Tag

Nợ xấu liên quan đến án tham nhũng, phải "truy tận gốc, trốc tận ngọn"

Kinh tế 08/06/2017 12:51
aa
TTTĐ.VN- Đại biểu Quốc hội đề nghị phải "truy tận gốc, trốc tận ngọn" trong xử lý nợ xấu và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân gây ra món nợ này. Tại phiên thảo luận về Nghị quyết xử lý nợ xấu trong phiên họp Quốc hội ngày 7/6, nhiều đại biểu đề xuất giải pháp "mạnh tay" trong xử lý những cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu.

Nợ xấu liên quan đến án tham nhũng, phải

Không cho phép nhập nhằng nợ xấu


Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng, ngân hàng phải sớm có báo chi tiết cụ thể tên của các tổ chức, cá nhân nào đang gây ra nợ xấu, để trên cơ sở đó Quốc hội sẽ xem xét.

dbqh can truy tan goc troc tan ngon trong xu ly no xau hinh 1
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh


"Nếu tổ chức, cá nhân nào thực sự đang gây ra nợ xấu do thiên tai, bão lũ, đề nghị Quốc hội xem xét xóa nợ. Tổ chức, cá nhân nào gây ra những nợ xấu liên quan đến các vụ án tham nhũng, đề nghị "truy tận gốc, trốc tận ngọn", không cho phép nhập nhằng nợ xấu... Những ai gây ra nguy hiểm cho xã hội, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, phải đối mặt với Bộ luật hình sự", đại biểu Trần Quốc Khánh nêu quan điểm.

Để giải quyết vấn đề này, bà Khánh đề nghị Công ty quản lý nợ xấu phải chia sẻ gánh nặng khó khăn của đất nước, xem xét lại mức lương của các lãnh đạo ở đó. "Trong khi chúng ta chưa giải quyết được nhiều khó khăn vấn đề này mà mức lương vẫn rất ngất ngưởng, báo chí, dư luận không đồng tình".

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho rằng, cần đưa vào nghị quyết nguyên tắc để tránh lạm dụng hoặc lợi dụng. "Nghị quyết xử lý nợ xấu cung cấp những giải pháp về pháp lý và kỹ thuật để xử lý nợ xấu, còn trách nhiệm dân sự và hình sự của các tổ chức, cá nhân về các khoản nợ đó giải quyết và xử lý theo pháp luật hiện hành".

Theo đại biểu này, không nên sử dụng ngân sách Nhà nước cả trực tiếp và gián tiếp mà dùng nợ vào tài sản của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến các khoản nợ đó để xử lý nợ xấu.

dbqh can truy tan goc troc tan ngon trong xu ly no xau hinh 2
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa


Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng thừa nhận, dù nói không sử dụng ngân sách, nhưng thực ra Nhà nước vẫn tốn kém và thiệt hại vì cả bộ máy phải tham gia xử lý.

Nghịch lý: chủ nợ phải "van xin" con nợ

Theo Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An), nếu Quốc hội không có nghị quyết hợp lý sẽ không thể giải quyết được nợ xấu. Vị Giám đốc Công an Nghệ An nêu câu chuyện đòi nợ: Chủ nợ thì chạy khắp nơi gặp con nợ để "van xin", đòi mãi không được thì tìm đến công an tố cáo, đó là hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm. Công an sau một thời gian kiểm tra xác minh, hướng dẫn quay trở về Tòa án để giải quyết. Đây là mối quan hệ dân sự, chủ nợ sang Tòa án xếp hàng dài mà không biết đến lúc nào mình mới lấy được nợ.

"Tôi đã chứng kiến có trường hợp nợ hàng chục tỷ đồng, nhưng để thoát tội, mỗi tháng trả 2 triệu. Tôi ước tính phải 50 năm chưa trả hết gốc, chưa tính đến lãi. Đó là thực trạng của việc lấy nợ của các tổ chức tín dụng và những người dân lương thiện biết tôn trọng và cậy nhờ vào pháp luật", ông Cầu cho hay.

dbqh can truy tan goc troc tan ngon trong xu ly no xau hinh 3
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu

Theo đại biểu này, đối với tình trạng tín dụng đen, nhất là "dân xã hội" thì họ không để yên. Họ tìm mọi cách để lấy bằng hết cả gốc, lẫn lãi không thiếu một xu. "Câu hỏi vì sao dân xã hội thì lấy được. Câu trả lời là họ dùng "luật rừng" và thuê đòi nợ, như thế băng nhóm tội phạm đòi nợ thuê diễn biến phức tạp và xã hội bất ổn", ông Cầu đặt vấn đề.

Đại biểu Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM, cho rằng vấn đề quan trọng là phải tạo được thị trường mua bán nợ với sự tham gia của các thành phần kinh tế của dân.

Ông Quốc nêu quan điểm: Thị trường mua bán nợ sẽ không chỉ dành cho các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu, mà các thành phần kinh tế khác đều được tham gia, còn những gói nợ xấu khó xử lý có thể giao cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

"Ngân sách không thể tham gia xử lý thị trường nợ xấu, mà phải để cho thị trường tự xử lý và tự quyết định", đại biểu đoàn TP HCM góp ý./.

Theo VOV

Tin liên quan

Đọc thêm

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ ngày 1/7/2025 Doanh nghiệp

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ ngày 1/7/2025

TTTĐ - Mới đây, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Generali ra mắt loạt sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới Doanh nghiệp

Generali ra mắt loạt sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới

TTTĐ - Ngày 1/7, Generali Việt Nam chính thức ra mắt thế hệ bảo vệ mới cùng sản phẩm bảo hiểm liên kết chung "Vita - Ngày mai vững chắc".
Thủ tướng chủ trì cuộc họp thúc đẩy hợp tác với một số nước Mỹ Latinh – Caribe Kinh tế

Thủ tướng chủ trì cuộc họp thúc đẩy hợp tác với một số nước Mỹ Latinh – Caribe

Chiều 30/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực với một số nước tại khu vực Mỹ Latinh – Caribe để chuẩn bị phục vụ cho các hoạt động đối ngoại cấp cao, tăng cường hợp tác với khu vực này thời gian tới.
Co-opBank đạt được nhiều dấu ấn nổi bật trong nửa đầu năm 2025 Doanh nghiệp

Co-opBank đạt được nhiều dấu ấn nổi bật trong nửa đầu năm 2025

TTTĐ - Ngày 30/6, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Đổi mới từ "lượng" đến "chất", các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan? Doanh nghiệp

Đổi mới từ "lượng" đến "chất", các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan?

TTTĐ - Nếu đầu năm 2025, Vinamilk gây ấn tượng về số lượng 125 sản phẩm mới tung ra thị trường, thì mới đây, doanh nghiệp sữa tỷ đô này đã cho thấy bước tiến vượt bậc cả về “chất” khi là thương hiệu Việt duy nhất được vinh danh tại Giải thưởng đổi mới ngành Sữa toàn cầu. Những yếu tố đắt giá nào giúp họ sở hữu “cú đúp” ngôi quán quân về “vị ngon” và “thiết kế bao bì xuất sắc”?
Sáu tỉnh miền Tây hướng mạnh ra biển Kinh tế

Sáu tỉnh miền Tây hướng mạnh ra biển

TTTĐ - Sau sắp xếp địa giới hành chính, sáu tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều sở hữu đường bờ biển dài và đang tăng tốc phát triển kinh tế biển, logistics, năng lượng tái tạo và du lịch ven biển, mở ra triển vọng mới cho vùng đất lục tỉnh Nam Kỳ xưa.
Hợp tác chiến lược, ra mắt dịch  vụ trả sau “MWG PayLater” Doanh nghiệp

Hợp tác chiến lược, ra mắt dịch vụ trả sau “MWG PayLater”

TTTĐ - Ngày 30/6, Ngân hàng số Cake by VPBank (Cake) công bố hợp tác chiến lược cùng Công ty CP Thế Giới Di Động triển khai dịch vụ trả sau mang thương hiệu riêng đầu tiên của Tập đoàn Thế Giới Di Động (MWG) - “MWG PayLater”.
Hơn 33.000 tỷ đồng đầu tư vào Bình Dương Nhịp sống phương Nam

Hơn 33.000 tỷ đồng đầu tư vào Bình Dương

TTTĐ - Tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, Bình Dương vừa trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 6 dự án lớn với tổng vốn hơn 33.000 tỷ đồng. Đây là bước tiến quan trọng trong bối cảnh địa phương này sắp sáp nhập vào TP Hồ Chí Minh và bước vào giai đoạn phát triển mới.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản Doanh nghiệp

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản

TTTĐ - Sáng 29/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị và các cộng sự của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Cùng dự có Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
VinFast Hà Tĩnh: Xác lập kỷ lục về tiến độ hoàn thiện nhà máy Doanh nghiệp

VinFast Hà Tĩnh: Xác lập kỷ lục về tiến độ hoàn thiện nhà máy

Sáng 29/6, tại Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh. Chưa đầy 7 tháng kể từ ngày khởi động, VinFast đã hoàn thành và đưa vào vận hành nhà máy thứ 2 của VinFast tại Việt Nam, và là nhà máy thứ 5 được triển khai xây dựng trên toàn thế giới.
Xem thêm