Nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng ACB tăng “phi mã”
Ngân hàng ACB có Tổng Giám đốc mới “Sống đam mê” dành gần 30 tỷ đồng tặng khách hàng của ACB Nhân viên Ngân hàng TMCP Á Châu lừa đảo, chiếm đoạt tiền tỷ của khách hàng |
Ngân hàng TMCP Á Châu (mã CK: ACB) vừa công bố cáo cáo tài chính quý I/2022.
Theo đó, trong quý I/2022, thu nhập lãi thuần của ACB tăng 17%, đạt gần 5.441 tỷ đồng.
Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng mạnh như lãi từ dịch vụ tăng 18%, lên mức 739 tỷ đồng; Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 55%, lên mức 303,4 tỷ đồng; Lãi từ hoạt động khác tăng gấp 7,5 lần, đạt 369,2 tỷ đồng.
Trong quý I/2022, ACB được hoàn nhập 2,84 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong khi cùng kỳ năm trước trích lập 606 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) |
Kết quả, ACB báo lãi trước thuế quý I/2022 hơn 4.114 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021.
Như vậy, nếu so với kế hoạch 15.018 tỷ đồng lãi trước thuế đặt ra cho cả năm 2022, ACB đã thực hiện được hơn 27% sau 3 tháng đầu năm.
Tính đến cuối tháng 3/2022, tổng tài sản ACB ở mức 528.636 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 5%, đạt 379.982 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 2%, lên mức 386.050 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, tổng nợ xấu của ACB ở mức hơn 3.119 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng tăng mạnh 40%, lên mức 1.934 tỷ đồng; Nợ nghi ngờ tăng nhẹ lên mức 912 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của ACB tăng từ 0,78% đầu năm lên 0,83%.
Theo đánh giá của giới phân tích, mặc dù tỷ lệ nợ xấu của ACB thấp hơn rất nhiều so với mức 3% Ngân hàng Nhà nước quy định. Tuy nhiên, việc nợ khả năng mất vốn tăng cao có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của nhà băng.
Theo tính toán, nợ khả năng mất vốn của ACB chiếm tới hơn 60% tổng nợ xấu của ngân hàng. Tính đến cuối tháng 3/2022, dự phòng cho vay khách hàng của ACB ở mức 2.939 tỷ đồng.