Tag
Huyện Thạch Thất:

Nỗ lực nâng cao đời sống bà con dân tộc thiểu số

Người Hà Nội 03/12/2023 15:53
aa
TTTĐ - Những năm qua, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã miền núi của huyện Thạch Thất (Hà Nội) được quan tâm và đổi thay tích cực.
Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc

Lá lành đùm lá rách

Huyện Thạch Thất có 18 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 94,7% dân số, các dân tộc thiểu số chiếm 5,3% dân số với 17 dân tộc gồm: dân tộc Mường, Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Dao, Sán Dìu, Xê đăng, M’Nông, Thổ, Hà Nhì, H’Mông, Hoa, Vân kiều, Cơ tu, Gia rai, Khơ Me.

Những năm qua, nhìn chung, huyện Thạch Thất đã tiến một bước dài trên con đường nâng cao đời sống của người dân nói chung, đồng bào thiểu số nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể, thống kê năm 2020 cho thấy, huyện Thạch Thất có 156 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,27% tổng số hộ dân cư, trong đó có 11 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số.

Nỗ lực nâng cao đời sống bà con dân tộc thiểu số
Nâng cao đời sống người dân tộc thiểu số tại Thạch Thất

Hoàn cảnh điển hình là trường hợp gia đình ông Đinh Viết Thảo (thôn 2, xã Tiến Xuân). Gia đình ông Thảo chỉ có 2 vợ chồng đều già yếu, nhà ở đã xuống cấp, thu nhập thấp, bấp bênh.

Trước hoàn cảnh của gia đình ông Thảo, năm 2023, UBND xã Tiến Xuân đã kêu gọi xã hội hóa, mua tặng gia đình ông Thảo 1 con bò sinh sản trị giá gần 20 triệu đồng.

Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thạch Thất cũng hỗ trợ gia đình ông Thảo 100 triệu đồng để xây nhà Đại đoàn kết. Chính quyền địa phương cùng các tổ chức, đoàn thể xã hỗ trợ ngày công lao động và tặng vật dụng thiết yếu sau... Nhờ đó, gia đình ông Thảo đã thoát nghèo.

Một trường hợp khác, cũng tại xã Tiến Xuân, là gia đình chị Đinh Thị Nguyệt, là hội viên phụ nữ thôn 2, có hoàn cảnh khó khăn, được hỗ trợ xây nhà “mái ấm tình thương”, giúp ổn định cuộc sống. Nhờ đó đến nay, thôn 2 không còn hộ nghèo, chỉ có 1 hộ cận nghèo. Tính đến cuối năm 2023, xã Tiến Xuân chỉ còn 2 hộ nghèo và 22 hộ cận nghèo.

Tại xã Yên Bình, nơi có 42% dân số là người dân tộc Mường. Trong những năm qua, Yên Bình luôn chú trọng thực hiện tốt công tác giảm nghèo. Cùng với sự chung sức của cả hệ thống chính trị trong công tác giảm nghèo, sự nỗ lực của các hộ nên đến cuối năm 2023, Yên Bình không còn hộ nghèo, chỉ còn 15 hộ cận nghèo, trong đó có 4 hộ là người dân tộc Mường.

Nâng cao đời sống tinh thần

Nhiều năm qua, huyện Thạch Thất đã tích cực triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô, giai đoạn năm 2021 - 2025.

Đặc biệt, việc tập trung thực hiện chính sách đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho các xã vùng núi theo Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11-11-2021 của UBND thành phố đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống, văn hóa tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nỗ lực nâng cao đời sống bà con dân tộc thiểu số
Quan tâm tới đời sống văn hoá, tinh thần

Được biết, thôn 3 (xã Tiến Xuân) có 230 hộ dân với 1.050 nhân khẩu, trong đó có hơn 80% là người dân tộc Mường, Tày, Thái... Những năm trước, thôn có nhà văn hóa, nhưng diện tích chỉ vỏn vẹn 50m2, rất bất tiện khi địa phương tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, họp triển khai công việc, dù phải căng thêm bạt ở ngoài sân cũng không đáp ứng đủ chỗ ngồi cho đại diện các hộ dân.

Từ năm 2021, UBND huyện Thạch Thất triển khai dự án đầu tư, xây dựng nhà văn hoá thôn 3 xã Tiến Xuân rộng 200m2, có sân chơi thể thao, nằm trong khuôn viên 4.000m2, tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Năm 2022, nhà văn hóa thôn 3, xã Tiến Xuân, được hoàn thiện, đưa vào sử dụng.

Ông Quách Hữu Hùng nhà ở gần nhà văn hóa thôn 3 phấn khởi nói: "Từ ngày có nhà văn hóa và sân chơi, chúng tôi hằng ngày tập luyện thể thao, chạy bộ, chơi bóng chuyền hơi..., vừa góp phần củng cố sức khỏe, vừa tăng thêm sự gắn kết cộng đồng".

Theo thống kê của UBND huyện Thạch Thất, từ năm 2021 đến nay, huyện đã triển khai thực hiện 10 dự án với tổng mức đầu tư 116,306 tỷ đồng, xây dựng các nhà văn hóa thôn, trụ sở xã, trạm y tế, trường học, cải tạo nâng cấp một số tuyến giao thông, thoát nước... ở các xã đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số như Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình.

Trường Trung học cơ sở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất được xây dựng khang trang.
Trường Trung học cơ sở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất được xây dựng khang trang

Phát biểu tại buổi giám sát về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2025 của Thường trực UB MTTQ Thành phố tại huyện Thạch Thất, đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc (Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất) cho biết: Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số ước thực hiện năm 2023 còn 0,1%; 61,2% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp; không còn nhà ở dột nát; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm được rải nhựa hoặc bê tông; 100% số trường, lớp được xây dựng kiến cố hoá.

Đáng chú ý, trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tỷ lệ học sinh mẫu giáo, tiểu học, THCS đến trường đạt 100%; 100% người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông; 100% trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, được sử dụng điện lưới quốc gia và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 95% hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, 100% số thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hoá.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm