Tag

Nỗi lo tiền bạc cuối năm của nhiều người trẻ

Nhịp sống trẻ 21/10/2022 10:53
aa
TTTĐ - Dịp cuối năm là thời điểm mà nhiều người, đặc biệt là người trẻ có nỗi lo lắng khác nhau về tiền bạc. Với họ lúc này chưa thể nghĩ đến việc nghỉ xả hơi mà phải cố gắng tăng thu nhập hoặc hoàn thành mục tiêu tài chính cá nhân.
Giới trẻ “thú nhận” say mê phim ngôn tình Hoa ngữ Loa kéo, loa xách tay đi phượt, đi du lịch giá rẻ dành cho các bạn trẻ Nữ họa sĩ trẻ sáng tạo bộ tranh ý nghĩa nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam

Nhiều khoản phải chi tiêu

Vào dịp công ty tổng kết cuối năm vào dịp đầu tháng 10, trong khi nhiều đồng nghiệp vui mừng, Phương Linh (25 tuổi, nhân viên hành chính) lại có cảm xúc trái ngược.

“Mình mới đi làm chưa đầy một năm nên thưởng chỉ vài triệu đồng. Từ giờ đến Tết còn 3 tháng, mình sợ lúc đó không đủ tiền sắm sửa cho gia đình, chứ chưa nói tới bản thân”, cô chia sẻ.

Mọi năm, cô gái trẻ vẫn để ra khoảng 15 triệu đồng để tiêu Tết, bao gồm tiền biếu bố mẹ và mua bánh kẹo, đồ trang trí, lì xì các cháu. Năm nay, cô chuyển chỗ ở và đổi công việc nên cần đầu tư nhiều khoản để ổn định cuộc sống mới.

Nỗi lo tiền bạc cuối năm của nhiều người trẻ
Phương Linh cảm thấy áp lực mỗi dịp cuối năm vì nhiều khoản chi tiêu

Làm công việc hưởng lương cứng và khoản thưởng thêm không đáng kể, Phương Linh cho biết dù từ nay đến cuối năm có cố thêm, thu nhập của cô vẫn chỉ ở mức tương đương hàng tháng. Thêm vào nữa, nỗi lo về tiền bạc của cô còn đến từ việc phải đi ăn cưới liên tục.

“Sau 2 năm dịch, bạn bè, đồng nghiệp rục rịch cưới xin. Riêng trong tháng tới, mình có 4 thiệp mời. Giá mừng chung là 500.000 đồng, thân hơn phải một triệu đồng, không đi cũng phải gửi phong bì. Thật sự là đau đầu và áp lực quá”, Phương Linh chia sẻ.

Càng gần cuối năm, Hà Ly (24 tuổi, trợ lý truyền thông) càng phải lo nhiều khoản như chuẩn bị tiền sắm Tết cho gia đình, mừng lì xì, sắm sửa nhà cửa. Trong đó, khoản lớn nhất cô cần trang trải là món nợ của bố mẹ.

“Mỗi tháng, tiền lãi ngân hàng ngang với mức lương mình đi làm. Mình chỉ chờ vào cuối năm cố gắng và thưởng Tết để trả được phần nào cho bố mẹ đỡ lo”, cô nói.

Từ đầu năm nay, Hà Ly đặt mục tiêu tiết kiệm ít nhất 100 triệu đồng phòng thân. Bởi vậy, 3 tháng cuối năm, cô cảm thấy áp lực để hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Lý do Hà Ly chưa đạt được mục tiêu tài chính là mỗi tháng bỏ ra 3 - 5 triệu đồng đi học thêm khóa học bên ngoài, chi tiêu quá tay và gửi tiền về cho bố mẹ trả nợ. Cô cũng không áp dụng phương pháp gì để quản lý chi tiêu nên hay bị tùy hứng và mua theo cảm xúc.

Nỗi lo tiền bạc cuối năm của nhiều người trẻ
Với nhiều người trẻ, càng vào những tháng cuối năm, họ không thể nghỉ xả hơi mà phải cố gắng tăng thu nhập hoặc hoàn thành mục tiêu tài chính cá nhân

Để tăng thu nhập, Hà Ly bán thêm một số mặt hàng đồ ăn vặt online nhưng doanh số không đáng kể vì ngày đi làm mệt, tối về ít có thời gian làm thêm. Cô cho rằng cũng có thể bản thân chọn sai hướng kinh doanh, đang ở giai đoạn đầu chịu lỗ nhiều nên hơi nản, vốn cũng chưa lớn nên hay bị đứt dòng tiền.

Ngoài ra, Hà Ly cũng cho biết bố mẹ cô vẫn còn nhiều tư tưởng so sánh “con nhà người ta”. Do đó, không chỉ cuối năm mà mỗi lần về quê, cô lại thấy thêm áp lực vì những câu nói như “A nó mua được ôtô rồi”, “B lương vài chục mỗi tháng”.

Nỗi lo lắng thường trực

Quang Hưng (23 tuổi) có gần 2 năm kinh nghiệm làm freelancer. Chàng trai trẻ từng đi làm fulltime cho một công ty mảng quảng cáo nhưng đã xin nghỉ và quay trở lại công việc tự do từ cuối tháng 8 vừa qua.

Đối với Hưng, vấn đề tài chính là nỗi lo thường trực bởi freelancer không có mức lương cứng, tìm kiếm được khách hàng để dự án thành công mới có chi phí, còn không coi như thu nhập trở về số 0.

Do đó, chàng trai 23 tuổi cảm thấy căng thẳng khi phải hoàn thành chỉ tiêu mình tự đặt ra để cán đích dịp cuối năm. Càng gần thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới, Hưng càng tăng tốc vì có nhiều thứ phải lo, từ giúp bố mẹ sắm sửa đồ đạc đến chuẩn bị quà cáp dịp xuân về. Cuối năm là lúc chàng trai trẻ “cày cuốc” nhiều nhất để có đủ tài chính thực hiện những gì đã vạch ra.

“Mình lớn rồi nên trọng trách với gia đình phần nào nặng hơn. Mình không thể ung dung, cho phép mình nghỉ ngơi sớm mà không cố gắng làm việc thật tốt. Hiện tại, mình chưa hài lòng với mức tài chính và vẫn đang làm việc chăm chỉ”, Hưng nói.

Nỗi lo tiền bạc cuối năm của nhiều người trẻ
Quang Hưng sẽ làm việc hết công suất để hoàn thành mục tiêu kinh tế cá nhân

Chàng trai trẻ cũng thừa nhận mình không phải người luôn đi đúng kế hoạch và biết cách đặt cho mình những mục tiêu tốt. Anh thường có tâm lý thả lỏng, đến đâu tính tới đó, một phần do mới trở lại làm freelancer ít lâu.

“Về quản lý tài chính, mình thường ghi lại những khoản đã chi tiêu ở mục ghi chú. Bên cạnh đó, mình chỉ mua đồ cần thiết hàng ngày, hạn chế sắm áo quần mới mà chỉ cần đủ dùng. Mình tiết kiệm tiền để mua sách và những thứ liên quan đến công việc”, Hưng tiết tiết lộ.

Freelancer 23 tuổi cũng cho hay mỗi khi cảm thấy áp lực về tiền bạc hay lý do nào khác, anh chọn cách im lặng, tắt mạng xã hội, tìm góc nhỏ yên tĩnh để giúp bản thân bớt suy nghĩ và tìm hướng giải quyết.

Hưng nhắn gửi đến các bạn trẻ có ý định đi theo con đường freelancer: “Đây là nghề không hề màu hồng, không phải tự do, thoải mái như mọi người vẫn tưởng. Điều nhất định phải có là sự kỷ luật, tinh thần không ngừng học hỏi, biết lắng nghe để thay đổi bản thân trở nên tốt hơn trong công việc lẫn cuộc sống. Điều quan trọng nhất là về thu nhập.

Ngoài yếu tố giỏi ở lĩnh vực nhất định, mọi người nên tích góp khoản chi phí để phòng thân những lúc ế việc hay chuyển sang làm tự do ở thời điểm cuối năm như mình”.

Đọc thêm

Hành trình “Theo bước chân người anh hùng” của tuổi trẻ Bình Thuận Nhịp sống trẻ

Hành trình “Theo bước chân người anh hùng” của tuổi trẻ Bình Thuận

TTTĐ - Cụm thi đua số 1 - Tỉnh đoàn Bình Thuận vừa tổ chức Hành trình về nguồn với chủ đề “Theo bước chân những người anh hùng” tại thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre) và huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh).
Lan tỏa tri thức, thắp sáng khát vọng từ những trang sách Camera 360 trẻ

Lan tỏa tri thức, thắp sáng khát vọng từ những trang sách

TTTĐ - Hội nghị bạn đọc với chủ đề “Sách - Hành trình phát triển bản thân” là điểm nhấn trong chuỗi hoạt động thiết thực của Trường Đại học Mở Hà Nội, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc, khơi nguồn cảm hứng học tập suốt đời và kết nối thế hệ trẻ với di sản tri thức nhân loại thông qua những trang sách.
Nhiều người tham gia giao thông cố tình "quên" Nghị định 168 Nhịp sống trẻ

Nhiều người tham gia giao thông cố tình "quên" Nghị định 168

TTTĐ - Dù Nghị định 168/2023/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1, nâng mức phạt với nhiều hành vi vi phạm giao thông như đi sai làn, dừng đỗ sai quy định, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè… thế nhưng thực tế nhiều người tham gia giao thông vẫn cố tình vi phạm.
Gen Z Việt chinh phục bài toán định vị thương hiệu F&B Châu Á Camera 360 trẻ

Gen Z Việt chinh phục bài toán định vị thương hiệu F&B Châu Á

TTTĐ - Sau hành trình kéo dài 5 tháng với sự góp mặt của 51 đội thi đến từ 31 trường đại học trên toàn quốc, Cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC (HSBC Business Case Competition - HSBC BCC) năm 2025 do Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) phối hợp cùng Quỹ học bổng VietSeeds tổ chức đã khép lại với chiến thắng ấn tượng của đội thi đến từ Đại học RMIT TP HCM.
“Hòa bình đẹp lắm” phủ đỏ mạng xã hội Camera 360 trẻ

“Hòa bình đẹp lắm” phủ đỏ mạng xã hội

TTTĐ - Hàng nghìn bức ảnh, video clip gắn với chủ đề “Hòa bình đẹp lắm” được các cơ sở Đoàn, người trẻ và cộng đồng thực hiện, chia sẻ trên mạng xã hội những ngày cận kề đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những hoạt động này đã tạo nên chiến dịch “Phủ đỏ mạng xã hội”.
Thanh niên Thủ đô vươn mình trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô vươn mình trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Ngày 22/4, tại Cung Thanh niên Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư; phát động cuộc thi Sản phẩm Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số Thủ đô (Sao Kim 2025).
Gen Z Hà thành lên kế hoạch “chill” cho kỳ nghỉ lễ Nhịp sống trẻ

Gen Z Hà thành lên kế hoạch “chill” cho kỳ nghỉ lễ

TTTĐ - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày là khoảng thời gian lý tưởng để nhiều người trẻ lên kế hoạch du lịch, khám phá, nghỉ dưỡng hay tham gia các hoạt động ý nghĩa. Với tinh thần sống năng động, sáng tạo, nhiều bạn trẻ lựa chọn những hình thức trải nghiệm mới mẻ, kết hợp giữa vui chơi và phát triển bản thân.
Tuyển 60 đại biểu tham gia Hội trại Thanh niên Việt Nam Camera 360 trẻ

Tuyển 60 đại biểu tham gia Hội trại Thanh niên Việt Nam

TTTĐ - Thực hiện chương trình Hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức và tuyển 60 đại biểu tham gia Hội trại Thanh niên Việt Nam: Làm chủ ngoại ngữ - Bản lĩnh hội nhập, từ ngày 31/7 - 3/8/2025 tại thành phố Hải Phòng.
Bình Thuận: Gần 1.000 đoàn viên đồng loạt ra quân xóa nhà tạm Nhịp sống trẻ

Bình Thuận: Gần 1.000 đoàn viên đồng loạt ra quân xóa nhà tạm

TTTĐ - Hưởng ứng đợt cao điểm "50 ngày xóa nhà tạm, nhà dột nát" do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Thuận phát động, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động thiết thực, chung tay hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình cách mạng, hộ có hoàn cảnh khó khăn.
1.000 bạn trẻ "hợp xướng" trống hội mừng 50 năm thống nhất đất nước Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 bạn trẻ "hợp xướng" trống hội mừng 50 năm thống nhất đất nước

TTTĐ - Tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ có màn trống hội hoành tráng do gần 1.000 bạn trẻ của Học viện Cảnh sát Nhân dân biểu diễn. Họ đã luyện tập không nghỉ trong hơn 2 tháng qua bằng sự quyết tâm và niềm tự hào dân tộc.
Xem thêm