai trò là công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo hướng tăng trưởng xanh.

Các quy định của Luật chưa tạo ra hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để khuyến khích sản xuất, tiêu thụ bền vững, phát triển dịch vụ môi trường, sản phẩm, hàng hoá thân thiện với môi trường, khuyến khích xã hội hóa trong một số hoạt động bảo vệ môi trường.

Các thủ tục hành chính về môi trường còn chồng chéo dẫn đến việc cùng một dự án, chủ đầu tư phải thực hiện các thủ tục hành chính mang tính cho phép về môi trường của nhiều bên, nhiều cơ quan nhà nước (Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Giấy phép xả thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi, Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, đăng ký chủ nguồn thải,…).

Do vậy, cần thiết phải có sự đẩy mạnh cải cách hành chính và hợp nhất, liên thông các thủ tục hành chính về môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường nhằm thực hiện chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương.

Một số vấn đề mới phát sinh về bảo vệ môi trường chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh: Thực tế trong thời gian qua cho thấy phát sinh nhiều sự cố ô nhiễm, suy thoái môi trường lớn, diễn ra trên diện rộng, bùng phát các điểm nóng về môi trường do xả thải.

Tuy vậy, hiện nay chưa có cơ sở pháp lý về cơ chế, các tiêu chí sàng lọc, phân loại, phân luồng các dự án đầu tư theo mức độ rủi ro về môi trường; cơ chế kiểm soát đặc thù đối với các đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm, sự cố môi trường.

Do đó, cần bổ sung các quy định về sàng lọc, phân loại, phân luồng dự án đầu tư, cơ chế đặc thù tăng cường kiểm soát đối với các đối tượng này để giải quyết thực tiễn quản lý môi trường đang đặt ra bức thiết hiện nay.

Dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2020 sẽ bắt kịp xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ tác động mọi mặt đến đời sống kinh tế - xã hội, tạo ra xu thế mới trong quản lý môi trường và phát triển bền vững, trong đó việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh đang trở thành xu thế chủ đạo trên phạm vi toàn cầu; nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường được ban hành, cần được thể chế hóa kịp thời.

Dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2020 được Bộ Tài nguyên và môi trường lấy ý kiến góp ý trực tuyến trong khoảng 3 tháng, từ giữa tháng 12/2019. Trong khoảng thời gian này, có rất nhiều ý kiến của người dân, doanh nghiệp tham gia góp ý sửa đổi Dự thảo.

TS Bùi Đức Hiển - Viện Nhà nước và Pháp luật, Luật Bảo vệ môi trường 2014 chỉ có quy định chung chung về bảo vệ, quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh và kiểm soát nguồn điểm phát thải khí thải, thiếu các quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí đối với mùi và quy chuẩn môi trường không khí trong nhà.

“Trong khi các quy định về bảo vệ môi trường trong nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại… đều được chú trọng thì quy định về quản lý chất lượng không khí hầu như chưa có (nghị định, quyết định, thông tư...). Đặc biệt, đang rất thiếu sự kết hợp quản lý chất lượng không khí giữa T.Ư và địa phương”- TS Hiển nói.

Luật Bảo vệ môi trường được áp dụng từ năm 2014, đến nay mới được hơn 5 năm, nhưng bối cảnh kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường của đất nước và xu thế môi trường thế giới đã có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước.

Việc đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường cần tiếp tục được tổ chức lắng nghe ý kiến của cộng đồng, xem xét từng điều, tránh được những hạn chế trước đây. Sau khi Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được thực thi, thông qua các chính sách về kinh tế - môi trường sẽ khuyến khích thu hút được nhiều cá nhân, tổ chức tự nguyện tham gia trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm đối với tài nguyên thiên nhiên.

Tại phiên họp thứ 49, chiều 14/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết về đánh giá sơ bộ tác động môi trường (Điều 30), dự thảo Luật đưa ra 2 phương án.

Theo phương án 1, phân loại dự án theo Luật Đầu tư công để xác định đối tượng dự án phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường (bao gồm các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C).

Các dự án đầu tư công dù quy mô nhỏ và không có cấu phần xây dựng cũng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Theo phương án 2, dựa trên cơ sở phân loại dự án đầu tư theo mức độ tác động đến môi trường, quy định chỉ các dự án thuộc nhóm I (Nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao) mới là đối tượng phải thực hiện. Như vậy, đối tượng dự án phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường thu hẹp hơn so với Luật Đầu tư công. Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường là một phần trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc đề xuất dự án đầu tư.

Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng cho biết đa số ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị thực hiện theo phương án 2 và Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường nhất trí với phương án này.

Trước đó, sáng 4/9, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cũng đã diễn ra.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích nhiều nội dung liên quan đến giấy phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường...

Sự thận trọng của Quốc hội trước khi đưa Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) ra thông qua vào kỳ họp thứ 10 cho thấy Luật Bảo vệ môi trưởng cũ đã có những bất cập và việc sửa đổi là tất yếu. Hy vọng, khi Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ giúp vấn đề quản lý các lĩnh vực liên quan đến môi trường ở Việt Nam có những chuyển biến tích cực, theo kịp xu thế phát triển bền vững.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới Môi trường

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Xem thêm