Nỗi lòng "sĩ tử" 2K3 trong ngày nhận điểm chuẩn đại học
Đại học Y Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2021 Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội cao nhất là bao nhiêu? Điểm chuẩn Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cao nhất là 30 |
Trượt hết... 12 nguyện vọng
Chia sẻ trên các diễn đàn học tập, bạn trẻ Việt Hương buồn bã nói: “Mọi người ơi, thực sự em không biết phải làm thế nào khi trượt hết 12 nguyện vọng. Mọi người có thể gợi ý cho em còn còn trường nào ở Hà Nội xét tuyển học bạ hoặc xét tuyển đợt 2 không ạ?”.
Bên dưới bài đăng có không ít những bình luận an ủi, động viên, gợi ý nhiều tên trường đại học khác để bạn trẻ tham khảo.
Học sinh trường THCS & THPT Maria Curie (Ảnh minh họa) |
Bạn trẻ Bình Phương cũng có lời thở than “dở khóc, dở cười” trên diễn đàn: “Trượt full 19 nguyện vọng là cảm giác như thế nào?”.
Bên cạnh tình trạng “trượt chân” khỏi những nguyện vọng đầu, 2K3 cũng có nhiều cú “ngã đau” do “thiếu 0.05 điểm để được học ngành yêu thích”.
Không khó để bắt gặp trên các nền tảng mạng, nhiều “chú dê” đau đớn, oán trách khi số điểm của mình chỉ còn chấp chới ngành học 0.05.
Những con số tuy nhỏ nhưng đem đến nỗi thất vọng lớn đối với 2K3 |
"Cuộc sống như một khúc gỗ, bạn có thể lựa chọn khúc gỗ cháy rực hay mục nát. Sau thất bại, bạn muốn điều gì, nhất định sẽ có được điều đó" - thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên môn Ngữ văn khối 10 và 12 trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh nhắn nhủ. |
Chia sẻ trên Facebook, bạn trẻ có nickname Minh Nguyệt thất vọng cho biết: “0.25 tưởng rất gần nhưng mình phải tạm biệt nguyện vọng 1 rồi. Chỉ vì thiếu 0.25 thôi... 9 - 9 - 9,5 mà vẫn trượt đây, vì điểm chuẩn lấy 27,75”.
Có rất nhiều những bài đăng tương tự của 2K3 trên hàng loạt các diễn đàn, đa số đều tỏ ra ngỡ ngàng trước điểm số cao vút như hiện nay. Có thể nói, 2021 chính là năm khó khăn nhất đối với lứa học sinh 2K3 nói chung và các thế hệ sau nói riêng.
Học trò trường THCS &THPT Maria Curie (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cùng cô giáo chủ nhiệm trong giờ ngoại khóa (Ảnh tư liệu) |
"Lạm phát" điểm chuẩn?
Có thể nói, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng điểm số và tiêu chí tuyển sinh của các trường. Cụ thể, nhiều trường đại học đứng top đầu cả nước có số điểm chênh lệch lên tới 2 đến 3 so với năm ngoái. Cá biệt, có những ngành “hot” còn có thể tăng mạnh tới 5 điểm, gây “sốc nặng” tới không ít học sinh và phụ huynh.
Dòng trạng thái của bạn trẻ 2K3 đầy nuối tiếc vì kết quả điểm chuẩn khác rất xa so những dự đoán trước đó |
Theo thống kê, trường Đại học Kinh tế Quốc dân có mức điểm chuẩn thấp nhất rơi là 26,85 điểm ngành Quản lý công và chính sách (E-PMP), dẫn đến việc trung bình học sinh cần đạt 9 điểm một môn mới có thể đỗ vào trường.
Bên cạnh đó, Đại học Ngoại thương cũng lấy điểm chuẩn không dưới 28 điểm với phân hiệu ở Hà Nội và cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó cao nhất là chuyên ngành Ngôn ngữ Trung.
Không hiếm những status bi quan xuất hiện với học trò 2K3 |
Cũng trong tình trạng đó, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố mức điểm chuẩn dao động từ 20 đến 32,5 điểm. Đáng chú ý, ngành Sư phạm Công nghệ có điểm chuẩn là 32,5 - tăng tới 7.5 điểm so với năm 2020.
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng được cộng đồng 2K3 bàn tán sôi nổi về mức điểm chuẩn. Cụ thể, ngành Đông Phương lấy điểm chuẩn là 29,8 cho tổ hợp C00. Đặc biệt, ngành Hàn Quốc học là 30/30 điểm đối với tổ hợp C00. Đây cũng là mức điểm chuẩn năm ngoái của ngành này.
Cổ thụ vững chãi cũng từng là một cây non...
Lễ bế giảng không chút cờ hoa, lời chia tay cũng chưa kịp bày tỏ, các sĩ tử đã có những phút giây không thể nào quên trong quãng đời học sinh của mình. Kỳ thi tốt nghiệp đi qua với biết bao khó khăn, trắc trở, hơn ai hết, 2K3 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
“Tiếc nuối không? Có! Chúng ta có thể buồn, có thể khóc vì kết quả không như mong đợi nhưng không ai được phép nản lòng, chùn bước” - nhiều bạn trẻ đã nhắn nhủ như vậy cho các bạn của mình.
Lời đúc kết của một bạn 2K3 sau kỳ thi đại học đầy cam go |
“Đại học không phải con đường duy nhất để vươn tới thành công. Điều quan trọng lúc này không còn là điểm số hay cách mọi người nhìn nhận, chúng mình hãy luôn vững tâm, bình tĩnh, lắng nghe bản thân để tìm ra cơ hội mới, những trải nghiệm mới. Bởi có thế, chúng ta mới trưởng thành hơn, tự mình đứng dậy qua vấp ngã”, một bạn trẻ 2K3 trải lòng.
“Thất bại, thật ra chỉ là cơ hội để bắt đầu lại một cách thông minh hơn. Cớ gì mà em phải buồn bã nát lòng khi thanh xuân rực rỡ mới chỉ bắt đầu? Thầy biết cú ngã nào cũng đau nhưng phải đứng dậy và bước tiếp. Cây non oằn mình đón trận bão đầu tiên trong đời, sẽ nghiêng ngả nhưng các em thấy không, cổ thụ vững chãi cũng từng là một cây non. Thầy mong được gặp các em của nhiều năm sau này, không cần phải trở thành người xuất chúng, chỉ cần thành công vừa đủ để sống một đời thật an yên”, thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên môn Ngữ văn khối 10 và 12 trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh nhắn nhủ. |